Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị hiện nay

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
19/12/2024 11:45 AM

TheoLuật sửa đổi Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2024, đã chính thức nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị hiện nay.

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị hiện nay

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị hiện nay (Hình từ internet)

Ngày 28/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 16/1999/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật 19/2008/QH12, Luật 72/2014/QH13Luật 48/2019/QH14.

Nâng hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị hiện nay

So với quy định trước đây tại Điều 38 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, sửa đổi 2008, thì quy định mới về tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan dự bị đã sửa đổi, bổ sung như sau:

- Cấp Úy là 53 (tăng 2 tuổi)

- Thiếu tá là 55 (tăng 2 tuổi)   

- Trung tá là 57 (tăng 1 tuổi)

- Thượng tá là 59 (tăng 2 tuổi)

- Đại tá là 61 (tăng 1 tuổi)

Riêng đối với cấp Tướng vẫn giữ nguyên độ tuổi cao nhất là 63.

Hạn tuổi phục vụ cao nhất của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.

Xem thêm tại Luật sửa đổi Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2024 đã có hiệu lực từ ngày 01/12/2024.

Quy định về gọi đào tạo sĩ quan dự bị và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu

Căn cứ vào kế hoạch của Chính phủ, việc gọi đào tạo sĩ quan dự bị, gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ, huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu thực hiện theo quy định sau đây:

(1) Gọi đào tạo sĩ quan dự bị:

- Bộ trư­ởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan chuẩn bị xuất ngũ và những người tốt nghiệp từ đại học trở lên ngoài quân đội;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với cán bộ, công chức, hạ sĩ quan dự bị cư­ trú tại địa phương.

(2) Gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ thời chiến; huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu:

- Bộ trư­ởng Bộ Quốc phòng quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Lữ đoàn và tương đương, chỉ huy Sư đoàn và tương đương; sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Đại tá;

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ chỉ huy Trung đoàn và t­ương đương, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Thượng tá; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với sĩ quan dự bị giữ chức vụ từ chỉ huy Tiểu đoàn và tương đ­ương trở xuống, sĩ quan dự bị có cấp bậc quân hàm Trung tá trở xuống.

(3) Gọi sĩ quan dự bị làm nhiệm vụ khẩn cấp nhưng chưa đến mức động viên cục bộ và gọi sĩ quan dự bị vào phục vụ tại ngũ trong thời bình thời hạn là 2 năm do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.

(Điều 40 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, sửa đổi 2008)

Quyền lợi của sĩ quan dự bị

Sĩ quan dự bị có quyền lợi sau đây:

- Được hưởng phụ cấp trách nhiệm quản lý đơn vị dự bị động viên; trong thời gian tập trung huấn luyện, kiểm tra sẵn sàng động viên, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp, được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở quân y và được hưởng các chế độ khác do Chính phủ quy định; được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích;

- Sĩ quan dự bị được gọi vào phục vụ tại ngũ trong thời bình, khi hết thời hạn được trở về cơ quan hoặc địa phương trước khi nhập ngũ và tiếp tục phục vụ trong ngạch dự bị; trường hợp quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ tiêu chuẩn thì được chuyển sang ngạch sĩ quan tại ngũ.

(Điều 43 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999, sửa đổi 2008)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 95

Bài viết về

Lương hưu, tuổi nghỉ hưu

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]