Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị thuộc ngành BHXH Việt Nam

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
11/10/2023 15:00 PM

Xin cho tôi hỏi thời hạn chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị thuộc ngành BHXH Việt Nam được quy định thế nào? – Hoàng Dũng (Tây Ninh)

Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị thuộc ngành BHXH Việt Nam

Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị thuộc ngành BHXH Việt Nam (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Các chức danh lãnh đạo tại các đơn vị thuộc ngành BHXH Việt Nam

Theo Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH, các chức danh lãnh đạo tại các đơn vị thuộc ngành BHXH Việt Nam được nêu cụ thể như sau:

(1) Các chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý tại các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam ở Trung ương:

- Các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc (Theo Nghị định 89/2020/NĐ-CP):

+ Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng; Trưởng ban, Phó Trưởng ban; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng BHXH Việt Nam (sau đây gọi chung là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc);

+Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội xe thuộc Văn phòng; Trưởng Đại diện, Phó Trưởng Đại diện Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng).

- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Theo Nghị định 89/2020/NĐ-CP và các Ban Quản lý dự án thành lập theo các Luật chuyên ngành):

+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng; Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập; Giám đốc, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án (sau đây gọi chung là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc);

+ Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng; Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa; Giám đốc, Phó Giám đốc cơ sở đào tạo; Trưởng Đại diện, Phó Trưởng Đại diện Tạp chí BHXH tại Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi chung là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc).

- Các đơn vị trực thuộc khác:

Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng quản lý BHXH; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Ban Cán sự đảng BHXH Việt Nam; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Đảng ủy cơ quan BHXH Việt Nam (sau đây gọi chung là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc khác);

(2) Các chức danh công chức lãnh đạo, viên chức quản lý thuộc BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh):

- Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH tỉnh;

- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng thuộc BHXH tỉnh (sau đây gọi chung là Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng nghiệp vụ);

- Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc, Phó Giám đốc BHXH huyện);

- Tổ trưởng, Phó Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ thuộc BHXH huyện.

Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo tại các đơn vị thuộc ngành BHXH Việt Nam

Cụ thể, thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 01 nhiệm kỳ là 05 năm (60 tháng). Lãnh đạo quản lý cấp trưởng không giữ chức vụ quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp tại một đơn vị được thực hiện theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành, trường hợp khác trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, xem xét quyết định.

(Khoản 1 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH)

Cơ cấu số lượng lãnh đạo, quản lý cấp phó tại các đơn vị thuộc ngành BHXH Việt Nam

Cơ cấu số lượng lãnh đạo, quản lý cấp phó tại các đơn vị trực thuộc hệ thống BHXH Việt Nam được căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc và đặc điểm tình hình của từng đơn vị để xem xét:

- Các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam ở Trung ương

Số lượng Phó Thủ trưởng, Phó Trưởng phòng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc được quy định tại Nghị định 47/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2016/NĐ-CP, cụ thể:

+ Số lượng Phó Thủ trưởng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Đơn vị có từ 15 đến 20 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí không quá 02 cấp phó; có trên 20 người làm việc là công chức, viên chức được bố trí không quá 03 cấp phó.

+ Số lượng Phó Trưởng phòng các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc: Phòng có từ 07 đến 09 người làm việc là viên chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng, có từ 10 người làm việc là viên chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng.

- BHXH tỉnh

+ Số lượng Phó Giám đốc BHXH cấp tỉnh, Phó Giám đốc BHXH cấp huyện do Tổng Giám đốc phê duyệt căn cứ quy định tại Nghị định 89/2020/NĐ-CP.

+ Số lượng Phó Trưởng phòng nghiệp vụ: Căn cứ quy định tại Nghị định 47/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2016/NĐ-CP: Phòng có từ 07 đến 09 người làm việc là viên chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng, có từ 10 người làm việc là viên chức trở lên được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng.

+ Đối với Tổ nghiệp vụ: Tổ có từ 05 đến dưới 07 viên chức, không bố trí Phó Tổ trưởng; Tổ có từ 07 đến dưới 10 viên chức, có tối đa 01 Phó Tổ trưởng; Tổ có từ 10 viên chức trở lên, có tối đa 02 Phó tổ trưởng.

(Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1388/QĐ-BHXH)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,056

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]