Đã có Thông tư 51/2024 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ từ năm 2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
02/12/2024 11:12 AM

Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 51/2024/TT-BGTVT nhằm quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ từ năm 2025.

Đã có Thông tư 51/2024 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ từ năm 2025

Đã có Thông tư 51/2024 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ từ năm 2025

Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 51/2024/TT-BGTVT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.

Đã có Thông tư 51/2024 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ từ năm 2025

Theo đó, từ ngày 01/01/2025, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ sẽ thực hiện theo QCVN 41:2024/BGTVT thay thế cho QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT.

Được biết, QCVN 41:2024/BGTVT sẽ bao gồm 03 phần:

- Phần 1: Quy định chung

- Phần 2: Quy định kỹ thuật

+ Chương 1 - Thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu và thứ tự đường ưu tiên

+ Chương 2 - Tín hiệu giao thông

+ Chương 3 - Biển báo hiệu

+ Chương 4 - Biển báo cấm

+ Chương 5 - Biển báo nguy hiểm và cảnh báo

+ Chương 6 - Biển hiệu lệnh

+ Chương 7 - Biển chỉ dẫn trên đường ô tô không phải là đường cao tốc

+ Chương 8 - Biển phụ, biển viết bằng chữ

+ Chương 9 - Biển chỉ dẫn trên đường cao tốc

+ Chương 10 - Vạch kẻ đường

+ Chương 11 - Cọc tiêu, tiêu phản quang, tường bảo vệ và hàng rào chắn

+ Chương 12 - Cột kilômét, Cọc H

+ Chương 13 - Mốc lộ giới

+ Chương 14 - Báo hiệu cấm đi lại

+ Chương 15 - Gương cầu lồi, dải phân cách và lan can phòng hộ

+ Chương 16 - Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ

- Phần 3: Tổ chức thực hiện

+ Phụ lục A - Đèn tín hiệu

+ Phụ lục B - Ý nghĩa - Sử dụng biển báo cấm

+ Phụ lục C - Ý nghĩa - Sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo

+ Phụ lục D - Ý nghĩa - Sử dụng biển hiệu lệnh

+ Phụ lục E - Ý nghĩa - Sử dụng biển chỉ dẫn

+ Phụ lục F - Ý nghĩa - Sử dụng các biển phụ

+ Phụ lục G - Ý nghĩa - Sử dụng vạch kẻ đường

+ Phụ lục I - Cột kilômét - Cọc H - Mốc lộ giới

+ Phụ lục K - Kích thước chữ viết và con số trên biển báo

+ Phụ lục M - Chi tiết các thông số thiết kế biển báo

+ Phụ lục N - Mã hiệu đường cao tốc

+ Phụ lục O - Kích thước mã hiệu đường bộ

Quy chuẩn QCVN 41:2024/BGTVT quy định về báo hiệu đường bộ bao gồm: đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

Quy chuẩn này quy định về báo hiệu đường bộ áp dụng cho tất cả các tuyến đường bộ trong mạng lưới đường bộ Việt Nam, các đường nằm trong hệ thống đường bộ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Hiệp định GMS-CBTA, các thỏa thuận trong ASEAN và các thỏa thuận quốc tế khác) - sau đây gọi là các tuyến đường đối ngoại.

Quy chuẩn QCVN 41:2024/BGTVT áp dụng đối với người tham gia giao thông trên mạng lưới đường bộ của Việt Nam và các tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, đầu tư xây dựng, bảo vệ, bảo trì, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Theo QCVN 41:2024/BGTVT, thứ tự hiệu lực của hệ thống báo hiệu được quy định như sau:

- Khi đồng thời có, bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:

- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;

- Tín hiệu đèn giao thông;

-Biển báo hiệu đường bộ;

- Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường

- Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H;

- Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.

- Khi ở một vị trí đã có biển báo hiệu đặt cố định lại có biển báo hiệu khác đặt có tính chất tạm thời mà hai biển có ý nghĩa khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của biển báo hiệu có tính chất tạm thời.

Đối với thứ tự đường ưu tiên như sau:

- Đường cao tốc;

- Quốc lộ;

- Đường đô thị;

- Đường tỉnh;

- Đường huyện;

- Đường xã;

- Đường thôn ;

- Đường chuyên dùng.

Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:

- Được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;

- Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;

- Khi lưu lượng xe khác nhau, đường cùng cấp có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;

- Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;

- Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên

Không được quy định cả hai đường giao nhau cùng mức đồng thời là đường ưu tiên.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]