Nếu BOT Cai Lậy không xả trạm thì điều gì sẽ xảy ra?

02/12/2017 21:16 PM

Những ngày qua, BOT Cai Lậy là tâm điểm của cả nước với hiện tượng liên tục kẹt xe và BOT Cai Lậy liên tục xả trạm. Dư luận đặt ra câu hỏi: Nếu BOT Cai Lậy không xả trạm thì điều gì sẽ xảy ra?

>> Phạt tiền hoặc truy cứu hình sự tài xế gây ùn xe tại BOT Cai Lậy
>> Tôi xin hỏi LS Nguyễn Văn Hậu và LS Nguyễn Kiều Hưng
>> Câu chuyện về thượng tôn pháp luật tại nhà ông Bê Ô Tê

Cai Lậy

Không xả trạm: BOT Cai Lậy bị phạt tối đa 70 triệu đồng

Trường hợp BOT Cai Lậy không xả trạm thì chắn chắn ùn tắc giao thông trên diện rộng sẽ xảy ra, khi đó BOT Cai Lậy sẽ bị phạt tối đa 70 triệu đồng (Theo Khoản 9 Điều 15 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt).

Không xả trạm: BOT Cai Lậy vẫn thu được phí với số tiền lớn

Ước tính, mỗi ngày BOT Cai Lậy sẽ thu được vài tỷ đồng; như vậy, nếu BOT đặt lợi nhuận của mình lên trên tất cả thì họ có thể không xả trạm, chấp nhận đóng phạt 70 triệu đồng để thu về vài tỷ đồng mỗi ngày (tiền phạt rất nhỏ so với số tiền thu về).

Khi đó, hiện tượng kẹt xe trên diện rộng sẽ xảy ra (1 ngày, 2 ngày hoặc nhiều ngày đoàn xe kéo dài nhau trong sự mệt mỏi để đợi qua trạm); dù lượng tiền thu phí trên mỗi ngày có thể thấp hơn nhưng xe muốn qua thì phải đóng phí; lượng tiền thu về cũng rất lớn so với số tiền phải phạt.

Cai Lậy 2

Không xả trạm: Nền kinh tế bị thiệt hại nghiêm trọng

BOT Cai Lậy là vị trí huyết mạch, kết nối TP.Hồ Chí Minh đi các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long với hàng chục ngàn lượt xe qua lại mỗi ngày. Như vậy, một khi tuyến đường này bị ùn tắc giao thông trên diện rộng thì nền kinh tế bị thiệt hại nghiêm trọng.

Nhiều đơn vị sẽ không có hàng hóa để giao, bị phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại cho đối tác; nhiều Công ty lâm vào tình cảnh phá sản vì không có hàng cho công nhân làm, bị đối tác hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường; nhiều người không đi làm được, bị trừ lương và thậm chí mất việc…

Không xả trạm: Hàng loạt người bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Khi hậu quả nghiêm trọng như thế xảy ra, chắc chắn cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra vụ việc để  truy cứu trách nhiệm hình sự những ai đã cản trở giao thông dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng nêu trên (Điều 203 Bộ luật Hình sự 1999). Điều này đồng nghĩa với việc những tài xế cố tình gây rối, cản trở giao thông sẽ vướng vào vòng lao lý.

Nhiều tài xế đưa 25.100 đồng cho trạm thu phí BOT Cai Lậy và yêu cầu nhân viên của trạm phải thối lại chính xác 100 đồng, nếu không đúng 100 đồng sẽ không đi; trạm BOT không có đủ tờ 100 đồng nên thối 200 đồng, 500 đồng hoặc 1.000 đồng thì tài xế cũng không chịu qua trạm. Cứ như vậy, tình hình ngày một căng thẳng và kẹt xe kéo dài.

Lời kết: Thông qua sự việc này, tác giả mong rằng, các tài xế nói riêng và người dân nói chung nên lựa chọn cách phản đối với cái sai (nếu có) một cách phù hợp và đúng pháp luật. Phản đối nhưng phải đảm bảo sự ổn định, không để kẹt xe xảy ra, không gây ra thiệt hại cho người khác và nền kinh tế. Có như vậy, việc phản đối mới có hiệu quả, hiệu lực và người phản đối không vướng phải vòng lao lý. 

Thanh Hữu

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 35,284

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]