Tải App trên Android

Khi nào áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc với nộp đơn khởi kiện?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Thùy Liên
20/11/2020 10:55 AM

Ngày 24/9/2020, Hội đồng thẩm pháp TAND tối cao ban hành Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP

khẩn cấp tạm thời

Theo đó, khi có một trong các căn cứ sau đây, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện theo quy định, thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:

- Do tình thế khẩn cấp, tức là cần được giải quyết ngay, không chậm trễ;

- Cần bảo vệ ngay chứng cứ trong trường hợp nguồn chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được;

- Ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (hậu quả về vật chất hoặc về tinh thần).

Trong đó:

- Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự.

- Trường hợp đơn khởi kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác thì Tòa án đã nhận đơn khởi kiện chuyển ngay hồ sơ khởi kiện và đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/12/2020 và thay thế Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27/4/2005.

Thùy Liên

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 20,583

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]