04 tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
30/04/2023 11:50 AM

04 tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là nội dung được đề cập tại Nghị định 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 do Chính phủ ban hành.

04 tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền

04 tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền (Hình từ Internet)

Ngày 28/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.

1. Các nguyên tắc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền

Việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Nghị định 19/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo các tiêu chí, phương pháp được pháp luật quy định, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

- Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền phải xác định được mức độ rủi ro về rửa tiền của quốc gia.

- Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện sau đánh giá và cập nhật chính sách, chiến lược về phòng, chống rửa tiền tương ứng trong từng thời kỳ.

- Thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thu thập từ cơ sở dữ liệu của các cơ quan có thẩm quyền, đối tượng báo cáo, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.

2. 04 tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền

Theo Điều 4 Nghị định 19/2023/NĐ-CP, các tiêu chí đánh gia rủi ro quốc gia về rửa tiền bao gồm:

(1) Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền; tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền và tiêu chí hậu quả rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực.

(2) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực, cụ thể như sau:

- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng tội phạm nguồn trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá;

- Tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá.

(3) Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền bao gồm tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý và tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật, cụ thể như sau:

- Tiêu chí tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý bao gồm tính đầy đủ của các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực;

- Tiêu chí tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật bao gồm tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật của quốc gia; của ngành, lĩnh vực và mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực.

(4) Tiêu chí hậu quả của rửa tiền bao gồm:

- Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền kinh tể;

- Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với hệ thống tài chính;

- Tiêu  chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với ngành, lĩnh vực;

- Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với xã hội.

3. Các phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền

Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là phương pháp chấm điểm.

Theo đó, phương pháp chấm điểm được thực hiện trên cơ sở sử dụng bộ công cụ tính điểm đối với từng tiêu chí nêu tại mục 2 để xếp hạng theo thang điểm từ 1 đến 5, cụ thể như sau:

- Đối với tiêu chí nguy cơ rửa tiền:

+ Điểm 5 là có nguy cơ rửa tiền cao;

+ Điểm 4 là có nguy cơ rửa tiền trung bình cao;

+ Điểm 3 là có nguy cơ rửa tiền trung bình;

+ Điểm 2 là có nguy cơ rửa tiền trung bình thấp;

+ Điểm 1 là có nguy cơ rửa tiền thấp;

- Đối với tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền:

+ Điểm 5 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền thấp;

+ Điểm 4 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình thấp;

+ Điểm 3 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình;

+ Điểm 2 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình cao;

+ Điểm 1 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền cao;

-  Đối với tiêu chí hậu quả của rửa tiền:

+ Điểm 5 là có hậu quả của rửa tiền cao;

+ Điểm 4 là có hậu quả của rửa tiền trung bình cao;

+ Điểm 3 là có hậu quả của rửa tiền trung bình;

+ Điểm 2 là có hậu quả của rửa tiền trung bình thấp;

+ Điểm 1 là có hậu quả của rửa tiền thấp;

-  Đối với tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền:

+ Điểm 5 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền cao;

+ Điểm 4 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình cao;

+ Điểm 3 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình;

+ Điểm 2 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình thấp;

+ Điểm 1 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền thấp.

(Khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định 19/2023/NĐ-CP)

Nghị định 19/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ quy định về mức giá trị giao dịch tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 6 Nghị định 19/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12 /2023.

Trong thời gian điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 6 Nghị định 19/2023/NĐ-CP chưa có hiệu lực thi hành, đối tượng báo cáo tiếp tục thực hiện quy định về mức giá trị giao dịch tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị định 116/2013/NĐ-CP.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,451

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn