Tải app trên IOS

Đã có Thông tư 53/2024 về phân loại phương tiện giao thông đường bộ từ 01/01/2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
26/11/2024 10:17 AM

Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 53/2024/TT-BGTVT nhằm hướng dẫn việc phân loại phương tiện giao thông đường bộ từ 01/01/2025.

Đã có Thông tư 53/2024 về phân loại phương tiện giao thông đường bộ từ 01/01/2025

Đã có Thông tư 53/2024 về phân loại phương tiện giao thông đường bộ từ 01/01/2025

Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 53/2024/TT-BGTVT quy định về phân loại phương tiện giao thông đường bộ và dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường.

Đã có Thông tư 53/2024 về phân loại phương tiện giao thông đường bộ từ 01/01/2025

Theo đó, các phương tiện giao thông đường bộ sẽ được phân loại như sau:

- Phân loại theo mục đích sử dụng

- Phân loại theo mức độ tự động hóa

- Phân loại theo năng lượng sử dụng.

Đơn với việc phân loại phương tiện giao thông đường bộ theo mục đích sử dụng như sau:

(1) Xe cơ giới

Xe cơ giới quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 gồm:

- Xe ô tô được phân loại như sau:

+ Xe ô tô chở người là các loại ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chở người, hành lý mang theo. Ô tô chở người cũng có thể kéo theo một rơ moóc. Các loại ô tô chở người gồm:

Ô tô chở người đến 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) gồm các loại quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BGTVT;

Ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) gồm các loại quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BGTVT;

Ô tô chở người chuyên dùng là ô tô chở người có đặc điểm khác với đặc điểm của các loại ô tô chở người nêu trên, có kết cấu và trang bị để chở người trong điều kiện đặc biệt hoặc chở người với sự sắp xếp đặc biệt, gồm các loại quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BGTVT;

+ Ô tô chở hàng là các loại ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chở hàng. Ô tô chở hàng có thể bố trí tối đa hai hàng ghế và chở không quá 06 người kể cả người lái trong cabin. Ô tô chở hàng cũng có thể kéo theo một rơ moóc. Các loại ô tô chở hàng gồm:

Ô tô tải thông dụng gồm các loại quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BGTVT;

Ô tô tải chuyên dùng bao gồm các loại ô tô chở hàng có kết cấu và trang bị để chở hàng hóa cần sự sắp xếp đặc biệt gồm các loại quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BGTVT;

+ Ô tô chuyên dùng là các loại ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt khác với các loại ô tô nêu tại điểm a và điểm b khoản này. Ô tô chuyên dùng gồm các loại ô tô quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BGTVT;

+ Ô tô đầu kéo là ô tô được thiết kế để kéo sơ mi rơ moóc và có các trang, thiết bị gồm: cơ cấu mâm kéo (fifth-wheel coupling); cơ cấu kết nối và điều khiển hệ thống đèn tín hiệu và hệ thống phanh của sơ mi rơ moóc; có thể trang bị cần cẩu, máy phát điện, cơ cấu móc kéo (tow coupling, hook coupling) để kéo rơ moóc;

+ Ô tô kéo moóc là ô tô được thiết kế dành riêng hoặc chủ yếu dùng để kéo rơ moóc và có các trang, thiết bị gồm: cơ cấu móc kéo (tow coupling, hook coupling); thùng hoặc sàn chất phụ tải; cơ cấu kết nối và điều khiển hệ thống đèn tín hiệu và hệ thống phanh của rơ moóc;

Ô tô kéo moóc không bao gồm: ô tô chở hàng có trang bị cơ cấu móc kéo; ô tô đầu kéo trang bị thêm cơ cấu móc kéo.

- Rơ moóc được phân loại theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BGTVT.

- Sơ mi rơ moóc được phân loại theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BGTVT.

- Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ được phân loại như sau:

+ Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tham gia giao thông công cộng là xe được thiết kế để hoạt động trên đường giao thông công cộng;

+ Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ hoạt động trên đường chuyên dùng, nội bộ là xe được thiết kế chỉ để hoạt động trên đường chuyên dùng, đường nội bộ.

- Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ.

- Xe mô tô được phân loại như sau:

+ Xe mô tô hai bánh;

+ Xe mô tô ba bánh chở người;

+ Xe mô tô ba bánh chở hàng;

+ Xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.

- Xe gắn máy được phân loại như sau:

+ Xe gắn máy hai bánh;

+ Xe gắn máy ba bánh chở người;

+ Xe gắn máy ba bánh chở hàng;

+ Xe gắn máy ba bánh dùng cho người khuyết tật.

(2) Xe máy chuyên dùng

Xe máy chuyên dùng được phân loại như sau:

- Xe máy thi công được phân loại theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BGTVT;

- Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp là xe máy chuyên dùng chỉ phục vụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp;

- Máy kéo;

- Rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi máy kéo: Rơ moóc, sơ mi rơ moóc được thiết kế, chế tạo chỉ để kéo bởi máy kéo;

- Xe máy thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt được phân loại theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BGTVT;

- Các loại xe đặc chủng sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.

(3) Xe thô sơ

Xe thô sơ gồm các loại xe được quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

Xem thêm tại Thông tư 53/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,554

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]