Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Tô Quốc Trình
14/09/2024 17:00 PM

Nội dung bài viết trình bày về cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Việt nam theo quy định pháp luật hiện hành.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (Hình ảnh từ Internet)

1. Hướng dẫn thành lập và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con

Tại Điều 43 Luật Chứng khoán 2019 quy định về thành lập và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Việt nam và công ty con như sau:

- Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Chứng khoán 2019Luật Doanh nghiệp 2020, do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

- Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, giải thể, mô hình hoạt động, hình thức sở hữu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và việc thành lập công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

- Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con chịu sự quản lý và giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam mới nhất

- Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo quy định của Luật Chứng khoán 2019, Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

- Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Ban kiểm soát (Kiểm soát viên) thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

(Theo Điều 43 Luật Chứng khoán 2019)

3. Quy định về Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam

Tại Điều 45 Luật Chứng khoán 2019 quy định về điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam như sau:

- Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc ban hành, sửa đổi, bổ sung theo đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và ý kiến của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

- Điều lệ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có các nội dung chính sau đây:

+ Tên, địa chỉ trụ sở chính, công ty con, chi nhánh;

+ Mục tiêu, phạm vi hoạt động và các dịch vụ được cung cấp;

+ Vốn điều lệ; cách thức tăng, giảm vốn điều lệ hoặc chuyển nhượng vốn;

+ Tên, địa chỉ và các thông tin cơ bản của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;

+ Phần vốn góp hoặc số cổ phần và giá trị vốn góp của cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu;

+ Người đại diện theo pháp luật;

+ Cơ cấu tổ chức quản lý;

+ Quyền và nghĩa vụ của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

+ Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, chủ sở hữu hoặc cổ đông;

+ Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Ban kiểm soát (Kiểm soát viên);

+ Thể thức thông qua quyết định của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

+ Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ;

+ Chế độ kế toán, kiểm toán được áp dụng;

+ Việc thành lập các quỹ, cơ chế sử dụng quỹ; nguyên tắc sử dụng lợi nhuận, xử lý lỗ và chế độ tài chính khác;

+ Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 409

Bài viết về

lĩnh vực Chứng khoán

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn