Chính sách mới >> Tài chính 08/08/2024 13:58 PM

Tổng hợp công văn Tổng cục Thuế về xử lý hóa đơn không hợp pháp

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
08/08/2024 13:58 PM

Công bố danh sách 113 doanh nghiệp bán trái phép hóa đơn, 524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn. Dưới đây là tổng hợp công văn Tổng cục Thuế về xử lý hóa đơn không hợp pháp.

Tổng hợp công văn Tổng cục Thuế xử lý hóa đơn không hợp pháp

(1) Công văn 3385/TCT-TTKT ngày 01/8/2024 rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp do Tổng cục Thuế ban hành;

Trong đó, công bố 113 doanh nghiệp bán trái phép hóa đơn.

113 doanh nghiệp bán trái phép hóa đơn

(2) Công văn 1798/TCT-TTKT ngày 16/5/2023 về rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp do Tổng cục Thuế ban hành;

Trong đó, Tổng cục Thuế công bố danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn.

524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn

(3) Công văn 12111/CTTPHCM-TTKT2 ngày 06/10/2023 về rà soát, xử lý các Công ty sử dụng hóa đơn của 49 doanh nghiệp bán hóa đơn do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành;

(4) Công văn 2812/TCT-TTKT ngày 07/7/2023 triển khai biện pháp phòng, chống tình trạng buôn bán hóa đơn trên không gian mạng do Tổng cục Thuế ban hành

Công văn Tổng cục Thuế về xử lý hóa đơn không hợp pháp (Hình từ internet)

Bên cạnh đó, còn có một số công văn Tổng cục Thuế trả lời vướng mắc liên quan đến xử lý hóa đơn không hợp pháp:

(5) Công văn 4061/TCT-TTKT ngày 14/9/2023 vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn không hợp pháp do Tổng cục Thuế ban hành;

(6) Công văn 3349/TCT-PC ngày 14/8/2020 về xử phạt vi phạm hành chính hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn không đúng quy định do Tổng cục Thuế ban hành;

(7) Công văn 4679/TCT-KTNB năm 2016 về ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng in, phát hành, mua bán hóa đơn bất hợp pháp do Tổng cục Thuế ban hành;

(8) Công văn 2838/TCT-KTNB năm 2021 về chấn chỉnh, kiểm tra, rà soát, có biện pháp phòng ngừa xử lý đối với người nộp thuế có rủi ro về hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp do Tổng cục Thuế ban hành.

Phân biệt sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn

Tại Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có giải thích các thuật ngữ về hóa đơn như sau:

Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn, chứng từ giả; sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.

Sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ là việc sử dụng: Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định; sử dụng hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); sử dụng hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả; sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn; sử dụng hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; sử dụng hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra; sử dụng hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 11,047

Bài viết về

Hóa đơn điện tử

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]