iThong 12/07/2023 10:24 AM

Ý nghĩa biểu tượng các loại xe trên biển báo giao thông

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
12/07/2023 10:24 AM

Trên biển báo giao thông có in biểu tượng các loại xe. Vậy ý nghĩa biểu tượng các loại xe trên biển báo giao thông là gì?

Ý nghĩa biểu tượng các loại xe trên biển báo giao thông

Ý nghĩa biểu tượng các loại xe trên biển báo giao thông (Hình từ internet)

Biểu tượng các loại xe trên biển báo giao thông

Hiện nay, biểu tượng các loại xe trên biển báo giao thông được quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ.

Biểu tượng, hình vẽ được quy định chi tiết đối với từng biển báo. Riêng hình vẽ thể hiện cho các loại phương tiện được thể hiện theo nguyên tắc: biểu thị ô tô nói chung, xe buýt thì dùng biểu tượng hình chiếu đối diện, đối với từng loại xe thì dùng biểu tượng là hình chiếu cạnh.

Căn cứ vào thực tiễn tổ chức giao thông, từ các biển đã có trong Quy chuẩn, khi muốn vận dụng cho các đối tượng khác thì chỉ cần thay thế đối tượng (biểu tượng phương tiện) cũ bằng đối tượng (biểu tượng phương tiện) mới.

Đối với xe taxi, sử dụng biểu tượng ô tô có bổ sung chữ “TAXI” phía trên; xe buýt nhanh, sử dụng biểu tượng xe buýt có bổ sung chữ “BRT” phía trên; xe có gắn thiết bị thu phí tự động ETC, sử dụng biểu tượng của xe đó có bổ sung ký hiệu “ETC“ phía trên. Đối với các loại xe chưa có biểu tượng quy định thì có thể viết bằng chữ.

Biểu tượng đối với từng loại phương tiện:

Khi cần biểu thị trọng tải hoặc số chỗ ngồi cho các loại xe tải, xe khách thì bổ sung chữ viết số tấn, số chỗ ngồi (chẳng hạn, xe tải > 3,5 tấn thì viết chữ > 3,5t lên hình vẽ xe tải, xe khách dưới 16 chỗ thì viết chữ < 16c lên hình vẽ xe khách).

Giải thích thuật ngữ các loại xe hiện nay

Xe ô tô con (hay còn gọi là xe con) là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái).

Xe bán tải (xe pickup), xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950 kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg, trong tổ chức giao thông, được xem là xe con.

Ô tô tải (hay còn gọi là xe tải) là xe ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa (bao gồm cả ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc và các loại xe như xe PICK UP, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên).

Ô tô khách (hay còn gọi là xe khách) là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ để chở người với số lượng lớn hơn 9 người.

Ô tô đầu kéo kéo sơ-mi rơ-moóc là xe cơ giới chuyên chở hàng hóa mà thùng xe là sơ-mi rơ-moóc được thiết kế nối với ô tô đầu kéo và truyền một phần trọng lượng đáng kể lên ô tô đầu kéo và ô tô đầu kéo không có bộ phận chở hàng hóa hoặc chở người (ô tô đầu kéo là ôtô được thiết kế để kéo sơ-mi rơ-moóc).

Ô tô kéo rơ-moóc là xe ô tô được thiết kế để dành riêng kéo rơ-moóc hoặc là xe có kết cấu để kéo thêm rơ-moóc, có khối lượng cho phép kéo theo được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Rơ-moóc là tổng hợp gồm hệ thống trục và lốp xe có kết cấu vững chắc được kết nối với xe ô tô sao cho khối lượng toàn bộ của rơ moóc không đặt lên ô tô kéo.

Máy kéo là chỉ đầu máy tự di chuyển bằng xích hay bánh lốp để thực hiện các công việc đào, xúc, nâng, ủi, gạt, kéo, đẩy.

Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.

Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3.

Xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe súc vật kéo, xe lăn dùng cho người khuyết tật và các loại xe tương tự không sử dụng động cơ gây ra sức kéo.

Xe đạp là phương tiện có hai bánh xe hoặc ba bánh và di chuyển được bằng sức người đạp hoặc bằng tay quay, kể cả xe chuyên dùng của người khuyết tật có tính năng tương tự.

Xe đạp thồ là xe đạp chở hàng trên giá đèo hàng hoặc chằng buộc hai bên thành xe.

Xe người kéo là những loại phương tiện thô sơ có một hoặc nhiều bánh và chuyển động được nhờ sức người kéo hoặc đẩy trừ xe nôi trẻ em và phương tiện chuyên dùng đi lại của người tàn tật.

Xe súc vật kéo là những phương tiện thô sơ chuyển động được do súc vật kéo.

Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông, 

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:

Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY

Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY

Hoặc Quét mã QR dưới đây:

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 13,058

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn