Siêu bão Yagi có suy yếu trước khi đổ bộ vào Việt Nam?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
06/09/2024 14:30 PM

Bão số 3 của Việt Nam trong năm 2024 (siêu bão Yagi), hiện đang rất mạnh với sức gió giật trên cấp 17, vậy siêu bão Yagi có thể suy yếu trước khi đổ bộ vào Việt Nam hay không?

Siêu bão Yagi có suy yếu trước khi đổ bộ vào Việt Nam?

Siêu bão Yagi có suy yếu trước khi đổ bộ vào Việt Nam? (Hình từ internet)

Siêu bão Yagi có suy yếu trước khi đổ bộ vào Việt Nam?

Hiện nay, cơn bão thứ 03 trong năm 2024 của Việt Nam, với tên gọi quốc tế là Yagi vẫn đang duy trì cường độ rất mạnh ở cấp siêu bão, với sức gió cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17.

Đường đi được dự đoán của siêu bão Yagi trên bản đồ vệ tinh cho thấy siêu bão này sẽ càn quét qua khu vực giữa đảo Hải Nam (Trung Quốc) và đuôi của bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sau đó siêu bão Yagi tiếp tục đi vào vùng biển của Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, và khả năng sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh Bắc Bộ ở cường độ rất mạnh, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình (Theo Công điện 1170/CĐ-BGDĐT năm 2024)

Với việc càn quét qua khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc), do yếu tố ma sát địa hình, nên siêu bão Yagi sẽ bị suy yếu đi khoảng từ 02 đến 03 cấp, và dự báo sẽ không còn duy trì ở cấp độ siêu bão nữa.

Tuy không còn ở cấp độ siêu bão, nhưng bão số 3 (Yagi) vẫn ở cường độ rất mạnh do đi vào vùng biển ấm của Vịnh Bắc Bộ Việt Nam, giúp cơn bão này vẫn duy trì sức mạnh của nó được dự báo ở cấp 12-13, giật cấp 15 trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

Đến khi đi vào đất liền khu vực phía Đông Bắc Bộ, bão số 3 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp nhiệt đới do không còn được cung cấp không khí ẩm từ biển.

Dự báo diễn biến bão số 3 mới nhất (trong 24 đến 48 giờ tới)

Căn cứ theo Công điện 87/CĐ-TTg năm 2024, sáng ngày 05/9/2024 bão số 3 Yagi đã mạnh lên đến cấp 16 (cấp siêu bão), sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17.

Dự báo, từ sáng 06/9, bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp đến:

- Vịnh Bắc Bộ với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 16;

- Từ đêm mai ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta với sức gió mạnh nhất có thể đạt cấp 10-12, giật cấp 13-14;

- Ảnh hưởng sâu vào đất liền, khả năng bão gây gió mạnh, nước dâng, sóng lớn trên biển và ven biển, gió mạnh và mưa lớn diện rộng trên đất liền.

Thời điểm dự báo

Hướng, tốc độ

Vị trí

Cường độ

Vùng nguy hiểm

Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)

22h/06/9

Tây Tây Bắc,
 15-20km/h,

19,9N-110,1E; trên đất liền phía Bắc đảo Hải Nam, cách Quảng Ninh khoảng 350km về phía Đông Đông Nam

Cấp 15, giật trên cấp  cấp 17

Phía Bắc vĩ tuyến 17,0N; phía Tây kinh tuyến 114,0E

Cấp 4: phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông
 Cấp 3: phía Đông của khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ

10h/07/9

Tây Tây Bắc,
 15-20km/h , đi vào Bắc vịnh Bắc Bộ

20,8N-107,8E;  trên vùng biển các tỉnh Quảng Ninh-Nam Định

Cấp 12-13, giật cấp 15

Phía Bắc vĩ tuyến 18,0N; phía Tây kinh tuyến 111,5E

Cấp 4: phía Đông của khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ
Cấp 3: phía Tây của khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ và Nam vịnh Bắc Bộ

10h/08/9

Tây Tây Bắc,
 khoảng 20km/h, đi vào đất liền và suy yếu và tan dần

21,9N-103,0E; trên khu vực phía Tây Bắc Bộ

Cấp <6

 

Cấp 4: vùng biển ven bờ và đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng
Cấp 3: vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền các tỉnh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hoá

 Bảng trên được tham khảo tại Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia (cập nhật trưa ngày 06/9/2024)

Quy định về phân chia cấp độ rủi ro thiên tai đối với bão, áp thấp nhiệt đới

Theo Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, đã quy định về xác định cấp độ rủi ro thiên tai như sau:

- Rủi ro thiên tai được phân cấp căn cứ vào cường độ, phạm vi ảnh hưởng, khu vực chịu tác động trực tiếp và khả năng gây thiệt hại của thiên tai.

- Cấp độ rủi ro thiên tai được xác định cho từng loại thiên tai và công bố cùng nội dung bản tin dự báo, cảnh báo về thiên tai.

- Cấp độ rủi ro của mỗi loại thiên tai được phân tối đa thành 5 cấp và được gắn với một màu đặc trưng trên các loại bản đồ, theo mức độ tăng dần của rủi ro thiên tai:

+ Cấp 1 màu xanh dương nhạt là rủi ro thấp;

+ Cấp 2 màu vàng nhạt là rủi ro trung bình;

+ Cấp 3 màu da cam là rủi ro lớn;

+ Cấp 4 màu đỏ là rủi ro rất lớn;

+ Cấp 5 màu tím là rủi ro ở mức thảm họa (Phụ lục XII Quyết định 18/2021/QĐ-TTg).

- Cấp độ rủi ro của hai hay nhiều thiên tai xảy ra đồng thời hoặc liên tiếp, có thể điều chỉnh tăng lên 1 cấp dựa trên tác động của thiên tai; trong trường hợp có nguy cơ xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, cấp độ rủi ro có thể được xem xét tăng lên hai cấp, cao nhất là cấp 5.

Đồng thời, đối với các cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), thì tại bảng 2 của Phụ lục XII kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, đã phân chia cấp độ rủi ro thiên tai cụ thể như sau:

Cấp ATNĐ, bão

Cấp độ rủi ro

≥ 16 (siêu bão)

4

5

5

5

5

14 - 15 (bão rất mạnh

4

4

5

5

5

12 - 13 (bão rất mạnh)

3

4

4

5

4

10 - 11 (bão mạnh

3

3

3

4

3

6 -9 (ATNĐ, bão)

3

3

3

3

3

Khu vực ảnh hưởng

Biển đông

Vùng biển ven bờ, đất liền Đông Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ

Đất liền Nam Trung Bộ

Đất liền Nam Bộ

Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,346

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]