Các trường hợp bãi nhiệm đại biểu Quốc hội

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
07/06/2022 09:05 AM

Đại biểu quốc hội là người đại diện người dân được người dân bầu cử. Vậy các trường hợp nào thì Đại biểu Quốc hội bị bãi nhiệm?

Các trường hợp bãi nhiệm đại biểu Quốc hội

Các trường hợp bãi nhiệm đại biểu Quốc hội

1. Khi nào bãi nhiệm đại biểu Quốc hội?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 7 Hiến pháp 2013 quy định:

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân. 

Như quy định nêu trên, thì khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì Đại biểu Quốc hội sẽ bị bãi nhiệm.

2. Các trường hợp bãi nhiệm đại biểu Quốc hội

Hiện nay, quy định về việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 40 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 

Theo đó, đại biểu Quốc hội bị bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.

+ Trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội: thì việc bãi nhiệm phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

+ Trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội: thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo trình tự do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

3. Thẩm quyền bãi nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Tại Điều 11 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định Quốc hội bãi nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Luật Tổ chức Quốc hội 2014 theo đề nghị của cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó.

Ngọc Nhi

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 14,411

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn