Được xét nghiệm máu và nước tiểu là đã đậu nghĩa vụ quân sự 2025, có đúng không? (Hình từ internet)
Theo Thông tư 105/2023/TT-BQP thì việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 được thực hiện qua 2 vòng là vòng xã (hay vòng sơ tuyển) và vòng huyện (hay vòng khám sức khỏe).
Trong đó, ở vòng huyện, công dân sẽ được khám sức khỏe theo các nội dung sau:
- Khám về thể lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ);
- Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HIV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy. Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.
Việc khám sức khỏe ở vòng huyện sẽ được thực hiện theo quy trình sau:
- Khám thể lực, lâm sàng và khám cận lâm sàng, sàng lọc HIV, ma túy. Khi khám thể lực và lâm sàng, nếu công dân không đạt một trong các tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì ủy viên Hội đồng trực tiếp khám báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định dừng khám. Chỉ tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu; xét nghiệm HIV, ma túy cho công dân đạt tiêu chuẩn sức khỏe sau khám thể lực, lâm sàng, siêu âm, điện tim, chụp X-quang tim phổi thẳng.
- Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS đối với trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe.
Như vậy, khi công dân đã đạt tiêu chuẩn sức khỏe về thể lực, lâm sàng, siêu âm, điện tim, chụp X-quang tim phổi thẳng thì mới được xét nghiệm máu, nước tiểu, xét nghiệm HIV, ma túy.
Do đó, nếu được xét nghiệm máu và nước tiểu thì khả năng công dân đậu nghĩa vụ quân sự là rất cao. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng thì phải do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự quyết định và nếu đậu thì công dân sẽ nhận được lệnh gọi nhập ngũ.
- Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có khiếu nại liên quan đến sức khỏe của công dân được gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự, quân nhân dự bị do Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện đề nghị.
- Yêu cầu giám định: Kết luận giám định phải xác định rõ tình trạng bệnh tật, phân loại sức khỏe theo Mục I, Mục II Phụ lục I Thông tư 105/2023/TT-BQP.
- Hồ sơ đề nghị giám định, gồm:
+ Đơn đề nghị giám định cá nhân (theo Mẫu 8 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP);
Đơn đề nghị giám định sức khỏe nghĩa vụ quân sự |
+ Văn bản đề nghị của Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện;
+ Bản sao hợp lệ Phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự, Phiếu kiểm tra sức khỏe quân nhân dự bị hoặc Phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự (tùy theo nội dung đề nghị giám định).
- Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh phải có kết luận giám định sức khỏe công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và gửi hồ sơ, kết quả giám định cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự cấp huyện.
- Quyết định của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh là kết luận cuối cùng về khiếu nại sức khỏe của công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.
(Điều 10 Thông tư 105/2023/TT-BQP)