Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
08/06/2024 11:15 AM

Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam là nội dung quan trọng được quy định tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam mới nhất

Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam mới nhất (Hình ảnh từ Internet)

1. Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam mới nhất

Tại Điều 16 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định về thủ tục đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam như sau:

- Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP; nộp trực tiếp tại Bộ Tài chính hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến nếu đủ điều kiện áp dụng.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của chủ đầu tư tối đa là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo. Trường hợp chủ đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định, Bộ Tài chính từ chối xem xét cấp Giấy phép.

Tổng thời gian để tổ chức, cá nhân bổ sung, sửa đổi hồ sơ tối đa là 12 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính thông báo lần đầu. Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ, tài liệu, Bộ Tài chính có quyền từ chối xem xét cấp Giấy phép.

- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. Bộ Tài chính chỉ được từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam dự kiến thành lập không đáp ứng đủ điều kiện, hồ sơ cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP hoặc tổ chức, cá nhân gian lận, giả mạo các giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

Phụ lục II

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam

Tại Điều 14 Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

Phụ lục I

- Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đã được doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài phê chuẩn.

- Phương án hoạt động 05 năm đầu phù hợp với lĩnh vực kinh doanh đề nghị cấp Giấy phép, trong đó nêu rõ các nghiệp vụ dự kiến triển khai, thị trường mục tiêu, kênh phân phối, phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro, công nghệ thông tin của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

- Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu; phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu hoặc giấy tờ tương đương của người nước ngoài do pháp luật nước ngoài quy định; sơ yếu lý lịch, bản sao các văn bằng, chứng chỉ và tài liệu khác chứng minh đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của người dự kiến được bổ nhiệm là Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.

- Tài liệu về doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài:

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác;

+ Bản sao Điều lệ công ty;

+ Văn bản của cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài quyết định việc thành lập chi nhánh tại Việt Nam;

+ Văn bản ủy quyền, bản sao thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài;

+ Bản sao báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

+ Văn bản cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ phát sinh của chi nhánh tại Việt Nam;

+ Tài liệu chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài tham gia góp vốn đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

- Xác nhận của ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam về mức vốn được cấp gửi tại tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng không thấp hơn mức vốn được cấp tối thiểu quy định tại Điều 36 Nghị định 46/2023/NĐ-CP. Trong đó, nêu rõ số tiền góp vốn, số tiền phong tỏa, mục đích phong tỏa, thời hạn phong tỏa và điều kiện để mở phong tỏa.

- Văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm nước ngoài nơi doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đặt trụ sở chính xác nhận:

+ Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài được phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam và đang hoạt động trong lĩnh vực dự kiến tiến hành hoạt động tại Việt Nam;

+ Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đang trong tình trạng tài chính lành mạnh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý tại nước nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;

+ Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài không vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động.

- Văn bản cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 46/2023/NĐ-CP và các khoản 1, 2 Điều 67 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

- Văn bản chứng minh tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tối thiểu hoặc vốn tối thiểu đáp ứng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

Tô Quốc Trình

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 174

Bài viết về

lĩnh vực Bảo hiểm

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn