Tiêu chí xác định loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Đề xuất) (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP |
Theo khoản 3 Điều 1 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP đề xuất bổ sung Điều 3a về tiêu chí xác định loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như sau:
1.1 Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm I
- Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được xem xét bổ sung vào Nhóm I khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
+ Loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN hoặc Sách Đỏ Việt Nam ở bậc đe dọa từ Nguy cấp (EN) đến cực kỳ nguy cấp (CR) hoặc loài có tên trong Phụ lục I CITES;
+ Loài được xác định qua nghiên cứu khoa học của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam cho thấy quần thể loài này có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng trong tự nhiên trong vòng 3 thế hệ hoặc 10 năm tới;
+ Loài bị đe dọa tuyệt chủng do tác động của các hoạt động khai thác, buôn bán quá mức, nếu không có biện pháp quản lý sẽ dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng trong thời gian 10 năm tới;
+ Loài đặc hữu, có vùng phân bố hẹp trong nước với diện tích phạm vi phân bố nhỏ hơn 5000 km2.
- Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng có phân bố tự nhiên tại Việt Nam đang bị đe doạ tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm:
+ Nhóm IA: Các loài thực vật rừng.
+ Nhóm IB: Các loài động vật rừng.
1.2 Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II
- Thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được xem xét bổ sung vào Nhóm II khi đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
+ Loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN hoặc Sách Đỏ Việt Nam ở bậc đe dọa từ sẽ nguy cấp (VU) trở lên hoặc loài có tên trong Phụ lục II, III CITES;
+ Loài được xác định qua nghiên cứu khoa học của Cơ quan khoa học CITES Việt Nam cho thấy loài này sẽ trở thành nguy cấp;
+ Các loài chưa bị đe doạ tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại;
+ Các loài đặc hữu của Việt Nam.
- Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng có phân bố tự nhiên tại Việt Nam chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm:
+ Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.
+ Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.
- Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP, gồm:
+ Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng có phân bố tự nhiên tại Việt Nam đang bị đe doạ tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm:
Nhóm IA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IB: Các loài động vật rừng.
+ Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng có phân bố tự nhiên tại Việt Nam chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm:
Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.
(Khoản 4 Điều 1 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP)
Nguyễn Ngọc Quế Anh