Bản án về tranh chấp quyền sử dụng đất số 04/2022/DS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN T, TỈNH P THỌ

BẢN ÁN 04/2022/DS – ST NGÀY 16/08/2022 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Ngày 16 tháng 8 năm 2022, tại Trụ sở Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Phú Thọ xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 04/2022/TLST- DS ngày 24 tháng 3 năm 2022 về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất”. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số:

17/2022/QĐXX-ST ngày 24 tháng 7 năm 2022 giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ông Hà Văn P, sinh năm 1977 (có mặt);

Đa chỉ: khu X 2, xã K, huyện T, tỉnh Phú Thọ.

- Người đại diện theo ủy quyền cho Nguyên đơn: Bà NLQ1, sinh năm 1977 (có mặt);

Đa chỉ: khu X 2, xã K, huyện T, tỉnh Phú Thọ.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nguyên đơn: Ông Bùi Đức D, Trợ giúp viên thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh PhúThọ (có đơn đề nghị vắng mặt);

- Bị đơn: Ông Hà Văn C, sinh năm 1964 và bà Trần Thị Ngh, sinh năm 1965 (có mặt);

Đa chỉ: khu X 2, xã K, huyện T, tỉnh Phú Thọ.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bị đơn: Ông Lã Thành C, Trợ giúp viên thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Thọ (có mặt);

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía Nguyên đơn:

+ Bà NLQ1, sinh năm 1977 (có mặt);

+ Anh NLQ2, sinh năm 1998;

+ Anh NLQ3, sinh năm 2003;

Đa chỉ: khu X 2, xã K, huyện T, tỉnh Phú Thọ.

- Người đại diện theo ủy quyền cho NLQ2, NLQ3: Bà NLQ1, sinh năm 1977 (có mặt);

Đa chỉ: khu X 2, xã K, huyện T, tỉnh Phú Thọ.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía Bị đơn: Anh NLQ4, sinh năm 1987 (vắng mặt);

Đa chỉ: khu X 2, xã K, huyện T, tỉnh Phú Thọ.

- Người đại diện theo ủy quyền cho NLQ4: Ông Hà Văn C, sinh năm 1964 (có mặt);

Đa chỉ: khu X 2, xã K, huyện T, tỉnh Phú Thọ.

- Người làm chứng: Ông NLC, sinh năm 1976 (vắng mặt);

Đa chỉ: khu T, xã K, huyện T, tỉnh Phú Thọ.

NỘI DUNG VỤ ÁN

[1]. Tại đơn khởi kiện đề ngày 31/12/2021, đơn khởi kiện bổ sung ngày 24/3/2022 những lời khai trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa Nguyên đơn, Người đại diện theo ủy quyền của Nguyên đơn trình bày:

Năm 2002, gia đình ông Hà Văn P được UBND huyện Thanh Sơn (nay là huyện T) giao cho quyền sử dụng thửa đất số 02 tờ bản đồ số 08 diện tích 80168m2 ti đồi Suối Lóng thuộc khu T, xã K. Sau khi được giao đất, gia đình ông trồng cây lâm nghiệp. Tuy nhiên, phần đất ở chân đồi giáp suối, gia đình chưa sử dụng. Năm 2021, gia đình ông Hà Văn C và bà Trần Thị Ngh đã canh tác, sử dụng trồng cây ngô, sắn vào 3118,9 m2 đất lâm nghiệp mà gia đình ông được giao. Đã nhiều lần gia đình ông yêu cầu ông C bà Ngh trả, nhưng ông bà không trả lại đất cho gia đình ông. Nay, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, ông P yêu cầu Tòa án giải quyết như sau:

- Buộc ông Hà Văn C bà Trần Thị Ngh phải trả lại 3118,9m2 đt lâm nghiệp đã lấn chiếm của gia đình ông tại đồi Suối Lóng thuộc khu T, xã K thuộc thửa đất số 02 tờ bản đồ số 08 mà UBND huyện Thanh Sơn (nay là huyện T) đã giao cho gia đình ông theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ông.

[2]. Trong quá trình giải quyết vụ án và tại phiên tòa các Bị đơn ông Hà Văn C và bà Trần Thị Ngh trình bày:

Năm 2021, con trai ông C, bà Ngh là anh NLQ4 có nhận chuyển nhượng của anh NLC 1995,5m2 đất trồng cây lúa nước tại khu T, xã K, mục đích sử dụng: Đất chuyên trồng lúa nước. Ông NLC đã được UBND huyện T cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Anh NLQ4 và ông NLC đã lập hợp đồng và được UBND xã K chứng thực (nhưng chưa làm thủ tục sang tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Sau khi nhận chuyển nhượng đất, ông bà thấy anh NLC đã phát dọn phần bì ruộng lên phía đồi khoảng 10 – 20m, nên gia đình ông bà tiếp tục phát dọn và trồng cây sắn. Do ruộng ông NLC chuyển nhượng cho anh NLQ4 là ruộng khai hoang, nên theo người dân ở địa phương vẫn hay làm thì ruộng phải có bì chống ớm và bì để cải tạo đất. Do đó, ông bà đang sử dụng phần đất phía trên đồi là sử dụng phần bì ruộng, thuộc khu vực rừng phòng hộ. Ông, bà cho rằng phần đất này không thuộc quyền sử dụng của hộ ông P. Nay ông P yêu cầu trả lại phần đất ông bà đang sử dụng như trên, ông bà không đồng ý.

[3]. Quan điểm của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

3.1. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đứng về phía Nguyên đơn: Bà NLQ1, NLQ2, NLQ3 (do bà NLQ1 là người đại diện), nhất trí với quan điểm của ông P.

3.2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đứng về phía Bị đơn, anh NLQ4 trình bày:

Ông NLC được UBND huyện T giao cho quyền sử dụng thửa ruộng với diện tích 1995,5m2; mục đích sử dụng: chuyên trồng cây lúa nước tại khu T, xã K. Ngày 2/3/2020, tại UBND xã K, ông NLC đã thỏa thuận chuyển nhượng cho anh toàn bộ thửa đất trên, hai bên lập hợp đồng được chứng thực tại UBND xã K, nhưng chưa làm thủ tục chuyển tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Sau khi nhận chuyển nhượng đất của ông NLC, bố mẹ anh là ông C, bà Ngh đã trồng cây Ngô ở phần đất ruộng còn phần bì ruộng phía trên trồng cây Sắn. Khi nhận chuyển nhượng đất từ ông NLC, gia đình anh NLQ4 thấy ông NLC đã sử dụng phần bì ruộng này nên bố mẹ anh tiếp tục sử dụng.

[4]. Người làm chứng:

Ông NLC trình bày: Gia đình ông được UBND huyện T giao cho quyền sử dụng thửa đất trồng lúa nước tại khu T. Do không có nhu cầu sử dụng nữa nên đã chuyển nhượng toàn bộ thửa đất trên cho anh NLQ4 như hợp đồng chuyển nhượng mà ông C bà Ngh cung cấp là đúng. Hai bên đã thực hiện xong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tuy nhiên chưa làm thủ tục sang tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ông NLC khẳng định, ông không còn quyền hay nghĩa vụ gì liên quan đến thửa đất trên nữa.

Thời điểm gia đình ông NLC sử dụng đất, ông có phát trống ớm cho cây lúa lên phía chân đồi khoảng 5m. Khi ông phát, có gia đình ông bà P đến nói là phần đất đồi thuộc quyền sử dụng đất mà ông bà được UBND huyện giao. Ông bà P đã đồng ý cho ông phát dọn để chống ớm cho cây Lúa và trồng thêm cây ngắn ngày như: ngô, sắn.

Khi bàn giao đất cho anh NLQ4, gia đình ông đã thu hoạch toàn bộ cây trồng, bàn giao đất trống.

Gia đình ông chỉ được giao quyền sử dụng đất ruộng và chuyển nhượng phần đất ruộng cho anh NLQ4; phần đất ông phát lên phía chân đồi không thuộc quyền sử dụng đất của gia đình ông. Ông NLC khẳng định không chuyển nhượng và không bàn giao phần đất phía trên đồi cho anh NLQ4.

[5]. Quan điểm của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nguyên đơn:

Nhất trí với quan điểm của Nguyên đơn, đề nghị Tòa án giải quyết buộc bị đơn phải trả lại phần diện tích đất đã lấn chiếm thuộc quyền sử dụng đất mà gia đình Nguyên đơn được giao.

[5]. Quan điểm của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Bị đơn:

Đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.

[6]. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện T, tỉnh Phú Thọ phát biểu quan điểm:

6.1. Về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án: Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký, các đương sự đã thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự;

6.2. Về nội dung giải quyết vụ án, đề nghị Hội đồng xét xử: Căn cứ khoản 5 Điều 166; khoản 1 Điều 167 của Luật đất đai năm 2013; Căn cứ các Điều 163, 164 của Bộ luật dân sự năm 2015; Căn cứ vào khoản 1 Điều 26, điểm đ khoản 1 Điều 12 và Danh mục được ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

- Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện đòi lại quyền sử dụng đất của ông Hà Văn P đối với vợ chồng ông Hà Văn C và bà Trần Thị Ngh. Buộc vợ chồng ông Hà Văn C, bà Trần Thị Ngh phải trả lại cho hộ ông Hà Văn P diện tích 3118,9 m2 đất lâm nghiệp trị giá 31.812.780 đồng (ba mươi mốt triệu tám trăm mười hai nghìn bảy trăm tám mươi đồng) thuộc thửa đất số 02 tờ bản đồ 08 diện tích 80168m2 mà UBND huyện Thanh Sơn (nay là huyện T) đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Hà Văn P tại khu vực đồi Suối Lóng thuộc khu T, xã K, huyện T, tỉnh P Thọ.

- Ông Hà Văn C và bà Trần Thị Ngh phải có trách nhiệm thu hoạch toàn bộ số cây Sắn trồng trên phần diện tích 3118,9 m2 để trả lại đất cho anh Hà Văn P. Cây tự mọc còn lại trên diện tích đất trên, hộ ông P có quyền định đoạt theo quy định về sử dụng đất thuộc đai rừng phòng hộ.

- Buộc vợ chồng ông Hà Văn C và bà Trần Thị Ngh phải hoàn trả cho ông Hà Văn P 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

- Miễn toàn bộ tiền án phí dân sự sơ thẩm cho ông Hà Văn C và bà Trần Thị Ngh.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa Hội đồng xét xử nhận định:

[1]. Về pháp luật tố tụng: Hộ ông Hà Văn P được UBND huyện T, tỉnh Phú Thọ giao cho quyền sử dụng thửa đất số 02 diện tích 80168m2 tại Đồi Suối Lóng thuộc khu T, xã K, huyện T. Cho rằng ông Hà Văn C và bà Trần Thị Ngh sử dụng, lấn chiếm vào thửa đất mà hộ ông được giao nên ông P có đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Phú Thọ giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. Căn cứ khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a, c khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện T, tỉnh Phú Thọ.

[2]. Về nội dung vụ án:

Nguyên đơn yêu cầu các Bị đơn phải trả lại 3118,9m2 đất lâm nghiệp tại khu vực Đồi suối Lóng thuộc khu T, xã K, huyện T vì cho rằng các Bị đơn đã lấn chiếm, sử dụng vào thửa đất mà Nguyên đơn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các Bị đơn và Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đều cho rằng, phần đất mà Nguyên đơn tranh chấp với Bị đơn là phần đất sử dụng là hành lang chống ớm cho cây lúa tại thửa đất ruộng mà gia đình đã được nhận chuyển nhượng.

Xét thấy:

2.1. Về nguồn gốc, quyền sử dụng đất hợp pháp:

Theo lời trình bày của các đương sự và các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án thì thấy:

Ngày 01/10/2004, hộ ông Hà Văn P được UBND huyện Thanh Sơn (nay là huyện T) giao cho quyền sử dụng thửa đất số 02 tờ bản đồ số 08 diện tích 80168m2; mục đích sử dụng: Rts tại đồi Suối Lóng thuộc xã K, huyện Thanh Sơn (nay là huyện T). Sau khi được giao đất, gia đình ông P đã thực hiện quyền của người sử dụng đất trồng cây kết hợp với bảo vệ rừng. Tuy nhiên, phần đất ở chân đồi phía giáp suối, gia đình chưa sử dụng thì năm 2021, ông Hà Văn C và bà Trần Thị Ngh đã canh tác, sử dụng trồng cây sắn vào diện tích 3118,9 m2 đất mà gia đình ông được giao.

Tại Biên bản xác minh ngày 10/6/2022 của Tòa án, UBND xã K, huyện T cung cấp:

Theo sổ mục kê cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp hiện lưu trữ tại UBND xã K thể hiện: Hộ ông Hà Văn P được giao quyền sử dụng thửa đất số 02 tờ bản đồ số 08 diện tích 80168m2 tại đồi Suối Lóng giáp với thửa đất số 01 chủ sử dụng là Hà Văn Th (đồi Suối Kẹm), thửa đất số 03 chủ sử dụng là Đinh Văn Đ (đồi Suối Lóng). Hộ ông Hà Văn C được quyền sử dụng thửa đất số 42 tờ bản đồ số 07 diện tích 26399m 2 tại đồi Suối Kẹm (bút lục 66).

Tại sổ mục kê hiện lưu tại UBND xã K thể hiện: Hộ ông NLC và bà Đặng Thị Th là chủ sử dụng thửa đất số 01 diện tích 1995,5 m 2 tại khu T, xã K; mục đích sử dụng: Đất chuyên trồng cây lúa nước; Nguồn gốc: Công nhận quyền sử dụng đất (bút lục 67).

Quá trình xem xét, thẩm định tại chỗ, cán bộ địa chính xã K, cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và cán bộ Kiểm lâm đều xác định: Theo hướng dẫn ghi mục đích sử dụng đất của Tổng cục địa chính năm 1995 thì thửa đất đất được giao cho hộ anh Hà Văn P, theo Hồ sơ giao đất ghi mục đích sử dụng đất là: RTS tức là Trồng rừng sản xuất. Đồng thời, đối chiếu giữa hồ sơ giao đất với Bản đồ quản lý đất lâm nghiệp tại xã K thì vị trí thửa đất được giao cho hộ ông Hà Văn P tại Đồi Suối Lóng, khu T, xã K thuộc Đai rừng phòng hộ của địa phương. Do đó, việc canh tác, sử dụng đất phải theo quy định về sử dụng đất thuộc đai rừng phòng hộ.

Theo quy định tại điều 166 của Luật đất đai năm 2013 về quyền của người sử dụng đất thì:

“ Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất 1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.” Đối chiếu với quy định của pháp luật và các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đã xác định được: Nguyên đơn đã được cơ quan có thẩm quyền giao quyền sử dụng đất theo Quyết định số: 1964/QĐ-UB ngày 30/9/2004 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được vào sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng số H00304 QSD Đ/Q1 ngày 01/10/204, diện tích 80168 m2 với thời hạn sử dụng đến năm 2053 mục đích sử dụng:

Rts (tức là Trồng rừng sản xuất) và thuộc đai rừng phòng hộ nên hộ ông P phải thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất và được hưởng các quyền lợi của Người sử dụng đất đồng thời được bảo vệ trong quá trình sử dụng đất.

Theo kết quả xem xét thẩm định tại chỗ đã xác định được: Đối chiếu với Bản đồ giao đất lâm nghiệp, Hồ sơ giao đất lâm nghiệp năm 2003 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phần đất có diện tích 3118,9 m2 mà ông C, bà Ngh đang sử dụng thuộc thửa đất số 02 có diện tích 80168m2 tại đồi suối Lóng thuộc khu T, xã K, huyện T, P Thọ đã được cơ quan có thẩm quyền giao cho hộ ông Hà Văn P.

Phía ông C, bà Ngh và anh NLQ4 đều xác định không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với phần diện tích đất mà anh P tranh chấp với ông C, bà Ngh; đồng thời xác định việc sử dụng phần đất trên, là sử dụng trong hành lang chống ớm cho cây lúa đối với thửa đất trồng cây lúa nước mà anh Điến đã nhận chuyển nhượng của anh NLC. Xét thấy, tại Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 2/3/2021 giữa ông NLC với anh NLQ4 (tài liệu, chứng cứ do Bị đơn cung cấp) thể hiện, ông NLC chuyển nhượng cho anh NLQ4 thửa đất số 01 diện tích 1995,5m2 mc đích: trồng cây lúa nước tại khu T, xã K. Trong hợp đồng không có nội dung gì thỏa thuận về phần diện tích đất là hành lang chống ớm cho cây lúa. Tại Biên bản lấy lời khai ngày 27/4/2022, tại Tòa án nhân dân huyện T, ông NLC khẳng định chỉ chuyển nhượng và bàn giao cho anh NLQ4 diện tích đất trồng cây Lúa nước theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ông đã được UBND huyện T giao cho(bút lục 51).

Tại biên bản xác minh ngày 30/6/2022 tại UBND xã K, đại diện UBND xã K đã khẳng định: Theo quản lý đất đai tại địa phương thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất trồng cây lúa nước và thực tế quản lý đất đai tại địa phương thì không có quy định về quản lý hành lang chống ớm cho đất trồng cây lúa nước. Các hộ dân chỉ được sử dụng đất trong phạm vi quyền sử dụng đất được giao (bút lục 67).

Như vậy, việc ông C, bà Ngh và anh NLQ4 cho rằng việc sử dụng đất phần diện tích đất mà Nguyên đơn có tranh chấp là nằm trong hành lang chống ớm cho cây lúa đối với đất trồng cây lúa nước là không có căn cứ nên không được chấp nhận. Ông C, bà Ngh không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các Giấy tờ gì về đất theo quy định tại Điều 100 và các điều kiện sử dụng đất theo quy định tại Điều 101 của Luật đất đai năm 2013 nên không có quyền sử dụng đất hợp pháp.

Từ những nhận định, đánh giá nêu trên căn cứ vào khoản 1 Điều 166 của Luật đất đai năm 2013 có đủ cơ sở xác định: Tại vị trí đất tranh chấp giữa ông P và ông C, bà Ngh thì hộ ông P có quyền sử dụng đất hợp pháp; ông C, bà Ngh không có quyền sử dụng đất theo quy định.

2.2. Về yêu cầu của ông P, yêu cầu ông C bà Ngh phải trả lại diện tích đất đã lấn chiếm:

Như đã nhận định ở trên và căn cứ vào quá trình xem xét thẩm định tại chỗ thì thấy: Hiện nay, ông C, bà Ngh đang canh tác, sử dụng trồng cây vào diện tích đất mà hộ ông P được giao quyền sử dụng tại khu vực đồi suối Lóng, thuộc khu T, xã K có diện tích là 3118,9 m2.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 166 của Luật đất đai năm 2013 quy định về quyền của người sử dụng đất thì:

“Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất 1. … 5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.” Hộ ông P là người có quyền sử dụng đất hợp pháp và đang bị ông C, bà Ngh lấn chiếm, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp nên nên việc ông P đề nghị Tòa án buộc ông C, bà Ngh phải trả lại diện tích đất đã lấn chiếm là phù hợp.

Từ những nhận định trên, căn cứ khoản 1 Điều 163, khoản 2 Điều 164 của Bộ luật Dân sự; Điều 166, Điều 167 của Luật đất đai thì hộ ông P có quyền của người sử dụng đối với 3118,9 m2 đất lâm nghiệp tại khu vực đồi suối Lóng thuộc khu T, xã K mà hiện nay ông C, bà Ngh đang sử dụng.

Vì vậy, cần chấp nhận yêu cầu của ông P, buộc ông C, bà Ngh phải trả lại cho hộ ông P diện tích đất đã lấn chiếm là 3118,9 m2. Theo Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ và sơ đồ hiện trạng sử dụng đất của hộ ông Hà Văn C tại khu T, xã K ngày 30/6/2022 (tờ số 02) thì phần diện tích: 3118,9m2 có các chỉ giới: 25, 26, 27, 28, 1, 35, 34, 33, 32, 31, 30, 29, 25 hiện đang trồng cây Sắn.

2.3. Về tài sản trên đất.

Tại biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 30/6/2022 thì thấy hiện trạng trên 3118,9 m2 đất, ông C, bà Ngh đã canh tác trồng cây sắn, và có cây tạp tự mọc.

Ông C bà Ngh cho rằng, cây Sắn là cây ngắn ngày do ông bà trồng và các cây tạp do tự mọc nên ông, bà không yêu cầu thẩm định chi tiết và định giá đối với cây Sắn, và cây tạp tự mọc trên phần đất này. Nếu phải trả lại đất cho anh P ông bà sẽ tự thu hoạch cây Sắn (vào khoảng tháng 9, tháng 10 thì cây Sắn thu hoạch được) còn các cây khác trên đất, ông bà không yêu cầu sử dụng. Ông P yêu cầu ông C, bà Ngh thu hoạch cây Sắn và trả lại đất khi Bản án có hiệu lực pháp luật; đối với các loại cây khác trên đất, là cây tự mọc, nếu ông C bà Ngh không khai thác, thì ông P sẽ tự chặt bỏ theo quy định về bảo vệ rừng.

Xét thấy, do cây Sắn là cây trồng ngắn ngày (thu hoạch được vào khoảng tháng 9, tháng 10) và ông C, bà Ngh tự nguyện thu hoạch nếu phải trả lại đất cho ông P. Nên, cần buộc ông C, bà Ngh phải thu hoạch toàn bộ cây sắn để trả lại đất cho ông P khi bản án có hiệu lực pháp luật là phù hợp. Đối với các cây khác trên đất, là cây tự mọc. Ông C, bà Ngh tự nguyện không yêu cầu thu hoạch nên ông P có quyền định đoạt theo quy định về sử dụng đất thuộc đai rừng phòng hộ.

[3]. Về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ: Ông P đã nộp tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ số tiền 3.000.000 đồng. Theo Danh sách chi tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 30/6/2022 thì số tiền đã chi là 3.000.000 đồng.

Do yêu cầu của Nguyên đơn được chấp nhận, nên Bị đơn phải chịu chi phí xem xét thẩm định tại chỗ. Vì vậy, cần buộc ông C, bà Ngh phải hoàn trả cho anh P 3.000.000 đồng tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là phù hợp khoản 1 Điều 157, Điều 158 của Bộ luật tố tụng dân sự.

[4] Về án phí: Theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 12; điểm khoản 1 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, thì Bị đơn phải chịu án phí đối với phần yêu cầu của Nguyên đơn được chấp nhận. Tuy nhiên, các Bị đơn đều là người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn và có đơn xin miễn nộp tiền án phí. Do đó, miễn tiền án phí dân sự sơ thẩm cho các Bị đơn là phù hợp.

[5]. Về quyền kháng cáo: Các đương sự được quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Đề nghị của Kiểm sát viên, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các Bị đơn là phù hợp, Hội đồng xét xử chấp nhận.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 5 Điều 166; khoản 1 Điều 167 của Luật đất đai năm 2013; Căn cứ các Điều 163, 164 của Bộ luật dân sự năm 2015.

Căn cứ vào khoản 9 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a, c khoản 1 Điều 39; khoản 1 Điều 147 và khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự;

Căn cứ vào khoản 1 Điều 26, điểm đ khoản 1 Điều 12 và Danh mục được ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Tuyên xử:

1. Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện đòi lại quyền sử dụng đất của ông Hà Văn P đối với vợ chồng ông Hà Văn C và bà Trần Thị Ngh.

2. Buộc vợ chồng ông Hà Văn C, bà Trần Thị Ngh phải trả lại cho hộ ông Hà Văn P diện tích 3118,9 m2 đất lâm nghiệp trị giá 31.812.780 đồng (ba mươi mốt triệu tám trăm mười hai nghìn bảy trăm tám mươi đồng) thuộc thửa đất số 02 tờ bản đồ 08 diện tích 80168m2 mà UBND huyện Thanh Sơn (nay là huyện T) đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Hà Văn P tại khu vực đồi Suối Lóng thuộc khu T, xã K, huyện T, tỉnh Phú Thọ, cụ thể như sau:

Theo sơ đồ hiện trạng sử dụng đất của hộ ông Hà Văn C tại khu T, xã K (tờ số 02) ngày 30/6/2022 thì phần diện tích: 3118,9m2 có các chỉ giới: 25, 26, 27, 28, 1, 35, 34, 33, 32, 31, 30, 29, 25. Trong đó, vị trí của điểm 25 là: điểm tiếp giáp giữa phần đất hộ ông P đang trồng cây Keo với phần đất ông C, bà Ngh trồng cây Sắn tại khe nhỏ gianh giới giữa thửa đất của hộ ông P với thửa đất của hộ ông Đinh Văn Đ.

Chi tiết: + Từ vị trí tiếp giáp giữa phần đất hộ ông P đang trồng cây Keo với phần đất ông C bà Ngh trồng cây Sắn gồm các điểm: 25, 26, 27, 28, 1; trong đó, từ điểm 25 đến điểm 26 = 29,2m; từ điểm 26 đến điểm 27 = 21,3m; từ điểm 27 đến điểm 28 = 13,9m; từ điểm 28 đến điểm 1 = 24,7m.

+ Từ điểm 25 xuống phía Suối dọc theo khe từ điểm 25 đến đểm 29 = 27,2m.

+ Từ vị trí tiếp giáp giữa phần đất hộ ông C, bà Ngh trồng cây Sắn với thửa đất trồng lúa nước phía giáp Suối (theo hồ sơ giao đất) và giáp Suối gồm các điểm 29, 30, 31, 32, 33, 34: trong đó, từ điểm 29 đến điểm 30 = 35,1m; từ điểm 30 đến điểm 31 = 20,2m; từ điểm 31 đến điểm 32 = 18,8m; từ điểm 32 đến điểm 34 = 40,9m.

+ Cạnh phía giáp phần đất ông C, bà Ngh đang sử dụng gồm các điểm: 34, 35, 1. Trong đó, từ điểm 34 đến điểm 35 = 36,5m; từ điểm 35 đến điểm 1 = 24,3m.

(Có sơ đồ kèm theo) Ông Hà Văn C và bà Trần Thị Ngh phải có trách nhiệm thu hoạch toàn bộ số cây Sắn trồng trên phần diện tích 3118,9 m2 để trả lại đất cho anh Hà Văn P. Cây tự mọc còn lại trên diện tích đất trên, hộ ông P có quyền định đoạt theo quy định về sử dụng đất thuộc đai rừng phòng hộ.

3. Về chi phí xem xét, thẩm dịnh tại chỗ: Buộc vợ chồng ông Hà Văn C và bà Trần Thị Ngh phải hoàn trả cho ông Hà Văn P 3.000.000 đồng (ba triệu đồng) tiền chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.

4. Về án phí: Miễn toàn bộ tiền án phí dân sự sơ thẩm cho ông Hà Văn C và bà Trần Thị Ngh.

5. Quyền kháng cáo: Các đương sự có quyền làm đơn kháng cáo bản án trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày tuyên án để yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh P Thọ xét xử Pc thẩm.

6. Trong trường hợp Bản án, Quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì Người được thi hành án dân sự, Người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu yêu cầu thi hành án được thi hành theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

486
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp quyền sử dụng đất số 04/2022/DS-ST

Số hiệu:04/2022/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Tân Sơn - Phú Thọ
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 16/08/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về