Biểu mẫu 24/11/2022 14:40 PM

Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra Đảng viên mới nhất và cách ghi

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
24/11/2022 14:40 PM

Tôi muốn biết mẫu báo cáo kết quả kiểm tra Đảng viên gồm có những nội dung gì và cách ghi ra sao? - Tấn Tài (Trà Vinh)

Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra Đảng viên mới nhất và cách ghi

Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra Đảng viên mới nhất và cách ghi

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Báo cáo kết quả kiểm tra Đảng viên là gì?

Báo cáo kết quả kiểm tra Đảng viên là một loại văn bản báo cáo, nội dung thể hiện về việc kiểm tra các hoạt động công tác; đánh giá, xác minh tiến độ thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao của Đảng viên.

Mục đích của báo cáo kết quả kiểm tra Đảng viên nhằm thu thập, tổng hợp, phân tích các thông tin từ Đảng viên, qua đó phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi thực hiện trái với quy định pháp luật.

2. Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra Đảng viên mới nhất và cách ghi

Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra Đảng viên

* Cách ghi các mẫu báo cáo kết quả kiểm tra Đảng viên mới nhất

(1), (2): Ghi rõ, đúng tên cơ quan quản lý, đơn vị trực thuộc mà Đảng viên đang công tác và sinh hoạt.

(3): Số văn bản báo cáo kết quả kiểm tra Đảng viên (Ví dụ: Số: 22-BC/CB)

(4): Tên Đảng viên được kiểm tra

(5): Dựa trên căn cứ văn bản cấp trên ban hành để tiến hành ghi các nội dung liên quan

(6): Phần này ghi từng nội dung kiểm tra theo Kế hoạch đã đề ra

(7): Ghi đầy đủ, chính xác các thông tin theo yêu cầu trong mẫu

(8): Nêu ra kết quả kiểm tra, giám sát Đảng viên theo từng trình tự tiến hành(phải dựa trên bản giải trình của đảng viên được kiểm tra và ý kiến tham gia của các tổ chức, cá nhân có liên quan để đối chiếu)

(9): Nhận xét chung về ưu điểm, khuyết điểm và mức độ vi phạm (nếu có) theo nội dung kiểm tra

(10): Đưa ra những kiến nghị để Đảng viên khắc phục, sửa chữa.

Lưu ý: Mẫu báo cáo kết quả kiểm tra Đảng viên và cách ghi mẫu chỉ mang tính chất tham khảo.

3. Nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng

Theo Điều 2 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021, các nguyên tắc trong kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng được quy định như sau:

- Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên phải thường xuyên tự kiểm tra.

- Tổ chức đảng cấp trên kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên. Tổ chức đảng, đảng viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo sự phân công của tổ chức đảng có thẩm quyền.

- Công tác kiểm tra, giám sát phải kịp thời phát hiện nhân tố mới, tích cực để phát huy, phải bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung; phải chủ động phát hiện sớm để phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên ngay từ khi còn mới manh nha, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài và lan rộng.

Khi các vụ việc vi phạm được phát hiện, phải cương quyết xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời để răn đe và giáo dục.

- Tuân thủ đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền, phương pháp công tác theo quy định của Đảng; chủ động, kịp thời, công khai, dân chủ, khách quan, công tâm, thận trọng, chặt chẽ, chính xác, nghiêm minh.

- Mọi tổ chức đảng và đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng và đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng, không có ngoại lệ.

- Nguyên tắc, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thi hành kỷ luật đảng được quy định tại Điều lệ Đảng, các quy định, hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Mọi tổ chức đảng và đảng viên phải tuân thủ nhằm bảo đảm việc thi hành kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên được thống nhất, chặt chẽ, công minh, chính xác, kịp thời.

4. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng tại chi bộ

Chi bộ phải thường xuyên tự kiểm tra; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát (xác định cụ thể về nội dung, đối tượng, mốc thời gian, thời gian tiến hành, phương pháp tiến hành, phân công thành viên tổ kiểm tra, giám sát) và tiến hành kiểm tra chấp hành, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giám sát chuyên đề đối với đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, thực hiện chức trách, nhiệm vụ chuyên môn được giao; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng.

Chi bộ chủ yếu giám sát thường xuyên đối với đảng viên nơi công tác, sinh hoạt và nơi cư trú; chi bộ có chi ủy, chi bộ có trên 30 đảng viên và đảng viên hoạt động phân tán hoặc có nhiều tổ chức đảng trực thuộc thì thực hiện giám sát theo chuyên đề.

Nếu phát hiện đảng viên là cấp ủy viên các cấp sinh hoạt tại chi bộ (từ cấp ủy viên cơ sở trở lên) và cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao thì chi bộ báo cáo tổ chức đảng cấp trên trực tiếp để xem xét, kiểm tra hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.

(Theo Hướng dẫn 02-HD/TW năm 2021)

Thanh Rin

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 45,815

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn