Hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp các sự cố về hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi do bão số 3 gây ra

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
30/09/2024 09:45 AM

Hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp các sự cố về hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi do bão số 3 gây ra là nội dung được quy định trong Công văn 7074/BNN-ĐĐ năm 2024.

Hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp các sự cố về hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi do bão số 3 gây ra

Hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp các sự cố về hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi do bão số 3 gây ra (Hình từ Internet)

Ngày 20/9/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn 7074/BNN-ĐĐ kiểm tra, rà soát, tổng hợp các sự cố, hư hỏng về hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi do bão số 3, mưa lũ gây ra và nhu cầu kinh phí khắc phục, sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn.

Hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp các sự cố về hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi do bão số 3 gây ra

Theo nội dung trong Công văn 7074/BNN-ĐĐ năm 2024 thì bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra đợt mưa lũ lớn, đặc biệt lớn, lũ trên một số tuyến sông đã vượt mức lũ lịch sử (như sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái, sông Cầu tại Thái Nguyên, Bắc Ninh, sông Đáy tại Hà Nam, Ninh Bình, sông Trà Lý tại Thái Bình, sông Bùi tại Hà Nội), đỉnh lũ hầu hết các tuyến sông khác lên mức BĐ3 và trên BĐ3, gây ra rất nhiều sự cố, hư hỏng về hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi. Để khẩn trương khắc phục, sửa chữa đảm bảo an toàn theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 143/NQ-CP năm 2024 về các nhiệm vụ trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố:

Khẩn trương tổ chức kiểm tra, rà soát, tổng hợp các sự cố, hư hỏng về hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn và tổng hợp, báo cáo nhu cầu kinh phí khắc phục, sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn (lập danh mục các công trình bị sự cố, hư hỏng cần khắc phục, sửa chữa ngay theo biểu mẫu tại Phụ lục kèm theo Công văn 7074/BNN-ĐĐ năm 2024, trong đó lưu ý sắp xếp theo thứ tự ưu tiên).

Biểu mẫu

Báo cáo tổng hợp nhu cầu kinh phí khắc phục, sửa chữa ngay các sự cố, hư hỏng về hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đề nghị gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 25/9/2024 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác, độ tin cậy của các số liệu báo cáo và nhu cầu kinh phí đề xuất.

Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm thực hiện.

Ngoài ra, trong Nghị quyết 143/NQ-CP Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

- Chủ trì xác định mức độ thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ của các địa phương, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ bố trí dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 để hỗ trợ các địa phương theo quy định pháp luật.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, và các bộ, cơ quan và địa phương vận động các đối tác, nhà tài trợ để huy động các nguồn tài chính, hàng hóa viện trợ của các nước, các tổ chức quốc tế và thực hiện hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời cho người dân, địa phương bị ảnh hưởng.

- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương:

+ Sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước để khẩn trương sửa chữa, sớm đưa vào sử dụng trở lại các công trình dân sinh, trường học, bệnh viện, cơ sở y tế, trạm y tế, thủy lợi...

+ Huy động tối đa các nguồn vốn hợp pháp để gia cố ngay các đoạn đê, kè xung yếu, bị hư hại nghiêm trọng; sửa chữa, khôi phục kết cấu hạ tầng giao thông trên các tuyến huyết mạch; cầu, cống xung yếu; đặc biệt khôi phục kết nối giao thông các khu vực dân cư bị chia cắt, cô lập sau bão lũ; lập kế hoạch xây dựng lại những công trình hư hỏng nghiêm trọng không thể khắc phục.

+ Chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu khẩn trương khắc phục thiên tai, bão lũ, xây dựng phương án thi công phù hợp, khôi phục thi công các công trình trong thời gian sớm nhất để bảo đảm tiến độ các công trình, dự án, nhất là các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng quốc gia.

+ Khẩn trương khôi phục công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, công tác dạy và học tại các trường. Đối với các công trình trường học, cơ sở y tế bị hư hại nặng, không thể tiếp tục sử dụng, trước mắt dựng trường tạm để học sinh đến học tập ngay trong tháng 9 năm 2024, cơ sở y tế tạm để phục vụ khám, chữa bệnh sau đó lên kế hoạch xây dựng lại những công trình không thể tiếp tục sử dụng.

- Phối hợp với Bộ Công Thương và các địa phương theo dõi sát tình hình, diễn biến nguồn cung, giá cả hàng hóa trên địa bàn, nhất là tại các khu vực vừa xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất nặng nề, kịp thời bảo đảm nguồn cung, kiểm soát giá cả, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, đẩy giá, lợi dụng thiên tai, bão lũ để trục lợi.

- Tập trung chỉ đạo, có kế hoạch sản xuất linh hoạt, hiệu quả và các biện pháp khắc phục hậu quả để khôi phục sản xuất nông nghiệp ngay sau bão, mưa lũ; tổng hợp nhu cầu, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định hỗ trợ giống, thức ăn, hóa chất và các vật tư cần thiết cho các địa phương để khôi phục sản xuất nông nghiệp; chỉ đạo kiểm tra, rà soát, tổng hợp các sự cố, hư hỏng về hệ thống đê điều, hồ chứa thủy lợi do bão, mưa lũ và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ nhu cầu kinh phí khắc phục, sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn.

-  Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lũ, ngập lụt, sạt lở... trong thời gian tới (xem thêm tại đây)

Xem thêm Công văn 7074/BNN-ĐĐ ban hành ngày 20/9/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 443

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn