Tải App trên Android

Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
23/09/2024 19:15 PM

Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là nội dung được quy định trong Công văn 04/BCĐCTMTQG năm 2024.

Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (Hình từ Internet)

Ngày 06/9/2024, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 ban hành Công văn 04/BCĐCTMTQG tập trung đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Theo đó, để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện Chương trình và phấn đấu hoàn thành mục tiêu được giao đảm bảo thực chất, hiệu quả và bền vững, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương) giai đoạn 2021-2025 đề nghị Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương (huyện, xã) có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh một số nội dung trọng tâm được quy định cụ thể tại Công văn 04/BCĐCTMTQG năm 2024 như sau:

(1) Tập trung, quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình để hoàn thành các mục tiêu về xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, thị xã/thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã đăng ký đạt được trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

(2) Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện, nâng cao chất lượng thẩm định địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới:

- Khẩn trương rà soát, ban hành đầy đủ quy định cụ thể các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao cấp xã, huyện đã được phân cấp tại Quyết định 211/QĐ-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện, ban hành văn bản hợp nhất (thay thế các văn bản đã ban hành, nếu cần thiết) đảm bảo đồng bộ, khả thi, dễ theo dõi, phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương, làm căn cứ để thống nhất áp dụng thực hiện trên địa bàn.

Các văn bản nêu trên của UBND cấp tỉnh, sau khi được ban hành, đề nghị gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương - Số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội và địa chỉ thư điện tử: [email protected] ) và các bộ, ngành trung ương có liên quan để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025.

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới theo thẩm quyền được phân cấp tại Quyết định 18/2022/QĐ-TTgQuyết định 03/2024/QĐ-TTg; trong đó chú trọng một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

+ Cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện thẩm tra, thẩm định các xã cần đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Bộ tiêu chí và chất lượng đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra, thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; nghiêm túc chấn chỉnh và không để xảy ra tình trạng nợ tiêu chí hoặc thiếu các chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí về xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu...

Công tác thẩm tra, thẩm định cần đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan của địa phương phụ trách các tiêu chí, chỉ tiêu; chỉ xem xét, tổ chức thẩm tra, thẩm định và công nhận đối với các địa phương đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện, mức đạt chuẩn các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định; tuân thủ các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận, công bố và thu hồi quyết định công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

+ Đối với các đơn vị cấp huyện đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới: cấp huyện cần rà soát để đảm bảo chất lượng tiêu chí các xã và tiêu chí cấp huyện, nhất là các tiêu chí về quy hoạch, môi trường, nước sạch và tổ chức sản xuất ở nông thôn, cấp tỉnh tổ chức thẩm tra cần đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, phải có sự phối hợp chặt chẽ và chịu trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan ; chỉ xem xét, tổ chức thẩm tra đối với các địa phương (cấp xã, cấp huyện) đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện, mức đạt chuẩn các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao theo quy định (trong đó văn bản thẩm tra của các sở, ngành cấp tỉnh cần đánh giá “Đạt” đối với các chỉ tiêu, tiêu chí phụ trách), trước khi gửi hồ sơ về trung ương đề nghị thẩm định cấp huyện.

- Tiếp tục chú trọng, quan tâm đến công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội; công tác duy trì bền vững kết quả và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới sau đạt chuẩn.

(3) Tiếp tục đẩy mạnh triển khai, thực hiện các chương trình chuyên đề, đặc biệt là tiến độ xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai các mô hình thí điểm, đảm bảo chất lượng, hiệu quả gắn với mục tiêu của các chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tập trung các giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của người dân; ưu tiên triển khai, hỗ trợ nâng cao năng lực, phát triển các sản phẩm OCOP, du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với lợi thế của từng địa phương; nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP các cấp, đặc biệt là cấp huyện, tránh tình trạng xuê xoa, chạy theo thành tích; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP sau khi được công nhận nhằm nâng cao uy tín, giá trị sản phẩm OCOP.

Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường nông thôn; quan tâm mở rộng mạng lưới cung cấp và đảm bảo chất lượng nước sạch nông thôn; tăng cường thực hiện phân loại chất thải tại hộ gia đình và công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt; kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất có phát sinh chất thải; tiếp tục xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp.

Kịp thời phản ánh các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các chương trình chuyên đề về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để được hướng dẫn, tháo gỡ.

(4) Thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực, trong đó, huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai Chương trình. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được giao đảm bảo hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật; không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.

Kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, làm thất thoát tài sản, gây bức xúc trong dư luận. Phấn đấu đến hết năm 2024 giải ngân 100% vốn thực hiện Chương trình được giao (bao gồm các nguồn vốn từ các năm trước được kéo dài sang thực hiện trong năm 2024).

Ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ thực hiện 06 chương trình chuyên đề, nhất là các mô hình chỉ đạo điểm của trung ương; kinh phí duy tu, bảo dưỡng các công trình đã đạt chuẩn, để đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn; đầu tư cho các địa bàn khó khăn để góp phần thu hẹp khoảng cách trong xây dựng nông thôn mới giữa các vùng, miền.

(5) Phát huy tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân cư đối với việc duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn. 

Chú trọng đến kết quả lấy ý kiến hài lòng của người dân trong xem xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; có giải pháp khắc phục đối với từng vấn đề cụ thể được nhiều người dân cùng quan tâm, phản ánh.

(6) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chỉ tiêu đối với các xã, huyện sau khi công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình.

Xem thêm Công văn 04/BCĐCTMTQG ban hành ngày 06/9/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 592

Bài viết về

lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]