Tải App trên Android

Yêu cầu: Tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng bữa ăn trong các cơ sở giáo dục

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
11/10/2024 11:48 AM

Bài viết sau có nội dung về tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng bữa ăn trong các cơ sở giáo dục được quy định trong Công văn 6394/BGDĐT-GDQPAN năm 2024.

Yêu cầu: Tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng bữa ăn trong các cơ sở giáo dục

Yêu cầu: Tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng bữa ăn trong các cơ sở giáo dục (Hình từ Internet)

Ngày 10/10/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 6394/BGDĐT-GDQPAN về việc tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng bữa ăn; vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Yêu cầu: Tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng bữa ăn trong các cơ sở giáo dục

Công văn 6394/BGDĐT-GDQPAN

Theo đó, trong những ngày qua, một số cơ quan thông tấn, báo chí có phản ánh về việc chất lượng bữa ăn không bảo đảm của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội trong thời gian học tập tập trung môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Đại học Bách khoa Hà Nội tập trung thực hiện các nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Công văn 6394/BGDĐT-GDQPAN năm 2024:

- Tăng cường chỉ đạo, quản lý việc tổ chức thực hiện môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh theo các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan.

- Chỉ đạo, xác minh, làm rõ nội dung phản ánh của cơ quan thông tấn, báo chí về chất lượng bữa ăn không bảo đảm của sinh viên trong thời gian học tập tập trung môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh; xử lý nghiêm đối với tập thể và cá nhân có liên quan (nếu có vi phạm) theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức bếp ăn tập trung cho sinh viên học tập môn học giáo dục quốc phòng, an ninh chặt chẽ, đúng quy định; bảo đảm đúng, đủ định xuất bữa ăn; tài chính công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát; bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Quy định về trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm

Trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm được quy định cụ thể tại Điều 68 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:

- Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Bộ quản lý ngành thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại các Điều 61, 62, 63 và 64 Luật An toàn thực phẩm 2010.

- Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ quản lý ngành và sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Trong trường hợp kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm có liên quan đến phạm vi quản lý của nhiều ngành hoặc địa phương, cơ quan chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan để thực hiện.

- Hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm phải bảo đảm nguyên tắc:

+ Khách quan, chính xác, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử;

+ Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức;

+ Không được sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan.

- Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định cụ thể về hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước được phân công.

Xem thêm Công văn 6394/BGDĐT-GDQPAN ban hành ngày 10/10/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 387

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]