Hình thức, thời gian tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
19/10/2024 15:00 PM

Dưới đây là nội dung hướng dẫn hình thức, thời gian tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành.

Hình thức, thời gian tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành

Cụ thể, theo Kế hoạch 1/KH-HĐTĐKT năm 2024 hình thức, thời gian tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành như sau:

(1) Đối với cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn; công ty, tổng công ty thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh) và cấp trên cơ sở (sư đoàn và tương đương, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng; tổng cục, cục và tương đương thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh).

- Hình thức tổ chức: Tùy theo quy mô và đặc điểm đơn vị, có thể lựa chọn các hình thức như: “Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến”, “Hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt”, “Hội nghị biểu dương những người lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Đại hội Thi đua Quyết thắng”, “Đại hội Thi đua Vì an ninh Tổ quốc” hoặc “Đại hội Thi đua yêu nước”.

- Thành phần và số lượng đại biểu:

+ Thành phần: Tập thể và cá nhân Anh hùng, Chiến sĩ thi đua; các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu trong 05 năm (2020 - 2025).

+ Số lượng: Do đơn vị tổ chức quyết định trên cơ sở đề xuất của Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp.

- Thời gian tổ chức: 01 buổi. Cấp cơ sở hoàn thành trước và trong Quý I năm 2025; cấp trên cơ sở hoàn thành trước và trong Quý II năm 2025.

(2) Đối với các bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập:

- Hình thức tổ chức: Đại hội Thi đua yêu nước.

- Thành phần và số lượng đại biểu:

+ Thành phần: Tập thể và cá nhân Anh hùng, Chiến sĩ thi đua; các gương điển hình tiên tiến tiêu biểu trong 05 năm (2020 - 2025).

+ Số lượng: Do đơn vị tổ chức quyết định trên cơ sở đề xuất của Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng; đảm bảo tính cân đối, cơ cấu đại diện các ngành, lĩnh vực, các thành phần kinh tế, dân tộc, tôn giáo, đại biểu nữ, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là cán bộ, chiến sĩ, nhân viên, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp…

- Thời gian tổ chức: 01 buổi hoặc 01 ngày (tuỳ theo điều kiện của đơn vị), hoàn thành trong Quý III năm 2025

(3) Đại hội điểm ở một số bộ, ngành, địa phương:

- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương chỉ đạo Đại hội điểm để rút kinh nghiệm chung tại: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thành phố Hải Phòng và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Thời gian tổ chức: đầu Quý III năm 2025

(4) Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI sẽ tiến hành vào cuối Quý IV năm 2025 (có Đề án riêng).

Hình thức, thời gian tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành

Hình thức, thời gian tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành (Hình từ internet)

Bộ Nội vụ hướng dẫn thành phần, cơ cấu và số lượng đại biểu Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành

Tại Hướng dẫn 2823/HD-BNV năm 2024, hướng dẫn thành phần, cơ cấu và số lượng đại biểu Đại hội Thi đua yêu nước các cấp, các ngành như sau:

- Cấp cơ sở:

+ Đơn vị có dưới 300 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thì tổ chức Hội nghị toàn thể. Đơn vị có trên 300 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thì tổ chức Hội nghị đại biểu nhưng số lượng không quá 200 đại biểu; số lượng đại biểu do đơn vị tổ chức quyết định trên cơ sở đề xuất của Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng.

+ Thành phần, cơ cấu: Đại biểu khách mời; đại diện lãnh đạo các cấp, các ngành; đại diện tập thể và cá nhân Anh hùng, Chiến sĩ thi đua, các gương điển hình tiến tiến tiêu biểu xuất sắc, các điển hình tiên tiến là công nhân, nông dân, người trực tiếp sản xuất, công tác, gương người tốt, việc tốt (đại biểu điển hình tiên tiến chiếm 70%; đại biểu khách mời và lãnh đạo các cấp, các ngành chiếm 30%).

- Đối với cấp trên cơ sở:

+ Thành phần, cơ cấu: Đại biểu khách mời; đại diện lãnh đạo các cấp, các ngành; đại diện tập thể và cá nhân Anh hùng, Chiến sĩ thi đua, các gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong sản xuất, công tác, các điển hình tiên tiến (do tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đoàn thể của đơn vị cơ sở lựa chọn theo sự phân bổ đại biểu của cấp trên); chú trọng lựa chọn cá nhân trực tiếp sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu, đại biểu nữ, dân tộc, đại biểu đại diện các thành phần kinh tế (đại biểu điển hình tiên tiến chiếm 70%; đại biểu khách mời và lãnh đạo các cấp, các ngành chiếm 30%).

+ Số lượng: Tối đa 300 đại biểu.

- Đối với bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương:

+ Thành phần, cơ cấu: Đại biểu khách mời; đại diện lãnh đạo các cấp, các ngành; đại diện tập thể và cá nhân Anh hùng, Chiến sĩ thi đua, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các gương điển hình tiên tiến, đảm bảo tính cân đối hợp lý về số lượng, cơ cấu đại diện cho các ngành, các cấp, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, dân tộc, tôn giáo, đại biểu là nữ, đại biểu trẻ tuổi, chú trọng đến các đại biểu là người lao động trực tiếp, các mô hình mới, các điển hình mới thông qua các phong trào thi đua.

+ Số lượng: Tối đa 500 đại biểu (thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa số lượng đại biểu có thể nhiều hơn do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh, thành phố quyết định).

Nhằm cổ vũ, động viên các điển hình tiên tiến, tạo không khí thi đua sôi nổi lập thành tích thiết thực chào mừng Đại hội Đảng các cấp, đề nghị các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương chỉ đạo tổ chức Đại hội Thi đua vào thời gian trước khi diễn ra Đại hội Đảng các cấp.

Xem thêm Hướng dẫn 2823/HD-BNV năm 2024 của Bộ Nội vụ.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

Thi đua khen thưởng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn