Chính sách mới >> Tài chính 19/09/2023 15:15 PM

Dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới là bao nhiêu?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
19/09/2023 15:15 PM

Xin hỏi vốn tín dụng hay dự nợ cho vay xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 là bao nhiêu? – Văn Quân (Bình Dương)

Dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới

Dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới (Hình từ internet)

Dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới

Nội dung đề cập tại Quyết định 263/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Theo đó, dự kiến tổng mức vốn và cơ cấu nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 như sau:

(1) Ngân sách nhà nước bố trí cho Chương trình tối thiểu là 196.332 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách trung ương: 39.632 tỷ đồng, bao gồm:

+ Vốn đầu tư phát triển: 30.000 tỷ đồng;

+ Vốn sự nghiệp: 9.632 tỷ đồng.

- Vốn ngân sách địa phương: 156.700 tỷ đồng.

Trong quá trình điều hành, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để ưu tiên hỗ trợ thêm cho Chương trình phù hợp với điều kiện thực tế và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn hợp pháp để thực hiện.

(2) Tổng vốn huy động nguồn lực thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến khoảng 2.455.212 tỷ đồng, với cơ cấu cụ thể như sau:

- Vốn ngân sách trung ương bố trí trực tiếp để thực hiện Chương trình: 39.632 tỷ đồng (chiếm 1,6%).

- Vốn ngân sách địa phương: dự kiến khoảng 156.700 tỷ đồng (chiếm 6,4%).

- Vốn lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 các Chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn nông thôn để hỗ trợ hoàn thành các tiêu chí NTM: khoảng 224.080 tỷ đồng (chiếm 9%).

- Vốn tín dụng (Dư nợ cho vay trên địa bàn các xã trên toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025): dự kiến khoảng 1.790.000 tỷ đồng (chiếm 73%).

- Vốn doanh nghiệp: dự kiến khoảng 105.500 tỷ đồng (chiếm 4,3%).

- Huy động đóng góp tự nguyện của người dân và cộng đồng: dự kiến khoảng 139.300 tỷ đồng (chiếm 5,7%).

Như vậy, vốn tín dụng (Dư nợ cho vay trên địa bàn các xã trên toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025): dự kiến khoảng 1.790.000 tỷ đồng.

Cập nhật báo cáo đầy đủ số liệu dư nợ cho vay trên địa bàn các xã

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Công văn 6632/NHNN-TD năm 2023 về tiếp tục triển khai nhiệm vụ của ngành ngân hàng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Để khắc phục bất cập trên và tiếp tục triển khai nhiệm vụ của ngành ngân hàng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố thực hiện các nội dung sau:

- Tiếp tục thực hiện các nội dung tại Công văn 6024/NHNN-TD ngày 30/8/2022 của NHNN về triển khai nhiệm vụ của ngành ngân hàng thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật việc điều chỉnh sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã tại địa phương để chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn, kịp thời cập nhật báo cáo đầy đủ số liệu dư nợ cho vay trên địa bàn các xã.

- Chủ động cung cấp chỉ tiêu số liệu dư nợ cho vay trên địa bàn các xã khi báo cáo số liệu về nguồn vốn tín dụng tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cho Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG của tỉnh, trong đó thể hiện rõ việc xác định nguồn vốn tín dụng tham gia thực hiện Chương trình được xác định là dư nợ cho vay trên địa bàn các xã tại thời điểm báo cáo (theo đúng quy định tại tiết d, Điểm 2, Mục IV Quyết định 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022).

- Bổ sung báo cáo kết quả thực hiện công tác thanh tra, giám sát đối với các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị 6 tháng và năm1 và gửi Vụ Tín dụng CNKT để tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của NHNN tại Chương trình MTQG định kỳ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG.

- Trong quá trình triển khai, thực hiện, trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để được xem xét, xử lý theo quy định.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,367

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]