Sẽ tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
20/08/2024 12:00 PM

Bài viết sau có nội dung về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn Thành phố Hà Nội được quy định trong Công điện 09/CĐ-UBND năm 2024.

Sẽ tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Sẽ tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Hình từ Internet)

Ngày 13/8/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Công điện 09/CĐ-UBND tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Sẽ tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Theo đó, để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 78/CĐ-TTg năm 2024 về việc tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại khu vực Bắc Bộ, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu tập trung ứng phó nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong Công điện 09/CĐ-UBND năm 2024 như sau:

(1) Thủ trưởng các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị trên địa bàn Thành phố tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố tại Công điện 08/CĐ-UBND năm 2024 với tinh thần khẩn trương nhất, quyết liệt, kịp thời, hiệu quả, không để bị động, bất ngờ trong ứng phó với thiên tai, đặc biệt là nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, úng ngập nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng, giảm thiểu thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

(2) Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã

- Tiếp tục chỉ đạo rà soát kỹ các khu dân cư, kịp thời phát hiện các khu vực có nguy cơ mất an toàn, nhất là các khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, ngập sâu; chủ động bố trí lực lượng, phương tiện kiên quyết di dời dân ra khỏi nơi khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.

- Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, mưa lũ trên địa bàn; chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả theo “phương châm bốn tại chỗ”, trong đó đặc biệt lưu ý công tác truyền thông, bảo đảm mọi người dân nắm được thông tin về nguy cơ mưa lũ, úng ngập, sạt lở đất, lũ quét; tổ chức kiểm soát, hướng dẫn giao thông trong thời gian xảy ra mưa lũ, nhất là việc đi lại qua ngầm tràn, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, khu vực nước ngập sâu.

- Bố trí lực lượng, phương tiện, lương thực, nhu yếu phẩm tại các khu vực xung yếu có nguy cơ xảy ra chia cắt khi mưa lũ lớn, sạt lở đất, ngập lụt để kịp thời thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ người dân khi có tình huống.

- Chủ động huy động phương tiện, lực lượng, ngân sách và các nguồn lực của địa phương để triển khai ngày công tác khắc phục hậu quả thiên tai; trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương cần kịp thời báo cáo cơ quan chức năng để việc hỗ trợ theo đúng quy định.

(3) Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, úng ngập, sạt lở đất, lũ quét theo quy định, bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an toàn giao thông và kịp thời khắc phục nhanh sự cố công trình đê điều, thủy lợi, giao thông chính.

(4) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô, Giám đốc Công an Thành phố chỉ đạo công an địa phương, các lực lượng quân đội đóng trên địa bàn chủ động phối hợp với các địa phương triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ, chủ động sơ tán sớm, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu của địa phương.

(5) Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế và Đô thị, Trung tâm Thông tin điện tử Thành phố và các phương tiện truyền thông trên địa bàn Thành phố tăng thời lượng phát sóng, đưa tin để người dân nắm được thông tin về nguy cơ, diễn biến thiên tai, biết được kỹ năng ứng phó khi thiên tai xảy ra nhằm giảm thiểu thiệt hại.

(6) Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7 theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế; kịp thời báo cáo, tham mưu Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

Xem thêm Công điện 09/CĐ-UBND ban hành ngày 13/8/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 390

Bài viết về

Phòng chống lụt bão

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn