Mức chi trả tối đa của BHYT năm 2024 trong một đợt điều trị là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Trường hợp người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện và tương đương không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (trừ trường hợp cấp cứu), người bệnh sẽ được thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng, tuy nhiên sẽ bị giới hạn mức thanh toán tối đa trong mỗi đợt điều trị. Cụ thể, mức chi trả tối đa của bảo hiểm y tế trong một đợt điều trị khi thanh toán trực tiếp được quy định tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Loại hình khám, chữa bệnh |
Tuyến chuyên môn kỹ thuật |
Hệ số |
Mức thanh toán tối đa cho một đợt khám bệnh, chữa bệnh |
Ngoại trú |
Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương |
Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh |
351.000 đồng |
Nội trú |
Cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương |
Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện. |
1.170.000 đồng |
Cơ sở y tế tuyến tỉnh và tương đương (trừ trường hợp cấp cứu) |
Tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện. |
2.340.000 đồng |
|
Cơ sở y tế tuyến trung ương và tương đương (trừ trường hợp cấp cứu) |
Tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện. |
5.850.000 đồng |
* Mức lương cơ sở đang được áp dụng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP là 2.340.000 đồng.
Lưu ý: Trường hợp người bệnh đi khám chữa bệnh tại nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật bảo hiểm y tế 2008 được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở (tương đương 351.000 đồng) tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở (tương đương 1.170.000 đồng) tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp tiền khám chữa bệnh BHYT gồm:
- Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm:
+ Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP;
+ Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
- Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người bệnh hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật của người bệnh trực tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.
Bước 3: Trả kết quả
Bảo hiểm xã hội cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh toán của người bệnh và lập giấy biên nhận hồ sơ. Những hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn bổ sung đầy đủ;
Trong thời hạn 40 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán phải hoàn thành việc giám định bảo hiểm y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp.
Trường hợp không thanh toán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(Điều 28, Điều 29 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)