Các trường hợp bị coi là vi phạm cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
25/03/2024 17:30 PM

Cho tôi hỏi các trường hợp nào bị coi là vi phạm cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp? – Trường An (Lào Cai)

Các trường hợp bị coi là vi phạm cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp

Các trường hợp bị coi là vi phạm cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc áp dụng biện pháp cam kết trong vụ việc điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp như sau:

- Sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc chính phủ của Bên bị yêu cầu trong trường hợp điều tra chống trợ cấp (sau đây gọi là Bên đề nghị) có thể gửi cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp (sau đây gọi là cam kết) bằng văn bản tới Cơ quan điều tra.

- Cam kết bao gồm các nội dung chính sau đây:

+ Phạm vi hàng hóa;

+ Giá tham chiếu bao gồm giá tự xác định, mức tăng giá, phương án điều chỉnh giá;

+ Nghĩa vụ thông báo định kỳ;

+ Nghĩa vụ hợp tác với Cơ quan điều tra trong quá trình thực hiện cam kết;

+ Các nội dung khác do Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.

- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được cam kết, Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm xem xét và báo cáo để Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.

- Cam kết được xem xét dựa trên các căn cứ sau đây:

+ Việc áp dụng cam kết có khả năng khắc phục được thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

- Cơ chế quản lý hiện tại có thể giám sát hiệu quả việc thực hiện cam kết;

- Khả năng lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp thông qua cam kết;

- Các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra xác định là phù hợp.

- Cơ quan điều tra chỉ xem xét cam kết của Bên đề nghị đã hợp tác đầy đủ trong giai đoạn điều tra. Trong quá trình xem xét cam kết, Cơ quan điều tra có thể đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết. Trường hợp Bên đề nghị chấp nhận điều chỉnh nội dung cam kết, Bên đề nghị phải gửi cho Cơ quan điều tra văn bản cam kết sau khi điều chỉnh.

- Cơ quan điều tra thông báo công khai nội dung cam kết cho các bên liên quan. Các bên liên quan có quyền gửi ý kiến bình luận bằng văn bản trong thời hạn được quy định trong thông báo. Trong trường hợp nội dung cam kết có chứa thông tin yêu cầu bảo mật, Bên đề nghị thực hiện bảo mật theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

Như vậy, sau khi Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời và chậm nhất 30 ngày trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra hoặc chính phủ của Bên bị yêu cầu trong trường hợp điều tra chống trợ cấp (sau đây gọi là Bên đề nghị) có thể gửi cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp (sau đây gọi là cam kết) bằng văn bản tới Cơ quan điều tra.

Ngoài ra, căn cứ báo cáo của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ban hành quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị. Trường hợp không chấp nhận cam kết của Bên đề nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương phải thông báo lý do không chấp nhận cam kết.

(Khoản 1 Điều 39 Nghị định 10/2018/NĐ-CP)

Các trường hợp bị coi là vi phạm cam kết loại trừ bán phá giá, trợ cấp

Căn cứ Điều 41 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định vi phạm thực hiện cam kết như sau:

- Việc thực hiện cam kết sẽ bị coi là vi phạm trong các trường hợp sau đây:

+ Bên đề nghị cam kết xuất khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam thấp hơn mức giá cam kết;

+ Bên đề nghị cam kết không cung cấp định kỳ thông tin về việc thực hiện cam kết được quy định trong nội dung cam kết;

+ Bên đề nghị cam kết không hợp tác với Cơ quan điều tra trong việc xác minh, điều tra tại chỗ những thông tin do Bên đề nghị cam kết cung cấp định kỳ;

+ Thông tin, số liệu Bên đề nghị cam kết cung cấp về việc thực hiện cam kết không chính xác;

+ Bên đề nghị cam kết có hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đang áp dụng;

+ Bên đề nghị cam kết tự ý hủy bỏ cam kết nhưng không thông báo cho Cơ quan điều tra theo quy định tại khoản 3 Điều 42 của Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

Hủy bỏ thực hiện cam kết

Cam kết được hủy bỏ thực hiện trong các trường hợp sau đây:

- Bên đề nghị cam kết có hành vi vi phạm cam kết theo quy định nêu trên

- Cơ quan điều tra đề nghị hủy bỏ thực hiện cam kết;

- Bên đề nghị cam kết yêu cầu hủy bỏ cam kết. Bên đề nghị cam kết có thể yêu cầu hủy bỏ cam kết tại bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn hiệu lực của cam kết với điều kiện việc hủy bỏ phải được thông báo cho Cơ quan điều tra ít nhất 30 ngày trước khi thực hiện hủy bỏ.

(Điều 42 Nghị định 10/2018/NĐ-CP)

Đoàn Đức Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 556

Bài viết về

lĩnh vực Xuất nhập khẩu

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]