Hướng dẫn đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT-BGDĐT-BQP thì việc đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội được thực hiện như sau;
- Điều kiện để các cơ sở giáo dục tổ chức đào tạo:
+ Có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ cho cơ sở tổ chức đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội;
+ Được cấp có thẩm quyền giao chỉ tiêu đào tạo, có chương trình, nội dung đào tạo phù hợp với ngành, nghề và khả năng tiếp nhận đào tạo.
- Đối tượng đào tạo:
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ đã qua thời gian huấn luyện chiến sĩ mới hoặc các đối tượng thuộc quân đội quản lý đã được lựa chọn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, phẩm chất đạo đức, có nhu cầu tuyển chọn chuyển sang phục vụ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân, viên chức quốc phòng theo quy định của pháp luật;
+ Học sinh, sinh viên, học viên có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, sức khỏe đã được tuyển chọn.
- Trình độ đào tạo: Đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội có các trình độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.
- Thời gian đào tạo: Thời gian đào tạo cho các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng được quy định tại Điều 32 Luật Giáo dục 2005, Điều 33 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014; theo quy định tại Quyết định của Chính phủ và Kế hoạch của Bộ Quốc phòng.
- Nội dung, chương trình đào tạo:
+ Đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn ngành, nghề hiện đang được cơ sở giáo dục triển khai đào tạo theo quy định;
+ Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng được thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với trình độ sơ cấp).
Chương trình đào tạo có thể được thay đổi về nội dung, thời gian đào tạo cho phù hợp với từng ngành, nghề, chuyên ngành và yêu cầu của quân đội với từng đối tượng.
Theo quy định tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì:
- Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
- Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
- Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
- Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
+ Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
+ Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
+ Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
+ Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
+ Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.