Sẽ bãi bỏ Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
02/09/2024 14:32 PM

Dự kiến Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bãi bỏ Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học.

Sẽ bãi bỏ Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học

Sẽ bãi bỏ Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học (Hình từ Internet)

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục.

Sẽ bãi bỏ Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học

Cụ thể, danh sách các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành trong lĩnh vực giáo dục dự kiến sẽ bãi bỏ bao gồm:

- Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT ban hành Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.

- Thông tư 10/2019/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng giáo dục và đào tạo thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

- Thông tư 13/2019/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Quyết định 49/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục hòa nhập học sinh tàn tật, khuyết tật cấp trung học cơ sở.

- Thông tư 05/2009/TT-BGDĐT ban hành Chương trình bỗi dưỡng cán bộ quản lý về quản lý giáo dục hòa nhập.

Như vậy, Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học là một trong các văn bản quy phạm pháp luật dự kiến sẽ bị bãi bỏ toàn bộ.

Việc đề xuất bỏ Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu lý do như sau: Theo quy định tại Điểm c khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì: “Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;”.

Vì vậy, giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học không cần chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Được biết, Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học tại Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT nhằm trang bị kiến thức và kĩ năng nghiệp vụ s­ư phạm cơ bản về giảng dạy đại học cho các đối tượng chưa qua đào tạo về nghiệp vụ sư phạm muốn trở thành giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học theo h­ướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, nhằm bổ sung nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n­ước và hội nhập quốc tế.

Trong đó thể hiện các mục tiêu cụ thể như sau:

(1) Về kiến thức

Người học được trang bị:

- Các kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục học đại học; vai trò và sứ mệnh của giáo dục đại học, những xu hướng phát triển của giáo dục đại học hiện đại;

- Các kiến thức cơ bản về tâm lí học, lí luận dạy học đại học, phương pháp và kĩ thuật dạy học đại học;

- Những vấn đề cơ bản về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học.

(2) Về kĩ năng

Người học được cung cấp:

- Các kĩ năng thiết kế kế hoạch dạy học, tổ chức bài học và hướng dẫn phương pháp tự học, tự nghiên cứu cho người học;

- Các kĩ năng xây dựng, phát triển chương trình dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở đại học; kĩ năng nghiên cứu khoa học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học;

- Các kĩ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá quá trình dạy học; kĩ năng đọc, viết, trình diễn và giao tiếp trong quá trình dạy học;

- Các kĩ năng tổ chức và quản lí trường đại học, cao đẳng (cấp bộ môn, khoa), quản lí người học theo quy định và nhiệm vụ của giảng viên.

(3) Về thái độ

Giúp người học:

- Hình thành ý thức nghề nghiệp, đạo đức và tác phong sư­ phạm mẫu mực của nhà giáo trong cơ sở giáo dục đại học;

- Hình thành lòng say mê và hứng thú trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học;

- Thể hiện thái độ khách quan, khoa học trong tổ chức và quản lí quá trình dạy học.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,863

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]