Hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động từ ngày 01/4/2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
17/02/2025 10:15 AM

Nội dung bài viết là hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động trong tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.

Hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động từ ngày 01/4/2025

Hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động từ ngày 01/4/2025 (Hình từ Internet)

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH ngày 11/02/2025 quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.

Hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động từ ngày 01/4/2025

Theo đó, hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động và cách tính điểm trong phân loại lao động theo điều kiện lao động tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH như sau:

STT
(yếu tố)

Chỉ tiêu về điều kiện lao động

Mức xếp điểm của từng chỉ tiêu

(1)

(2)

1 điểm

2 điểm

3 điểm

4 điểm

5 điểm

6 điểm

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

A. Nhóm yếu tố đánh giá về vệ sinh môi trường lao động

1

Vi khí hậu

           

1.1

Nhiệt độ không khí (°C)

           

1.1.1

Làm việc trong nhà:

           
 

- Vi khí hậu nóng

20 - 22

> 22 - 27

> 27 - 32

> 32 - 40

> 40 - 46

> 46

- Vi khí hậu lạnh

22 - 20

< 20 - 18

< 18 -11

< 11 - 0

< 0 - 10

< - 10

- Nhiệt độ chênh lệch trong phòng, nhà xưởng cao hơn ngoài trời

 

< 1

1 - 5

> 5 - 8

>8 - 14

> 14

1.1.2

Làm việc ngoài trời được 4 điểm

           

1.2

Độ ẩm, tốc độ gió: độ ẩm > 90%: tốc độ gió là 0 (m/s) thì nâng điểm của nhiệt độ thêm 1 điểm

           

1.3

Bức xạ nhiệt vượt giới hạn cho phép (W/m2)

   

< 10

> 10-20

> 20-50

> 50

2

Áp lực không khí

           

2.1.

Vượt áp lực khí quyển bình thường (atm)

   

0,2 - 0,6

0,7 - 1,8

1,9 - 3,0

> 3

2.2.

Độ cao nơi làm việc so với mực nước biển (m)

100

> 100 - 500

>500 - 1000

>1000 -2000

>2000 - 4000

> 4000

3

Nồng độ hơi khí độc lớn hơn mức quy định của giới hạn cho phép (lần)

 

< 1

1 - 1,5

> 1,5 - 2

> 2-3

> 3

4

Nồng độ bụi vượt giới hạn cho phép (lần)

 

< 1

1 - 2

> 2 - 5

> 5 - 10

> 10

5

Tiếng ồn trong sản xuất vượt giới hạn cho phép (dBA)

   

1 - 5

> 5 - 10

> 10 - 15

> 15

6

Rung xóc vượt giới hạn cho phép

           

6.1

Gia tốc (m/s2)

   

< 1

1 - 1,4

> 1,4 - 2

> 2 - 2,8

6.2

Vận tốc (cm/s)

   

< 1

>1 - 2

> 2 - 3

> 3

7

Điện từ trường tần số radio vượt giới hạn cho phép (V/m hoặc A/m)

           

7.1

Điện trường (V/m)

   

1 - 5

>5 - 10

>10 - 20

>20

7.2

Từ trường (A/m)

   

1 - 5

>5 - 10

>10 - 20

>20

8

Điện từ trường tần số công nghiệp vượt giới hạn cho phép (kV/m hoặc A/m)

           

8.1

Điện trường (kv/m)

   

>1 - 5

>5 - 10

>10 - 15

>15

8.2

Từ trường (A/m)

   

>1 - 5

>5 - 10

>10 - 15

>15

9

Tiếp xúc trực tiếp Bức xạ ion hóa (mSV/năm) được 6 điểm

           

10

Tiếp xúc với sinh vật có hại

           

10.1

Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm 2007

 

Nguy cơ tiếp xúc chưa rõ ràng

Có thể có nguy cơ tiếp xúc, có khả năng gây bệnh

Gây bệnh truyền nhiễm nhóm C theo Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm 2007

Gây bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm 2007

Gây bệnh truyền nhiễm nhóm A theo Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm 2007

10.2

Tiếp xúc thực vật, động vật ốm, ác thú, rắn độc (chưa được phân loại vào nhóm 10.1)

 

Có thể có nguy cơ tiếp xúc, có khả năng gây bệnh

Gây bệnh nhẹ, chữa khỏi

Gây bệnh nặng có biện pháp phòng chữa bệnh tin cậy

Gây bệnh rất nguy hiểm, có biện pháp phòng chữa tin cậy

Gây bệnh rất nguy hiểm, chưa có biện pháp phòng và chữa chắc chắn

 

B. Nhóm yếu tố đánh giá tác động về tâm sinh lý lao động

11

Mức tiêu hao năng lượng cơ thể (Kcal/ca làm việc)

<900

900 - 1270

1271 - 1790

1791 - 2180

2181 - 2350

> 2350

12

Biến đổi một số thông số về hệ tim mạch

           

12.1

Tần số nhịp tim trung bình: lấy bình quân của nhóm trong suốt ca lao động (nhịp/phút).

<74

74 - 80

81 - 85

86 - 90

91 - 100

>100

12.2

Tăng huyết áp tâm thu cuối ca làm việc so với đầu ca (mmHg)

≤ 10

11 - 20

21 - 30

31 - 40

41 - 50

≥ 51

12.3

Tăng áp lực mạch cuối ca làm việc so với đầu ca (mmHg)

≤ 40

41 - 45

46 - 50

51 - 55

56 - 60

≥ 61

13

Mức chịu tải của cơ bắp khi làm việc: giảm sức bền lực cơ cuối ca làm việc so với đầu ca (%)

Tới 20

>20 - 30

>30 - 40

>40 - 50

>50 - 70

>70

14

Biến đổi chức năng hệ thần kinh trung ương

           

14.1

Tăng thời gian phản xạ thị - vận động cuối ca làm việc so với đầu ca (%)

Tới 10

>10 - 20

>20 - 30

>30 - 40

>40 - 50

>50

14.2

Tăng thời gian phản xạ thính - vận động cuối ca làm việc so với đầu ca (%)

Tới 10

>10 - 20

>20 - 30

>30 - 40

>40 - 50

>50

14.3

Giảm tần số nhấp nháy ánh sáng tới hạn (CFF) (% số người so với đầu ca)

Tới 10

>10 - 30

>30 - 50

>50 - 70

>70 - 90

>90

14.4

Tăng tỷ lệ biến thiên nhịp tim dạng trội giao cảm (% số người có biến thiên nhịp tim dạng trội giao cảm)

Tới 10

>10 - 30

>30 - 50

>50 - 70

>70 - 90

>90

15

Mức hoạt động não lực

           
 

15.1

Đặc điểm công việc - Mức hoạt động não lực khi làm việc

Giải quyết công việc rất đơn giản

Giải quyết công việc đơn giản

Giải quyết công việc phức tạp

Giải quyết công việc phức tạp, phải tìm kiếm thêm thông tin

Giải quyết công việc rất phức tạp, tích cực tìm kiếm thông tin trong điều kiện áp lực về thời gian; yêu cầu tập trung chú ý cao, trí nhớ tức thời và lâu dài

Giải quyết công việc rất phức tạp, đòi hỏi phối hợp nhiều bên liên quan, tích cực tìm kiếm thông tin trong điều kiện áp lực về thời gian; yêu cầu tập trung chú ý cao, trí nhớ tức thời và lâu dài, trách nhiệm công việc cao

15.2

Biến đổi khả năng nhớ: Giảm dung lượng nhớ sau ca lao động so với đầu ca (%).

Tới 5

>5 - 15

>15 - 25

>25 - 35

>35 - 45

>45

16

Căng thẳng thị giác

           

16.1

Cường độ chiếu sáng dưới giới hạn cho phép (Lux) do yêu cầu công nghệ hoặc điều kiện kỹ thuật không thể khắc phục được.

<30

>30 - 50

>50 - 100

>100- 150

>150- 200

>200

16.2

Độ lớn chi tiết cần phân biệt khi nhìn (mm)

>5

5 - 1,0

<1 - 0,5

<0,5 - 0,3

<0,3 - 0,1

<0,1

16.3

Thời gian quan sát màn hình điện tử (giờ/ca lao động)

           

16.3.1

Đối với loại hiển thị bằng chữ/ số (giờ)

<1

1 -<2

2 -<3

3 -<4

4-6

>6

16.3.2

Đối với loại hiển thị bằng đồ thị (giờ)

<1

1 -<3

3 -<5

5 -<6

6 - 7

>7

17

Độ căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh

           

17.1

Số đối tượng phải quan sát đồng thời.

Dưới 5

5 - 10

11-25

26 - 30

30 - 50

>50

17.2

Thời gian quan sát/tập trung chú ý (% ca)

Dưới 25

25 - 50

51 - 75

76 - 90

91 - 95

>95

17.3

Tăng thời gian làm thử nghiệm/test chú ý cuối ca so với đầu ca (%).

Tới 10

>10 - 20

>20 - 30

>30 - 40

>40 - 50

>50

17.4

Gánh nặng đối với cơ quan thính giác (khi phải tiếp nhận lời nói hoặc phân biệt âm thanh)

Luôn tiếp nhận và hiểu rõ lời nói và tín hiệu

Tiếp nhận và hiểu rõ lời nói và tín hiệu từ 99-100% trong điều kiện không có nhiễu

Tiếp nhận và hiểu rõ lời nói và tín hiệu từ 70-90%. Có nhiễu và vẫn nghe được trong khoảng cách ≤3,5m

Tiếp nhận và hiểu rõ lời nói và tín hiệu từ 50-70%. Có nhiễu và vẫn nghe được trong khoảng cách ≤2m

Tiếp nhận và hiểu rõ lời nói và tín hiệu từ <50-30%. Có nhiễu và vẫn nghe được trong khoảng cách ≤1,5m

Tiếp nhận và hiểu rõ lời nói và tín hiệu từ <30%. Có nhiễu và vẫn nghe được trong khoảng cách ≤1m

17.5

Gánh nặng với cơ quan phát âm (số giờ phải nói trong 1 tuần)

<8

8 -<16

16 -<20

20-<25

25-<30

>30

 

C. Nhóm yếu tố đánh giá về Ecgônômi - tổ chức lao động

18

Mức tiếp nhận thông tin: số tín hiệu tiếp nhận trong một giờ (chỉ đánh giá các công việc trong ngành cơ yếu, bưu điện viễn thông, tin học).

<25

25 - 75

76 - 175

176 - 300

301 - 400

>400

19

Mức đơn điệu của lao động trong sản xuất dây chuyền.

           

19.1

Thời gian lặp lại thao tác (giây)

>40

40 - 30

29 - 20

19 - 10

6 - 9

<5

19.2

Số lượng thao tác cần thiết để thực hiện một nhiệm vụ đơn giản hoặc những thao tác lặp lại nhiều lần.

>15

10 - 15

9 - 6

5 - 3

3 - 2

<2

20

Nhịp điệu cử động, số lượng động tác trong 1 giờ của:

           

20.1

Lớp chuyển động nhỏ: ngón tay, cổ tay, cẳng tay

< 1000

1000-2000

> 2000 - 3000

> 3000 - 4000

>4000 - 5000

>5000

20.2

Lớp chuyển động lớn: vai, cánh tay, cẳng chân

<250

250 - 500

>500 - 750

>750 - 1000

>1000- 1500

>1500

21

Vị trí, tư thế lao động và đi lại trong ca làm việc

           
 

21.1

Làm trên giá cao hay dây treo (so với mặt sàn làm việc)

 

Cao dưới 2m

Cao 2 đến 5m

Cao hơn 5m

Cao hơn 5m, treo người trên dây

Cao hơn 5m, treo người trên dây, không gian hạn chế

 

21.2

Làm việc ở địa hình dốc (độ)

0

>0-10

>10-15

>15-30

>30-45

>45

 

21.3

Tư thế làm việc

Thoải mái, nhẹ nhàng

Thoải mái, di chuyển vật nặng trên 5kg

Kém thoải mái, ngồi hoặc đứng, chân tay và thân ở vị trí thuận lợi

Gò bó, kém thoải mái, ngồi hoặc đứng, chân tay, thân ở vị trí thuận lợi và thời gian duy trì tư thế lâu

Gò bó, chật hẹp tới 50% ca lao động, có khi phải quỳ gối, nằm, cúi khom

Gò bó, chật hẹp quá 50% ca lao động, có khi phải quỳ gối, nằm, cúi khom - di chuyển vật nặng

 

21.4

Làm việc ở tư thế cúi khom

Không phải cúi

Góc cúi đến 30° dưới 50% ca hoặc cúi đến 60° dưới 25% ca

Góc cúi đến 30° tới 50% ca hoặc cúi đến 60° tới 25% ca

Góc cúi đến 30° quá 50% ca hoặc cúi đến 60° tới 50%, hoặc cúi 90° tới 25% ca

Góc cúi tới 60° quá 50% ca hoặc cúi 90° tới 50% ca

Góc cúi 90° quá 50% ca

 

21.5

Làm việc phải cúi gập thân mình nhiều lần

Góc cúi tới 30°, <30 lần/ca

Góc cúi tới 30°, 30-50 lần/ca

Góc cúi tới 30°, 51-300 lần/ca, cúi 60° dưới 100 lần/ca

Góc cúi tới 30°, trên 300 lần/ca, tới 60°, 100-300 lần/ca, cúi 90° tới 100 lần/ca

Góc cúi 60° đến >300 lần/ca, cúi 90° trên 100-200 lần/ca

Góc cúi 90°>200 lần/ca

 

21.6

Phải đi lại trong lúc làm việc, km/ca (có thao tác trên 25% thời gian ca)

4

>4-7

>7-10

>10-17

>17-25

>25

22

Chế độ lao động

           

22.1

Làm việc theo ca kíp

   

2 ca, không có ca đêm

2 ca hoặc 3 ca, có ca đêm

> 70% thời gian của ca là làm đêm

Chế độ thay ca không ổn định và có làm đêm

22.2

Thời gian lao động mỗi ca (giờ)

 

≤ 8

9-11

12

   

23.

Nội dung công việc và trách nhiệm

             
 

23.1

Nội dung công việc cần giải quyết

Làm việc theo kế hoạch cá nhân, tâm lý thoải mái

Làm việc theo kế hoạch trên giao, có thể tự điều chỉnh, tâm lý thoải mái; không cần phải ra quyết định

Làm việc phức tạp; giải quyết công việc theo chỉ dẫn quy trình

Làm việc phức tạp, liên quan đến con người; cần phải ra quyết định

Làm việc phức tạp, cần phải ra quyết định; trách nhiệm vật chất cao hoặc liên quan đến nhiều người

Phải ra quyết định khẩn cấp, khuyến cáo hành động khẩn cấp khi thiếu thời gian hoặc trong tình huống nguy hiểm; nguy hiểm trực diện; chịu trách nhiệm cao về sự an toàn cho người và tài sản

 

23.2

Mức độ trách nhiệm với công việc

Có trách nhiệm vừa phải về thực hiện từng nhiệm vụ riêng lẻ

Có trách nhiệm về thực hiện từng nhiệm vụ riêng lẻ mức cao. Có cố gắng trong công việc theo cá nhân người lao động

Có trách nhiệm của người phụ giúp công việc về chất lượng. Có cố gắng trong công việc theo đóng góp ở cấp lãnh đạo cao hơn người lao động (đội trưởng...)

Chịu trách nhiệm chính về chất lượng, sản phẩm. Có điều chỉnh cố gắng trong công việc của toàn bộ tập thể (nhiều người, cả nhóm, cả đoàn...)

Chịu trách nhiệm cuối cùng với công việc, chất lượng sản phẩm. Công việc có thể gây hỏng thiết bị, công nghệ, công trình xây dựng hoặc gây nguy hiểm tới tính mạng con người, môi trường

Chịu trách nhiệm chính về tính mạng con người hoặc bí mật của ngành, của quốc gia

Một số điểm lưu ý khi sử dụng bảng chỉ tiêu:

- Các số liệu của nhóm yếu tố đánh giá về vệ sinh môi trường lao động, Ecgônômi - tổ chức lao động cần được tập hợp ở 3 thời điểm thích hợp

- Các số liệu của nhóm yếu tố đánh giá tác động về tâm sinh lý lao động cần được tập hợp cùng một ca (đối với trường hợp có nhiều ca trong ngày) ở 3 thời điểm thích hợp.

- Các chỉ tiêu tâm sinh lý cần được thu thập từ những thử nghiệm có thiết kế hợp lý và dụng cụ phương tiện đảm bảo độ chính xác theo yêu cầu.

Xem thêm tại Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/4/2025.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 74

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]