Xử phạt vi phạm liên quan khai thác khoáng sản độc hại

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
03/07/2023 18:30 PM

Tôi vừa mở cơ sở khai thác thủy ngân, xin hỏi về các hình thức xử phạt liên quan khai thác khoáng sản độc hại hiện hành như thế nào? - Tân Phạn (Tiền Giang)

Xử phạt vi phạm liên quan khai thác khoáng sản độc hại

Xử phạt vi phạm liên quan khai thác khoáng sản độc hại (Hình ảnh từ internet)

Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Khai thác khoáng sản độc hại là gì?

Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 158/2016 quy định khoáng sản độc hại là loại khoáng sản có chứa một trong các nguyên tố Thủy ngân, Arsen, Uran, Thori, nhóm khoáng vật Asbet mà khi khai thác, sử dụng phát tán ra môi trường những chất phóng xạ hoặc độc hại vượt mức quy định của quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.

Theo Khoản 7 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 thì khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.

Bênh cạnh đó, căn cứ Điều 44 Luật Khoáng sản 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân thăm dò khoáng sản độc hại thì ngoài việc thực hiện nghĩa vụ quy định tại Khoản 2 Điều 42 của Luật Khoáng sản 2010, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản độc hại phải thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người; trường hợp đã gây ô nhiễm môi trường thì phải xác định đầy đủ các yếu tố gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm; trường hợp thăm dò khoáng sản độc hại có chứa chất phóng xạ còn phải thực hiện quy định của Luật năng lượng nguyên tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, căn cứ Điều 6 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về trách nhiệm quản lý khoáng sản độc hại như sau:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá, xác định mức độ ảnh hưởng và các khu vực bị ảnh hưởng, tác động bởi khoáng sản độc hại; đề xuất các giải pháp phòng ngừa tác động của khoáng sản độc hại đến môi trường khu vực và người dân địa phương nơi có khoáng sản độc hại; thông báo và bàn giao tài liệu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản độc hại có trách nhiệm triển khai thực hiện các giải pháp phòng ngừa tác động tiêu cực của khoáng sản độc hại tới môi trường khu vực và người dân địa phương; tổ chức quản lý, bảo vệ khoáng sản độc hại chưa khai thác trên địa bàn địa phương theo quy định.

Xử phạt vi phạm liên quan khai thác khoáng sản độc hại

* Xử phạt vi phạm các quy định về khu vực khai thác khoáng sản độc hại:

- Theo Khoản 15 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm d Khoản 5 Điều 37 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển) có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 0,5 ha đến dưới 01 ha; vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) từ 02 m đến dưới 03 m trong phạm vi diện tích từ 0,01 ha trở lên từ  200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản độc hại.

- Theo Khoản 15 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm c Khoản 6 Điều 37 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển) có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 01 ha đến dưới 1,5 ha; vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) từ 03 m đến dưới 05 m trong phạm vi diện tích từ 0,01 ha trở lên từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khai thác khoảng sản độc hại.

Bên cạnh đó căn cứ Điểm b, Điểm c Khoản 10 Điều 37 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về hình phạt bổ sung đối với hai hành vi vi phạm nêu trên như sau:

- Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp trong lĩnh vực khoáng sản do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 6 và Khoản 7 Điều 37 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

-  Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc trong trường hợp có hành vi vi phạm tại các Khoản 6 và Khoản 7 Điều 37 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

* Xử phạt vi phạm các quy định về thiết kế mỏ:

- Theo Khoản 16 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm e Khoản 3 Điều 38 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định xử phạt tiền đối với một trong các hành vi: khai thác không đúng phương pháp khai thác quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; không đúng hệ thống khai thông, chuẩn bị (đối với khai thác hầm lò), hệ thống mở vỉa (đối với khai thác lộ thiên); không đúng trình tự khai thác; không đúng hệ thống khai thác; vượt quá 10% một trong các thông số của hệ thống khai thác, gồm: chiều cao tầng, góc dốc sườn tầng; đổ thải không đúng vị trí đã xác định trong Thiết kế mỏ/Báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản; không đúng khung thời gian khai thác; không đúng chủng loại hoặc vượt quá số lượng thiết bị khai thác trong giấy phép hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép đối với cát, sỏi lòng sông, suối, hồ từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.

- Theo Điểm e Khoản 4 Điều 38 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản mà không có thiết kế mỏ theo quy định từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.

Ngoài ra, Khoản 6 Điều 38 quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về thiết kể mỏ tại  Khoản 3 Điều 38 Nghị định 36/2020/NĐ-CP như sau:

Buộc phải khai thác đúng phương pháp khai thác quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; đúng hệ thống khai thông, chuẩn bị (đối với khai thác hầm lò), hệ thống mở vỉa (đối với khai thác lộ thiên); đúng trình tự khai thác; đúng hệ thống khai thác; đúng các thông số của hệ thống khai thác, gồm: chiều cao tầng, góc dốc sườn tầng; đổ thải đúng vị trí đã xác định trong thiết kế mỏ/Báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt; đúng khung thời gian khai thác hoặc đúng số lượng, chủng loại thiết bị khai thác (đối với cát, sỏi lòng sông, suối, hồ)

* Xử phạt vi phạm quy định về Giám đốc điều hành mỏ:

- Theo Điểm e Khoản 2 Điều 39  Nghị định 36/2020/NĐ-CP phạt tiền đối với hành vi bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ nhưng không đúng tiêu chuẩn theo quy định từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.

- Theo Điểm e Khoản 3 Điều 39 Nghị định 36/2020/NĐ-CP phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản không có Giám đốc điều hành mỏ  từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.

Bên cạnh đó, đối với hành vi tại  Điểm e Khoản 3 Điều 39 Nghị định 36/2020/NĐ-CP trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung tại Điểm b Khoản 4 Điều 39 Nghị định 36/2020/NĐ-CP như sau đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng.

*Xử phạt vi phạm quy định về lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, sản lượng khoáng sản đã khai thác:

- Theo Điểm a Khoản 17 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm e Khoản 2 Điều 40 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không lắp đặt trạm cân tại nơi vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi mỏ để theo dõi, lưu trữ thông tin liên quan (trừ khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông, cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển sử dụng thiết bị bơm hút, xúc bốc trực tiếp lên tàu, thuyền, ghe và vận chuyển thẳng đến nơi tiêu thụ mà không thể lắp đặt trạm cân); không lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và lưu trữ dữ liệu, thông tin về vị trí, hành trình di chuyển của phương tiện đối với trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông, cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển sử dụng thiết bị bơm hút, xúc bốc trực tiếp lên tàu, thuyền, ghe và vận chuyển thẳng đến nơi tiêu thụ mà không thể lắp đặt trạm cân từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.

- Theo Điểm e Khoản 3 Điều 40 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với các hành vi không quản lý, lưu trữ đầy đủ theo quy định các bản đồ hiện trạng mỏ, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.

- Theo Điểm c Khoản 17 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm e Khoản 4 Điều 40 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi lập bản đồ hiện trạng mỏ, mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản nhưng thông tin, số liệu trên bản đồ, mặt cắt thể hiện không đầy đủ theo quy định và sai so với thực tế hiện trạng khai thác khoáng sản (trừ trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển; khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên); lập không đầy đủ sổ sách, chứng từ, văn bản, tài liệu có liên quan để xác định sản lượng khai thác thực tế hàng năm hoặc số liệu thông tin không chính xác; thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế không đúng quy trình và mẫu biểu theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.

- Theo Điểm c Khoản 17 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm e Khoản 5 Điều 40 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với hành vi không lập hoặc không cập nhật bản đồ hiện trạng hoặc mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản trong khoảng thời gian quá 01 năm đối với khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên và khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường với công suất được phép khai thác nhỏ hơn 50.000 m3 khoáng sản nguyên khai/năm; quá 06 tháng đối với các loại khoáng sản còn lại theo quy định từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.

*Xử phạt vi phạm quy định về công suất được phép khai thác:

- Theo Điểm a Khoản 18 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điểm đ Khoản 2 Điều 41 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 15% đến dưới 25% từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.

- Theo Điểm đ Khoản 3 Điều 41 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 25% đến dưới 50% từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại;

- Theo Điểm đ Khoản 4 Điều 41 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 50% đến dưới 100% từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với  khoáng sản độc hại.

- Theo Điểm đ Khoản 5 Điều 41 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 100% trở lên từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điểm e Khoản 18 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 41 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về hình phạt bổ sung  đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều 41 Nghị định 36/2020/NĐ-CP là đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản trong trường hợp vi phạm nhiều lần: Từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; từ 02 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2; từ 03 tháng đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3; từ 04 tháng đến 05 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4; từ 05 tháng đến 06 tháng.

Ngoài ra,căn cứ theo Điểm g Khoản 18 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 41 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

- Buộc thực hiện các biện pháp cải tạo các công trình bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra.

- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 41 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

* Xử phạt các vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:

- Theo Khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định vi phạm khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại, cụ thể như sau:

+ Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai dưới 100 tấn;

+ Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 100 tấn đến dưới 200 tấn;

+ Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 200 tấn đến dưới 300 tấn;

+ Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 300 tấn đến dưới 400 tấn;

+ Từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 400 tấn đến dưới 500 tấn;

+ Từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 500 tấn trở lên.

- Theo Điểm a Khoản 22 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về hình thức phạt bổ sung như sau: Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

- Theo Điểm b Khoản 22 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với cấc hành vi tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP bao gồm:

+ Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn;

+ Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tạiKhoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như Khoản 4 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP.

* Xử phạt vi phạm các quy định khác trong khai thác khoáng sản:

Theo Khoản 5 Điều 51 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với hành vi khai thác trong thời gian đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản nhưng Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn và chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.

Như vậy, xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến khai thác khoáng sản được hại có thể lên đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về khai thác khoáng sản độc hại mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Nguyễn Phạm Nhựt Tân

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,780

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn