02 mẫu biên bản thương thảo hợp đồng đấu thầu từ 01/01/2025 (theo Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT)
Ngày 17/11/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT đã quy định về 02 mẫu biên bản thương thảo hợp đồng đấu thầu áp dụng từ ngày 01/01/2025, cụ thể như sau:
(1) Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng theo Phụ lục 4B. Mẫu này áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, phi tư vấn, EPC, EP, EC, PC theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 của Luật Đấu thầu)
Phụ lục 4B |
Các nội dung thương thảo cơ bản trong mẫu này gồm:
- Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa E-HSMT và E-HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong E-HSDT có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
- Thương thảo về các đề xuất thay đổi hoặc phương án kỹ thuật thay thế của nhà thầu nếu trong E-HSMT có quy định cho phép nhà thầu chào phương án kỹ thuật thay thế tại Mục 12.1 E-BDL;
- Thương thảo về nhân sự:
- Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;
- Thương thảo về các sai sót không nghiêm trọng quy định;
- Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.
(2) Mẫu biên bản thương thảo hợp đồng theo Phụ lục 4C. Mẫu này áp dụng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn.
Phụ lục 4C |
Các nội dung thương thảo cơ bản trong mẫu này gồm:
- Thảo luận về điều khoản tham chiếu, phương pháp luận được đề xuất, điều kiện cụ thể của hợp đồng và hoàn thiện phần “Mô tả dịch vụ” của hợp đồng với điều kiện không làm thay đổi đáng kể phạm vi dịch vụ ban đầu theo điều khoản tham chiếu hay điều khoản của hợp đồng;
- Kế hoạch công tác và bố trí nhân sự;
- Tiến độ;
- Giải quyết thay đổi nhân sự (nếu có);
- Bố trí điều kiện làm việc;
- Chi phí dịch vụ tư vấn trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của gói thầu và điều kiện thực tế, bao gồm việc xác định rõ các khoản thuế nhà thầu phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế (nếu có), phương thức nộp thuế (nhà thầu trực tiếp nộp thuế hoặc Chủ đầu tư giữ lại một khoản tiền tương đương với giá trị thuế để nộp thay cho nhà thầu theo quy định của pháp luật hiện hành), giá trị nộp thuế và các vấn đề liên quan khác đến nghĩa vụ nộp thuế phải được nêu cụ thể trong hợp đồng;
- Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;
- Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong E_HSDT (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế của nhà thầu nếu trong E-HSMT có quy định cho phép nhà thầu chào phương án thay thế;
- Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.
Xem thêm Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ các quy định sau đây có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2024:
- Quy định tại khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 20 Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT và các nội dung khác có liên quan đến phê duyệt E-HSMQT, E-HSMST, E-HSMT, kết quả sơ tuyển, mời quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu qua mạng trên Hệ thống;
- Quy định tại các điểm c, d và điểm đ khoản 12 Điều 4 Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT và các nội dung khác có liên quan đến chào giá trực tuyến gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn theo quy trình rút gọn và chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn trong trường hợp xử lý tình huống theo quy định tại Điều 131 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.
Kể từ ngày Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT có hiệu lực thi hành, Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT hết hiệu lực thi hành.