Nội dung tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
12/09/2024 17:45 PM

Bài viết sau có nội dung về việc tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ được quy định trong Thông tư 01/2009/TT-BNN.

Nội dung tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ

Nội dung tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ (Hình từ Internet)

1. Nội dung tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2009/TT-BNN thì nội dung tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ như sau:

- Phạm vi tuần tra đê điều trong mùa lũ

+ Báo động lũ ở cấp I, bố trí người tuần tra như sau:

++ Lượt đi: 01 người (ban ngày), 02 người (ban đêm) kiểm tra mặt đê, mái đê phía sông, khu vực hành lang bảo vệ đê phía sông;

++ Lượt về: 01 người (ban ngày), 02 người (ban đêm) kiểm tra mái đê phía đồng, khu vực hành lang bảo vệ đê phía đồng, mặt ruộng, hồ ao gần chân đê phía đồng;

+ Báo động lũ ở cấp II, bố trí người tuần tra như sau:

++ Lượt đi: 01 người kiểm tra mặt đê, mái đê phía sông, khu vực hành lang bảo vệ đê phía sông; 01 người (ban ngày), 02 người (ban đêm) kiểm tra mái đê phía đồng, khu vực hành lang bảo vệ đê phía đồng, mặt ruộng, hồ ao gần chân đê phía đồng;

++ Lượt về: 01 người (ban ngày), 02 người (ban đêm) kiểm tra mặt đê, mái đê phía sông, khu vực hành lang bảo vệ đê phía sông; 01 người kiểm tra mái đê phía đồng, khu vực hành lang bảo vệ đê phía đồng, mặt ruộng, hồ ao gần chân đê phía đồng;

+ Báo động lũ ở cấp II và có tin bão khẩn cấp đổ bộ vào khu vực hoặc báo động lũ ở cấp III trở lên, bố trí người tuần tra như sau:

++ Lượt đi: 02 người kiểm tra mái đê, khu vực hành lang bảo vệ đê phía đồng, mặt ruộng, hồ ao gần chân đê phía đồng; 01 người kiểm tra mặt đê.

++ Lượt về: 02 người kiểm tra phía đồng; 01 người kiểm tra mặt đê, mái đê và khu vực hành lang bảo vệ đê phía sông.

+ Mỗi kíp tuần tra phải kiểm tra vượt quá phạm vi phụ trách về hai phía, mỗi phía 50m. Đối với những khu vực đã từng xảy ra sự cố hư hỏng, phải kiểm tra quan sát rộng hơn để phát hiện sự cố.

- Người tuần tra, canh gác phải phát hiện kịp thời những hư hỏng của đê.

- Khi phát hiện có hư hỏng, người tuần tra phải tiến hành các công việc sau:

+ Xác định loại hư hỏng, vị trí, đặc điểm, kích thước của loại hư hỏng;

+ Xác định mực nước sông so với mặt đê tại vị trí phát sinh hư hỏng;

+ Đánh dấu bằng cách ghi bảng, cắm tiêu báo hiệu vị trí hư hỏng; nếu sự cố nghiêm trọng, phải cấm người, vật, xe cơ giới đi qua và bố trí người canh gác tại chỗ để theo dõi thường xuyên diễn biến của hư hỏng;

+ Báo cáo kịp thời và cụ thể tình hình hư hỏng cho đội trưởng hoặc đội phó, cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão xã.

2. Quy định về bàn giao giữa các kíp trực trong quá trình tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ

Việc bàn giao giữa các kíp trực trong quá trình tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ được quy định cụ thể tại Điều 13 Thông tư 01/2009/TT-BNN như sau:

Sau mỗi đợt kiểm tra, các kíp tuần tra, canh gác đê phải ghi chép đầy đủ tình hình diễn biến và hư hỏng đê Điều vào sổ nhật ký tuần tra, canh gác theo mẫu quy định và bàn giao đầy đủ cho kíp sau. Người thay mặt kíp giao và nhận phải ký và ghi rõ họ tên, ngày giờ vào sổ. Sau mỗi ngày đội trưởng và cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều ký xác nhận tình hình trong ngày để theo dõi và làm cơ sở cho việc chi trả thù lao theo quy định.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 550

Bài viết về

lĩnh vực khác

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn