Quy định về định giá kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
17/07/2024 16:45 PM

Nội dung bài viết trình bày quy định về định giá kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại dựa trên quy định pháp luật hiện hành.

Quy định về định giá kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại mới nhất

Quy định về định giá kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại mới nhất (Hình ảnh từ Internet)

1. Quy định về định giá kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại mới nhất

Tại Điều 32 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về định giá kê biên tài sản đối với pháp nhân thương mại như sau:

- Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại trụ sở của pháp nhân thương mại bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên, trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá tài sản hoặc việc định giá do tổ chức thẩm định giá thực hiện.

- Tài sản đã kê biên được định giá theo sự thỏa thuận giữa cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên thỏa thuận về giá không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên.

Trường hợp các bên không thỏa thuận được về giá thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền ra quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản hoặc ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá. Hội đồng định giá tài sản gồm có Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thành lập Hội đồng định giá hoặc kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá, Hội đồng định giá tài sản, tổ chức thẩm định giá phải tiến hành việc định giá. Việc định giá tài sản dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà Nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do Nhà nước quy định.

- Việc định giá tài sản phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm, phương pháp tiến hành định giá, thành phần những người tham gia định giá, tên và trị giá tài sản đã được định giá, chữ ký của các thành viên tham gia định giá và người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại.

2. Hướng dẫn chuyển giao tài sản của pháp nhân thương mại đã kê biên để bán đấu giá 2024

Theo Điều 33 Nghị định 44/2020/NĐ-CP quy định về việc chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá như sau: 

- Đối với tài sản bị kê biên để bán đấu giá, giá khởi điểm được xác định theo quy định tại Điều 32 Nghị định 44/2020/NĐ-CP. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để bán đấu giá; trường hợp không ký được hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thì thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản.

Việc bán đấu giá tài sản bị kê biên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

- Sau khi đã ký hợp đồng bán đấu giá tài sản, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền tiến hành chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá. Việc chuyển giao phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ: Thời gian bàn giao; người bàn giao, người nhận; chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng tài sản. Hồ sơ bàn giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá bao gồm: Quyết định cưỡng chế kê biên; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có); văn bản định giá tài sản và biên bản bàn giao tài sản đó.

- Trường hợp tài sản kê biên là hàng hóa cồng kềnh hoặc có số lượng lớn mà cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá không có nơi cất giữ tài sản thì sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển giao có thể ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tài sản đó. Chi phí cho việc thực hiện hợp đồng bảo quản được thanh toán từ số tiền bán đấu giá tài sản thu được sau khi bán đấu giá.

- Đối với tài sản thuộc sở hữu chung, khi bán đấu giá thì ưu tiên bán cho người đồng sở hữu trước.

- Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền để bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp và chi phí cho việc cưỡng chế thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày bán đấu giá, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền làm thủ tục trả lại phần chênh lệch cho pháp nhân thương mại bị cưỡng chế và được lập thành biên bản giao nhận.

Tô Quôc Trình

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 12

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn