Nội dung của hoạt động thanh tra xây dựng

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
19/10/2022 16:34 PM

Tôi muốn biết thanh tra xây dựng sẽ thực hiện các nội dung thanh tra nào theo quy định? - Thiên Thanh (Bình Dương)

Nội dung của hoạt động thanh tra xây dựng

Nội dung của hoạt động thanh tra xây dựng

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Thanh tra chuyên ngành xây dựng là gì?

Thanh tra xây dựng (hay thanh tra xây dựng) được hiểu là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về xây dựng, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực xây dựng.

2. Nội dung thanh tra xây dựng

Cụ thể tại Điều 11 Nghị định 26/2013/NĐ-CP, thanh tra xây dựng thực hiện các nội dung thanh tra như sau:

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc:

+ Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng: Quy hoạch xây dựng vùng; quy hoạch xây dựng đô thị; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cửa khẩu biên giới quốc tế;

+ Về công tác quản lý quy hoạch xây dựng: Công bố công khai quy hoạch xây dựng; cắm mốc chỉ giới xây dựng và các mốc giới quy định khác ngoài thực địa; cấp giấy phép quy hoạch; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng; thực hiện xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Việc quản lý, sử dụng vốn cho công tác quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền;

+ Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng, điều kiện hành nghề kiến trúc sư, điều kiện hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị; việc đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, chứng chỉ hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng:

+ Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;

+ Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, dự toán công trình xây dựng;

+ Việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng đối với công trình xây dựng; việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;

+ Việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng;

+ Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định Luật xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) và pháp luật về đấu thầu;

+ Việc cấp, thu hồi giấy phép thầu đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam;

+ Việc thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;

+ Việc ký kết, thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng;

+ Việc lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

+ Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình; thanh toán, quyết toán công trình theo thẩm quyền;

+ Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp và quản lý các loại chứng nhận, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;

+ Việc thành lập, hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển đô thị, bao gồm:

+ Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Việc tuân thủ quy định pháp luật trong việc nâng cấp đô thị;

+ Việc đầu tư xây dựng các khu đô thị.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; chất thải rắn thông thường; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; nghĩa trang; công trình ngầm đô thị; các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở, kinh doanh bất động sản, quản lý, sử dụng công sở trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo thẩm quyền.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Xây dựng.

3. Trình tự, thủ tục hoạt động thanh tra xây dựng

Hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện theo quy định Luật thanh tra 2010, Nghị định 86/2011/NĐ-CP, Nghị định 07/2012/NĐ-CP.

Hoạt động thanh tra của thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập thực hiện theo quy định Nghị định 07/2012/NĐ-CP.

Thanh Rin

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 16,467

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]