Danh mục thực phẩm đã xác định mã số hàng hóa phải kiểm tra ATTP nhập khẩu thuộc quản lý của Bộ Y tế (Thông tư 15/2024/TT-BYT)

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
23/09/2024 14:53 PM

Sau đây là danh mục thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Danh mục thực phẩm đã xác định mã số hàng hóa phải kiểm tra ATTP nhập khẩu thuộc quản lý của Bộ Y tế (Thông tư 15/2024/TT-BYT)

Danh mục thực phẩm đã xác định mã số hàng hóa phải kiểm tra ATTP nhập khẩu thuộc quản lý của Bộ Y tế (Thông tư 15/2024/TT-BYT) (Hình từ Internet)

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 15/2024/TT-BYT ngày 19/9/2024 về Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Danh mục thực phẩm đã xác định mã số hàng hóa phải kiểm tra ATTP nhập khẩu thuộc quản lý của Bộ Y tế (Thông tư 15/2024/TT-BYT)

Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BYT như sau:

Danh mục

Nguyên tắc áp dụng Danh mục thực phẩm đã xác định mã số hàng hóa phải kiểm tra ATTP nhập khẩu thuộc quản lý của Bộ Y tế (Thông tư 15/2024/TT-BYT)

Nguyên tắc áp dụng Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế theo Điều 3 Thông tư 15/2024/TT-BYT như sau:

- Trường hợp có sự khác biệt, không thống nhất trong việc phân loại và xác định mã số hàng hóa đối với các hàng hóa thuộc Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BYT, việc xác định mã số hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

- Đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chưa được liệt kê và xác định mã số hàng hóa trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư này, việc xác định mã số hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan. Sau khi thông quan, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu có văn bản gửi về Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) để làm cơ sở phối hợp với Bộ Tài chính xem xét thống nhất, cập nhật và ban hành Danh mục bổ sung.

- Việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế theo quy định tại Điều 37 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được thực hiện như sau:

+ Đối với hàng hóa có tên trong Danh mục: thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật an toàn thực phẩm 2010 và Điều 16 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

+ Đối với hàng hóa không thuộc Danh mục nhưng không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có) hoặc có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất: áp dụng phương thức kiểm tra chặt theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 17 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan hải quan thời điểm áp dụng, dừng áp dụng phương thức kiểm tra chặt đối với các trường hợp này.

- Các trường hợp thực phẩm nhập khẩu sau thuộc đối tượng miễn hoặc không thuộc đối tượng kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm:

+ Hàng hóa có tên trong Danh mục nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm);

+ Hàng hóa có tên trong Danh mục nhưng không nhằm mục đích sử dụng làm thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;

+ Hàng hóa là dụng cụ, vật liệu bao gói có tên trong Danh mục nhưng không chứa đựng và không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

+ Hàng hóa không thuộc Danh mục, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 2 Thông tư 15/2024/TT-BYT.

- Đối với Phụ gia thực phẩm hỗn hợp mà thành phần có từ hai (02) chất phụ gia thực phẩm trở lên có tên trong Danh mục, mã HS của hàng hóa được xác định theo sáu (06) quy tắc phân loại tổng quát ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Xem thêm tại Thông tư 15/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 02/11/2024.

Thông tư 28/2021/TT-BYT hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư 15/2024/TT-BYT có hiệu lực.


 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,343

Bài viết về

lĩnh vực Xuất nhập khẩu

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn