Tỷ lệ nghèo đa chiều của Việt Nam hiện nay

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
21/02/2024 16:19 PM

Cho tôi hỏi tỷ lệ nghèo đa chiều của Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Tiêu chuẩn như thế nào thì được xem là nghèo đa chiều? – Văn Vũ (Thái Nguyên)

Tỷ lệ nghèo đa chiều của Việt Nam hiện nay

Tỷ lệ nghèo đa chiều của Việt Nam hiện nay (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Tỷ lệ nghèo đa chiều của Việt Nam hiện nay

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định 134/QĐ-LĐTBXH ngày 31/01/2024 công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025.

Theo Điều 1 Quyết định 134/QĐ-LĐTBXH công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 trên phạm vi toàn quốc như sau:

Tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo)

- Chung toàn quốc: Tỷ lệ nghèo đa chiều là 5,71%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 1.586.336 hộ.

- Theo các vùng

+ Trung du và miền núi phía Bắc: Tỷ lệ nghèo đa chiều là 18,20%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 587.952 hộ.

+ Đồng bằng sông Hồng: Tỷ lệ nghèo đa chiều là 1,87%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 129.779 hộ.

+ Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung: Tỷ lệ nghèo đa chiều là 8,03%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 460.456 hộ.

+ Tây Nguyên: Tỷ lệ nghèo đa chiều là 12,46%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 195.795 hộ.

+ Đông Nam Bộ: Tỷ lệ nghèo đa chiều là 0,23%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 10.791 hộ.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: Tỷ lệ nghèo đa chiều là 4,15%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều là 201.563 hộ.

Hộ nghèo

- Chung cả nước: Tỷ lệ hộ nghèo là 2,93%; tổng số hộ nghèo là 815.101 hộ.

- Theo các vùng

+ Trung du và miền núi phía Bắc: Tỷ lệ hộ nghèo là 11,29%; tổng số hộ nghèo là 364.681 hộ.

+ Đồng bằng sông Hồng: Tỷ lệ hộ nghèo là 0,72%; tổng số hộ nghèo là 50.149 hộ.

+ Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung: Tỷ lệ hộ nghèo là 3,83%; tổng số hộ nghèo là 219.750 hộ.

+ Tây Nguyên: Tỷ lệ hộ nghèo là 6,40%; tổng số hộ nghèo là 100.563 hộ.

+ Đông Nam Bộ: Tỷ lệ hộ nghèo là 0,13%; tổng số hộ nghèo là 6.239 hộ.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: Tỷ lệ hộ nghèo là 1,52%; tổng số hộ nghèo là 73.719 hộ.

Hộ cận nghèo

- Chung cả nước: Tỷ lệ hộ cận nghèo là 2,78%; tổng số hộ cận nghèo là 771.235 hộ.

- Theo các vùng

+ Trung du và miền núi phía Bắc: Tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,91%; tổng số hộ cận nghèo là 223.271 hộ.

+ Đồng bằng sông Hồng: Tỷ lệ hộ cận nghèo là 1,15%; tổng số hộ cận nghèo là 79.630 hộ.

+ Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung: Tỷ lệ hộ cận nghèo là 4,20%; tổng số hộ cận nghèo là 240.706 hộ.

+ Tây Nguyên: Tỷ lệ hộ cận nghèo là 6,06%; tổng số hộ cận nghèo là 95.232 hộ.

+ Đông Nam Bộ: Tỷ lệ hộ cận nghèo là 0,10%; tổng số hộ cận nghèo là 4.552 hộ.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: Tỷ lệ hộ cận nghèo là 2,63%; tổng số hộ cận nghèo là 127.844 hộ.

Huyện nghèo

Theo Quyết định 353/QĐ-TTg ngày 15/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025:

+ Tỷ lệ nghèo đa chiều là 47,94%; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo là 471.571 hộ.

+ Tỷ lệ hộ nghèo là 31,72%; tổng số hộ nghèo là 311.981 hộ.

+ Tỷ lệ hộ cận nghèo là 16,22%; tổng số hộ cận nghèo là 159.590 hộ.

Như vậy, theo công bố của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tỷ lệ nghèo đa chiều chung toàn quốc (bao gồm tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo) năm 2023 là 5,71% và cả nước có hơn 1,58 triệu hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều. Trong đó, trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ nghèo đa chiều cao nhất Việt Nam với 18,2%.

Tiêu chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025

Căn cứ Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 được quy định như sau:

Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025

- Tiêu chí thu nhập

+ Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.

+ Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

- Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản

+ Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.

+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

+ Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025

- Chuẩn hộ nghèo

+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Chuẩn hộ cận nghèo

+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

- Chuẩn hộ có mức sống trung bình

+ Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.

+ Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

- Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại Khoản 2 Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025.

Như vậy, dựa theo tiêu chí thu nhập với mức thu nhập ở khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng/người/tháng và khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng thì có thể được xem là nghèo đa chiều nếu cũng đáp ứng được các tiêu chí về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Đoàn Đức Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,599

Bài viết về

Hộ nghèo, hộ cận nghèo

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn