Bảng lương thanh tra viên từ ngày 01/7/2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
10/07/2024 11:02 AM

Lương thanh viên được căn cứ trên lương cơ sở, do đó khi lương cơ sở tăng từ ngày 01/7/2024 thì lương thanh tra viên cũng tăng theo.

Bảng lương thanh tra viên từ ngày 01/7/2024

Bảng lương thanh tra viên từ ngày 01/7/2024 (Hình từ internet)

1. Hướng dẫn xếp lương thanh tra viên từ ngày 01/7/2024

Các ngạch công chức thanh tra viên được áp dụng Bảng 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:

- Ngạch Thanh tra viên cao cấp áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm 1 (A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;

- Ngạch Thanh tra chính áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm 1 (A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;

- Ngạch Thanh tra viên áp dụng bảng lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

2. Bảng lương thanh tra viên từ ngày 01/7/2024

Từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở là 2,340,000 đồng/tháng (theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP).

Như vậy, bảng lương thanh tra viên từ ngày 01/7/2024 như sau:

- Ngạch Thanh tra viên cao cấp:

Hệ số

Mức lương

(Đồng/tháng)

6,20

14,508,000

6,56

15,350,400

6,92

16,192,800

7,28

17,035,200

7,64

17,877,600

8,00

18,720,000

- Ngạch Thanh tra viên chính:

Hệ số

Mức lương

(Đồng/tháng)

4,40

10,296,000

4,74

11,091,600

5,08

11,887,200

5,42

12,682,800

5,76

13,478,400

6,10

14,274,000

6,44

15,069,600

6,78

15,865,200

- Ngạch Thanh tra viên:

Hệ số

Mức lương

(Đồng/tháng)

2,34

5,475,600

2,67

6,247,800

3,00

7,020,000

3,33

7,792,200

3,66

8,564,400

3,99

9,336,600

4,32

10,108,800

4,65

10,881,000

4,98

11,653,200

 

Lưu ý: Đây chỉ là mức lương của Thanh tra viên, ngoài ra Thanh tra viên còn có thể nhận được phụ cấp, trợ cấp,... theo quy định của pháp luật.

3. Nhiệm vụ của Thanh tra viên

- Ngạch thanh tra viên:

+ Tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;

+ Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;

+ Lập biên bản, viết báo cáo kết quả thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra, xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết;

+ Tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao;

+ Trong quá trình thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 47 và Điều 54 Luật Thanh tra 2022;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước giao.

- Ngạch thanh tra viên chính:

+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;

+ Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;

+ Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết để chấn chỉnh hoạt động quản lý trong phạm vi ngành hoặc địa phương;

+ Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao;

+ Tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng; trực tiếp hoặc tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra viên;

+ Trong quá trình thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 47 và Điều 54 Luật Thanh tra 2022;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước giao.

- Ngạch thanh tra viên cao cấp:

+ Chủ trì xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;

+ Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;

+ Xây dựng báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết để chấn chỉnh hoạt động quản lý đối với các ngành, lĩnh vực hoặc các địa phương;

+ Chủ trì hoặc tham gia tổng kết, đánh giá các cuộc thanh tra có quy mô lớn, phức tạp, cuộc thanh tra diện rộng được giao;

+ Chủ trì, tham gia xây dựng các quy trình nghiệp vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra viên, thanh tra viên chính;

+ Trong quá trình thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 47 và Điều 54 Luật Thanh tra 2022;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước giao.

Căn cứ pháp lý: Khoản 2 các Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định 97/2011/NĐ-CP

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,141

Bài viết về

Tiền lương cán bộ, công chức, viên chức

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn