Cập nhật trình tự thành lập phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên chính phủ, Ủy ban hỗn hợp với các nước trong khu vực

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Tô Quốc Trình
30/10/2024 18:00 PM

Bài viết cập nhật trình tự thành lập phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên chính phủ, Ủy ban hỗn hợp với các nước trong khu vực

Cập nhật trình tự thành lập phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên chính phủ, Ủy ban hỗn hợp với các nước trong khu vực

Cập nhật trình tự thành lập phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên chính phủ, Ủy ban hỗn hợp với các nước trong khu vực (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 18/10/2024, Bộ Ngoại giao ban hành Quyết định 3033/QĐ-BNG về việc công bố thủ tục hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Ngoại giao.

Cập nhật trình tự thành lập phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên chính phủ, Ủy ban hỗn hợp với các nước trong khu vực

Cụ thể, tại Quyết định 3033/QĐ-BNG ngày 18/10/2024 quy định về trình tự thành lập phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên chính phủ, Ủy ban hỗn hợp với các nước trong khu vực như sau:

* Trình tự thực hiện

- Bước 1 (7 ngày làm việc): Căn cứ Ủy ban liên Chính phủ đã được thành lập và thỏa thuận với phía nước ngoài, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì Phân ban Việt Nam.

- Bước 2 (7 ngày làm việc): Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc việc phân công cơ quan chủ trì Phân ban Việt Nam trong Ủy ban liên Chính phủ.

- Bước 3 (21 ngày làm việc): Cơ quan chủ trì dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ kiến nghị thành lập Phân ban Việt Nam; xây dựng dự thảo Quy chế làm việc của Phân ban Việt Nam.

- Bước 4 (14 ngày làm việc): Cơ quan chủ trì xin ý kiến các ban, bộ, ngành liên quan hồ sơ kiến nghị thành lập Phân ban Việt Nam: Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ kiến nghị thành lập Phân ban Việt Nam; Dự thảo Quy chế làm việc của Phân ban Việt Nam.

- Bước 5 (7 ngày làm việc): Cơ quan chủ trì gửi hồ sơ trên đến Bộ Nội vụ để thẩm định việc thành lập Phân ban Việt Nam, kèm tổng hợp góp ý của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

- Bước 6 (7 ngày làm việc): Cơ quan chủ trì gửi hồ sơ kiến nghị thành lập Phân ban Việt Nam đến Văn phòng Chính phủ, kèm theo ý kiến thẩm định của Bộ Nội vụ.

- Bước 7 (7 ngày làm việc): Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Phân ban Việt Nam.

- Bước 8 (7 ngày làm việc): Cơ quan chủ trì ra Quy chế làm việc của Phân ban Việt Nam.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp

* Thành phần hồ sơ

- Dự thảo Tờ trình kiến nghị thành lập Phân ban Việt Nam (nêu rõ sự cần thiết, dự kiến thành phần, nhiệm vụ và thời gian hoạt động).

- Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của phân ban Việt Nam (ghi rõ cơ cấu tổ chức; chế độ làm việc; quyền hạn, trách nhiệm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên, Thư ký và bộ phận giúp việc của Phân ban Việt Nam...).

- Ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

* Thời hạn giải quyết: Trong vòng 80 ngày làm việc

* Đối tượng thực hiện

- Bộ Ngoại giao.

- Cơ quan chủ trì Phân ban Việt Nam.

- Các ban, bộ, ngành liên quan.

* Cơ quan giải quyết

- Cơ quan thẩm quyền quyết định: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Cơ quan giải quyết trực tiếp: Bộ Ngoại giao, cơ quan chủ trì Phân ban Việt Nam.

* Kết quả thực hiện

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Phân ban Việt Nam.

- Quy chế làm việc của Phân ban Việt Nam.

* Phí, lệ phí: Không

* Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Phân ban Việt Nam.

* Căn cứ pháp lý

- Quyết định 30/2016/QĐ-TTg ngày 28/7/2016 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ.

- Nghị định 81/2022/NĐ-CP ngày 14/10/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.

Xem thêm Quyết định 3033/QĐ-BNG có hiệu lực từ ngày 18/10/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 168

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn