Tăng cường giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe trên địa bàn TPHCM

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
12/09/2024 12:45 PM

Bài viết sau có nội dung về việc tăng cường giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe trên địa bàn TPHCM trong Kế hoạch 5536/KH-GDMN năm 2024.

Tăng cường giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe trên địa bàn TPHCM

Tăng cường giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe trên địa bàn TPHCM (Hình từ Internet)

Ngày 04/9/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch 5536/KH-GDMN triển khai nhiệm vụ giáo dục mầm non Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2024-2025.

Tăng cường giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe trên địa bàn TPHCM

Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố, Giáo dục Mầm non Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ Giáo dục Mầm non, năm học 2024 - 2025 thì Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có các yêu cầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm học 2024-2025 với các nội dung cụ thể được quy định trong Kế hoạch 5536/KH-GDMN năm 2024 như sau:

- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các văn bản quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh, chủ động xây dựng các phương án, kịch bản thích ứng kịp thời; chú ý một số bệnh: bạch hầu, sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng…; các quy định về công tác phòng chống bạo hành trẻ em, bảo đảm an toàn trường học; tăng cường giáo dục trẻ kỹ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự bảo vệ chăm sóc sức khỏe; hướng dẫn cơ sở giáo dục mầm non thực hiện tốt Thông tư 45/2021/TT- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non;

Chú trọng công tác tự kiểm tra, đánh giá các tiêu chuẩn về an toàn nhằm phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không bảo đảm an toàn, chất lượng tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định và tuân thủ pháp luật.

- Thực hiện tốt công tác y tế trường học theo quy định, phối hợp với ngành Y tế thực hiện các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh phòng dịch, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; bảo đảm 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới.

- Phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GV, NV trong công tác đảm bảo an toàn, phòng chống bạo lực học đường, quyền con người, quyền trẻ em, lồng ghép nội dung giáo dục phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục mầm non tiếp tục tăng cường cho trẻ tham gia chương trình thể dục thể thao 10 môn phối hợp và chú trọng phát triển thể chất cho trẻ nhà trẻ. Tiếp tục duy trì các biện pháp chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì; xây dựng các bài tập trò chơi tăng cường vận động cho trẻ.

- Tiếp tục thực hiện các nội dung hoạt động Giáo dục giới tính cho trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi.

Ngoài ra, việc đảm bảo tiêu chuẩn về dinh dưỡng, chất lượng bữa ăn của trẻ; các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn như sau:

Chỉ đạo phòng GDĐT tiếp tục hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non nghiêm túc đảm bảo các tiêu chuẩn về dinh dưỡng theo quy định tại Văn bản hợp nhất 01/VBHN- BGDĐT; thực hiện nghiêm túc việc tổ chức công tác nuôi dưỡng theo quy định về số bữa ăn, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, phân bố bữa ăn phù hợp; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, chất lượng bữa ăn trong các cơ sở giáo dục mầm non; phát huy vai trò giám sát của cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ trong việc bảo đảm chất lượng bữa ăn; không thực hiện hợp đồng dịch vụ cung cấp suất ăn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non; nghiêm túc đảm bảo quy trình bếp một chiều; không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.

Tiếp tục phối hợp đơn vị hỗ trợ kỹ thuật hoàn chỉnh kết nối các phần mềm quản lý công tác bán trú về trục dữ liệu chung của Ngành.

Khuyến khích các cơ sở giáo dục mầm non tiếp tục phát huy, nhân rộng các hoạt động hưởng ứng tuần lễ dinh dưỡng.

Xem thêm Kế hoạch 5536/KH-GDMN ban hành ngày 04/9/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 366

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn