Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Hiện hành, mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn sẽ thực hiện theo mẫu tại Phụ lục 2C ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT.
Phụ lục 2C |
Mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn sẽ có các nội dung thương thảo cơ bản như sau:
+ Nhiệm vụ và phạm vi công việc chi tiết của nhà thầu cần thực hiện;
+ Chuyển giao công nghệ và đào tạo (nếu có);
+ Kế hoạch công tác và bố trí nhân sự;
+ Tiến độ;
+ Giải quyết thay đổi nhân sự (nếu có);
+ Bố trí điều kiện làm việc;
+ Thương thảo về chi phí DVTV trên cơ sở phù hợp với yêu cầu của gói thầu và điều kiện thực tế, bao gồm việc xác định rõ các khoản thuế nhà thầu phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế của Việt Nam (nếu có), phương thức nộp thuế (nhà thầu trực tiếp nộp thuế hoặc Chủ đầu tư giữ lại một khoản tiền tương đương với giá trị thuế để nộp thay cho nhà thầu theo quy định của pháp luật hiện hành), giá trị nộp thuế và các vấn đề liên quan khác đến nghĩa vụ nộp thuế phải được nêu cụ thể trong hợp đồng;
+ Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù hợp, thống nhất giữa E-HSMT và E-HSDT, giữa các nội dung khác nhau trong E-HSDT với nhau dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
+ Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu (nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;
+ Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.
Đối tượng áp dụng mẫu Biên bản thương thảo hợp đồng đối với gói thầu dịch vụ tư vấn gồm:
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT.
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động lựa chọn nhà thầu không thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT nhưng chọn áp dụng quy định của Thông tư 01/2024/TT-BKHĐT. Trong trường hợp này, quy trình thực hiện theo Hướng dẫn sử dụng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Việc đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn sẽ được thực hiện bằng các phương pháp như sau:
(1) Phương pháp giá thấp nhất:
- Phương pháp giá thấp nhất được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, gói thầu tư vấn có quy trình thực hiện rõ ràng theo các tiêu chuẩn có sẵn;
- Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có), trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất được xếp hạng thứ nhất.
(2) Phương pháp giá cố định:
- Phương pháp giá cố định được áp dụng đối với các gói thầu tư vấn đơn giản, phạm vi công việc được xác định chính xác, chi phí thực hiện gói thầu được xác định hợp lý, cụ thể và cố định trong hồ sơ mời thầu;
- Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có), trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) không vượt giá gói thầu và có điểm kỹ thuật cao nhất được xếp hạng thứ nhất.
(3) Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá:
- Phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá được áp dụng đối với gói thầu tư vấn chú trọng tới cả chất lượng và chi phí thực hiện gói thầu;
- Điểm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa điểm kỹ thuật và điểm giá. Khi xây dựng điểm tổng hợp phải bảo đảm nguyên tắc tỷ trọng điểm về kỹ thuật từ 70% đến 80%, điểm về giá từ 20% đến 30% tổng số điểm của thang điểm tổng hợp; tỷ trọng điểm về kỹ thuật cộng với tỷ trọng điểm về giá bằng 100%. Nhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất được xếp hạng thứ nhất.
(4) Phương pháp dựa trên kỹ thuật:
- Phương pháp dựa trên kỹ thuật được áp dụng đối với gói thầu tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao, đặc thù;
- Nhà thầu có hồ sơ dự thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và đạt điểm kỹ thuật cao nhất được xếp hạng thứ nhất, được mời đến mở hồ sơ đề xuất tài chính, làm cơ sở để thương thảo hợp đồng.
(Điều 59 Luật Đấu thầu 2023)