Mẫu báo cáo tổng kết công tác năm của chi bộ và cách ghi
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Báo cáo tổng kết công tác năm của chi bộ là văn bản được chi bộ tiến hành soạn thảo khi kết thúc một nhiệm kỳ nhằm tổng kết tình hình hoạt động của chi bộ sau một năm công tác với các nội dung thực hiện như:
- Công tác lãnh đạo chính trị - tư tưởng;
- Công tác xây dựng chi bộ;
- Công tác lãnh đạo xây dựng cơ quan, đơn vị các tổ chức quần chúng
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện các nghị quyết Trung ương;
- Đánh giá chung và đề xuất, kiến nghị…
Mẫu báo cáo tổng kết công tác năm của chi bộ |
* Cách ghi mẫu báo cáo tổng kết công tác năm của chi bộ
(1) Ghi rõ tên Đảng ủy cấp trên (chủ quản) của chi bộ
(2) Ghi rõ tên Chi bộ
(3) Thứ số theo văn thư lưu trữ tại Chi bộ
(4) Ghi năm thực hiện báo cáo tổng kết công tác
(5) Ghi năm đề ra các phương hướng, nhiệm vụ công tác sẽ thực hiện
(6) Phần tình hình, kết quả công tác năm: Ghi chi tiết, đầy đủ các nội dung tổng kết đã thực hiện sau một năm công tác, bao gồm:
- Công tác lãnh đạo chính trị tư tưởng
- Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị
- Công tác xây dựng chi bộ
- Lãnh đạo xây dựng cơ quan, đơn vị các tổ chức quần chúng
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện nghị quyết Trung ương….
- Đánh giá chung và đề xuất, kiến nghị
Đặc biệt là cần lưu ý, chú trọng nội dung phần “đánh giá chung và đề xuất, kiến nghị”.
(7) Phần phương hướng, nhiệm vụ công tác năm tới: Chi bộ cần vạch ra, xây dựng các nội dung, hoạt động công tác tiên quyết và đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả các phương hướng đó.
(8) Phần đề xuất khen thưởng: Dựa theo các quy định, văn bản hướng dẫn liên quan về tiêu chuẩn khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể đã hoàn thành công tác trong năm và phải thực hiện quy trình xét khen thưởng theo đúng quy định.
* Lưu ý: Mẫu báo cáo tổng kết công tác năm của chi bộ và cách ghi trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo Điều 3 Phần II Quy định 98-QĐ/TW năm 2004, các nhiệm vụ của chi bộ trong lãnh đạo công tác tư tưởng như sau:
- Thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ, công chức và người lao động;
- Phát huy truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần làm chủ, xây dựng tình đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau;
- Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, quần chúng để giải quyết và báo cáo lên cấp trên.
- Kịp thời phổ biến, quán triệt để cán bộ, công chức và người lao động nắm vững và chấp hành đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ của cơ quan;
- Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, kiến thức và năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên.
- Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng đấu tranh chống các quan điểm sai trái, chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bản vị, những hành vi nói, viết và làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những biểu hiện mất dân chủ, gia trưởng, độc đoán, quan liêu, thiếu tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác và ý thức tổ chức, kỷ luật; phòng, chống sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Nhiệm vụ của chi bộ trong lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ được quy định tại Điều 4 Phần II Quy định 98-QĐ/TW năm 2004, cụ thể như sau:
- Cấp ủy tham gia xây dựng và lãnh đạo thực hiện chủ trương về kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan.
- Cấp ủy tham gia ý kiến với ban cán sự đảng, đảng đoàn và lãnh đạo cơ quan về quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật ... đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan. Lãnh đạo việc thực hiện các quyết định đó.
Chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển tài năng.
- Cấp ủy đề xuất ý kiến để cấp trên xem xét, quyết định các vấn đề về tổ chức và cán bộ của cơ quan thuộc thẩm quyền của cấp trên.