Hạn mức, quy trình chỉ định thầu thông thường

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
05/03/2022 14:48 PM

Chỉ định thầu là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định tại Luật Đấu thầu 2013. Sau đây là hạn mức, quy trình chỉ định đầu thông thường.

Hạn mức, quy trình chỉ định thầu thông thường

Hạn mức, quy trình chỉ định thầu thông thường (Ảnh minh họa)

1. Hạn mức chỉ định thầu

Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu bao gồm:

- Gói thầu không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công;

- Gói thầu không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;

- Gói thầu không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

(Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP)

2. Quy trình chỉ định thầu thông thường

Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu

* Lập hồ sơ yêu cầu:

- Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

- Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá chỉ định thầu. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;

* Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu và xác định nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu:

- Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định này trước khi phê duyệt;

- Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu;

- Nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu khi có tư cách hợp lệ theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, e và h Khoản 1 Điều 5 của Luật Đấu thầu và có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu

- Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho nhà thầu đã được xác định;

- Nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu.

Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu

- Việc đánh giá hồ sơ đề xuất phải được thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ yêu cầu. Trong quá trình đánh giá, bên mời thầu mời nhà thầu đến thương thảo, làm rõ hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết của hồ sơ đề xuất nhằm chứng minh sự đáp ứng của nhà thầu theo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, tiến độ, khối lượng, chất lượng, giải pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức thực hiện gói thầu;

- Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Có hồ sơ đề xuất hợp lệ;

+ Có năng lực, kinh nghiệm và đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu;

+ Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán gói thầu được duyệt.

Bước 4: Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu Việc trình, thẩm định; phê duyệt và công khai  được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.

(Điều 55 Nghị định 63/2014/NĐ-CP)

XEM THÊM: Hạn mức, quy trình chỉ định thầu rút gọn TẠI ĐÂY.

Điều kiện để nhà đầu tư tham gia hợp lệ chỉ định thầu là gì? Nhà thầu cá nhân có được tham gia chỉ định thầu rút gọn không?

Có bao nhiêu phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư? Hạn mức chỉ định thầu được quy định như thế nào? Quy trình chỉ định thầu thông thường là gì?

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 61,051

Bài viết về

lĩnh vực Đấu thầu

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]