Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ ốm đau

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
31/03/2021 07:55 AM

Hồ sơ, thủ tục giải quyết hưởng chế độ ốm đau được hướng dẫn cụ thể tại Quyết định 222/QĐ-BHXH ngày 25/02/2021.

Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ ốm đau

Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ ốm đau

 (1) Trình tự thực hiện

Bước 1. Lập, nộp hồ sơ

- NLĐ: lập hồ sơ theo quy định tại mục (3) Thành phần hồ sơ và nộp cho đơn vị SDLĐ.

- Đơn vị SDLĐ: tiếp nhận hồ sơ từ NLĐ; lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu số 01B-HSB) trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định; nộp cho cơ quan BHXH nơi đơn vị SDLĐ đóng BHXH.

Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyếttheo quy định

Bước 3. Nhận kết quả

- Đơn vị SDLĐ: nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK và tiền trợ cấp.

- NLĐ: nhận tiền trợ cấp.

(2) Cách thức thực hiện

**Nộp hồ sơ:

- NLĐ nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị SDLĐ;

- Đơn vị SDLĐ nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH bằng một trong các hình thức sau:

+ Qua giao dịch điện tử: đơn vị SDLĐ lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN; nếu chưa chuyển đổi hồ sơ giấy sang dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy đến cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.

+ Qua dịch vụ bưu chính công ích;

+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH.

**Nhận kết quả:

- Đơn vị SDLĐ: trực tiếp nhận Danh sách giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK tại cơ quan BHXH hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, giao dịch điện tử; nhận tiền trợ cấp cơ quan BHXH chuyển qua tài khoản của đơn vị để chi trả cho NLĐ đăng ký nhận bằng tiền mặt tại đơn vị SDLĐ.

- NLĐ nhận tiền trợ cấp bằng một trong các hình thức sau:

+ Thông qua tài khoản cá nhân;

+ Trực tiếp nhận tại cơ quan BHXH trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị mà đơn vị đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan BHXH;

+ Thông qua đơn vị SDLĐ;

+ Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay cácchế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.

(3) Thành phần hồ sơ

**Đối với NLĐ:

- Trường hợp điều trị nội trú:

+ Bản sao Giấy ra viện của NLĐ hoặc của con NLĐ dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao Giấy báo tử; trường hợp Giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện;

+ Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm Bản sao Giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện.

- Trường hợp điều trị ngoại trú:

Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.

- Trường hợp NLĐ hoặc con của NLĐ khám, chữa bệnh ở nước ngoài: Bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy KCB do cơ sở KCB ở nước ngoài cấp.

**Đối với đơn vị SDLĐ: Bản chính Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu 01B-HSB).

(4) Số lượng hồ sơ: 01 bộ

(5) Thời hạn giải quyết:Tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Xem thêm:

>> Thủ tục nhận BHXH một lần mới nhất

>> Thủ tục hưởng chế độ thai sản mới nhất 2021

>> Thủ tục điều chỉnh mức đóng BHXH, cấp sổ BHXH mới nhất 2021

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 84,842

Bài viết về

lĩnh vực Bảo hiểm

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]