11 thành phố là đô thị loại I của Vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Lê Nguyễn Anh Hào
26/08/2024 16:12 PM

Tại Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024, dự kiến đến năm 2030 sẽ có 11 thành phố là đô thị loại I của Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

11 thành phố là đô thị loại I của Vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030

11 thành phố là đô thị loại I của Vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (Hình từ internet)

Ngày 22/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 891/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

11 thành phố là đô thị loại I của Vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030

Cụ thể, theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024, đã công bố Quy hoạch hệ thống đô thị đến năm 2030 với các danh mục các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III của 06 vùng trên cả nước.

Trong đó, tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024, đã nêu danh sách các đô thị loại I trên cả nước được quy hoạch đến năm 2030.

Đối với Vùng đồng bằng sông Cửu Long được quy hoạch có 11 thành phố là đô thị Loại I như sau:

STT

Đô thị

Tỉnh

Dự kiến loại đô thị đến năm 2030

1

Tân An

Long An

Loại I

2

Mỹ Tho

Tiền Giang

Loại I

3

Bến Tre

Bến Tre

Loại I

4

Sa Đéc

Đồng Tháp

Loại I

5

Cao Lãnh

Đồng Tháp

Loại I

6

Long Xuyên

An Giang

Loại I

7

Rạch Giá

Kiên Giang

Loại I

8

Phú Quốc

Kiên Giang

Loại I

9

Sóc Trăng

Sóc Trăng

Loại I

10

Bạc Liêu

Bạc Liêu

Loại I

11

Cà Mau

Cà Mau

Loại I

 Quan điểm phát triển Quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia

Tại Quyết định 891/QĐ-TTg năm 2024 đã đưa ra quan điểm phát triển như sau:

- Phát huy tối đa lợi thế của quốc gia, vùng, địa phương để phát triển đô thị trở thành động lực giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế đất nước, phát triển hài hòa đô thị và nông thôn.

- Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, kế thừa các kết quả đạt được sau hơn 35 năm đổi mới; tổ chức không gian phù hợp với tiềm năng lợi thế khu vực; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; bảo tồn di sản kiến trúc, cảnh quan, đô thị, bản sắc văn hóa vùng, miền và nâng cao chất lượng đô thị - nông thôn; phát triển hài hoà giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Phát triển hệ thống đô thị theo mô hình mạng lưới; có trọng tâm, trọng điểm; tập trung phát triển vùng đô thị lớn, các đô thị lớn, có năng lực cạnh tranh để hình thành các cực tăng trưởng quốc gia, cạnh tranh quốc tế; tập trung phát triển đô thị, nông thôn tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao và các tiềm năng, lợi thế khác để hình thành vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy đến các đô thị vừa và nhỏ, đô thị miền núi và hải đảo, các khu vực nông thôn.

- Xây dựng nông thôn hiện đại, tăng cường liên kết nông thôn - đô thị, thúc đẩy đô thị hóa nông thôn. Tổ chức phân bố đô thị, nông thôn hợp lý tạo sự phát triển cân đối hài hòa giữa các vùng, các tỉnh; có cơ chế, chính sách, nguồn lực phù hợp với điều kiện của nền kinh tế để bảo đảm cung cấp các dịch vụ hạ tầng, đặc biệt là dịch vụ về văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục; từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa bàn thuận lợi và địa bàn khó khăn miền núi, hải đảo; giữa các đô thị lớn với đô thị vừa và nhỏ, giữa đô thị với nông thôn.

- Tổ chức không gian phát triển đô thị, nông thôn hiệu quả; gắn kết giữa khu vực đất liền với không gian biển; gắn kết với hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình trọng điểm quốc gia về giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không; chú trọng việc kết nối các hành lang kinh tế trong nước với các hành lang kinh tế của khu vực và quốc tế. Xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn với cấp độ thích hợp; quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả không gian ngầm, không gian trên cao; từng bước hiện đại hóa hệ thống hạ tầng đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và áp dụng kinh tế tuần hoàn, tiến bộ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của từng đô thị và khu vực nông thôn. Phát triển đô thị, nông thôn phù hợp với các chương trình mục tiêu quốc gia, các cam kết quốc tế, các chỉ đạo chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2030.

Xem thêm tại Quyết định 891/QĐ-TTg ban hành ngày 22/8/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,040

Bài viết về

lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn