Bản án về tranh chấp hợp đồng dịch vụ (trông giữ, quản lý nghĩa trang) số 611/2021/DS-PT

TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

BẢN ÁN 611/2021/DS-PT NGÀY 25/09/2021 VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Trong các ngày 16 tháng 9 năm 2021 và ngày 25 tháng 9 năm 2021 tại trụ sở Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng, xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 22/2021/TLPT-DS ngày 27 tháng 4 năm 2021 về việc tranh chấp hợp đồng dịch vụ.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 31/2020/DS-ST ngày 22 tháng 12 năm 2020 của Tòa án nhân dân huyện TN, thành phố Hải Phòng bị kháng cáo và kháng nghị.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 282/2021/QĐ-PT ngày 06 tháng 7 năm 2021 và Thông báo thay đổi lịch phiên tòa số 1950/TB-TA ngày 30 tháng 8 năm 2021, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ông Đinh Như D, sinh năm 1952; cư trú tại: Thôn ĐH, xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng; có mặt.

- Bị đơn: y ban nhân dân xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng (viết tắt UBND); địa chỉ trụ sở: Xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng;

Người đại diện hợp pháp của bị đơn: Ông Đinh Văn B, chức vụ: Chủ tịch UBND xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng, là người đại diện theo pháp luật; ông Vũ Văn A, chức vụ: Công chức Tư pháp - Hộ tịch, là người đại diện theo ủy quyền (theo Giấy ủy quyền dành cho cá nhân không đề ngày); cùng có mặt.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

+ Ông Đinh Khắc G, cư trú tại: Thôn ĐH, xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng; vắng mặt.

+ Bà Vũ Thị L, cư trú tại: Thôn ĐH, xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng;

có mặt.

- Người kháng cáo: Nguyên đơn là ông Đinh Như D; bị đơn là UBND xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng.

- Viện kiểm sát kháng nghị: Viện kiểm sát nhân dân huyện TN, thành phố Hải Phòng.

cáo:

NỘI DUNG VỤ ÁN

Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, nội dung kháng - Theo đơn khởi kiện, các lời khai tại Tòa án và tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn là ông Đinh Như D và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho ông D trình bày:

Ngày 01/5/2004, UBND xã LL do ông Đinh Tiến L1 - chức vụ: Chủ tịch UBND xã đại diện có ký Hợp đồng quản lý nghĩa trang thôn ĐH, xã LL với ông Đinh Như D. Nội dung chính của hợp đồng là: “Ông D có nhiệm vụ trông giữ, quản lý toàn bộ khu nghĩa trang trung tâm xã, hướng dẫn các gia đình trong xã có người thân qua đời để phần mộ đúng quy hoạch của địa phương, khi cải táng sắp xếp mộ theo thứ tự, tiết kiệm đất. Người quản trang được bố trí nơi ăn nghỉ gần khu vực nghĩa trang để tiện cho việc trông coi và quản lý nghĩa trang, có trách nhiệm san lấp mộ dài sau khi cải táng. Diện tích san lấp mộ dài người quản trang được trồng cây ngắn ngày và hưởng 100% sản phẩm, chế độ người quản trang được hưởng 500kg thóc/năm, người quản trang được dịch vụ xây dựng mộ theo thỏa thuận với người có nhu cầu, được làm các dịch vụ với giá cả phù hợp, thời gian ký Hợp đồng là 10 năm từ ngày 01/5/2004 đến ngày 01/5/2014”. Sau khi ký Hợp đồng, suốt nhiều năm qua đến nay, ông D và gia đình đã không quản ngày đêm, đầu tư toàn bộ công sức và tiền của gia đình cũng như đã huy động tiền của người thân, của bà con hàng xóm vào xây dựng nghĩa trang, ông D đã thực hiện việc cải tạo và quản lý nghĩa trang ĐH, xã LL với trách nhiệm cao đúng quy định trong Hợp đồng, kể từ năm 2004 đến nay, bà con nhân dân và chính quyền địa phương không ai có ý kiến gì và cũng không có ai có tranh chấp gì. Đến ngày 01/5/2014 đã hết thời hạn 10 năm như đã thỏa thuận trong Hợp đồng, đại diện chính quyền địa phương UBND xã LL cũng không có ý kiến gì và cũng không ký tiếp Hợp đồng với ông và ông D vẫn tiếp tục thực hiện việc quản lý trông nom nghĩa trang ĐH.

Tuy nhiên, đến ngày 28/01/2016, UBND xã LL đã ra các Thông báo số 27/TB-UBND xã ngày 14/11/2016, Thông báo số 213/TB-UBND xã ngày 29/11/2016, Thông báo số 214/TB-UBND ngày 29/11/2016 và Thông báo số 208/TB-UBND ngày 21/10/2016 yêu cầu ông D trả lại khu vực nghĩa trang và trong các thông báo có nêu rằng ông D tự ý xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất xen kẹp, lối đi, đất bờ mương; một số việc tự ý không xin phép UBND xã như xây phần mộ trước bán cho người còn sống, để khoảng cách mộ sai quy định, thu tiền dịch vụ cao trong việc xây dựng phần mộ, tự ý xây dựng nơi ăn nghỉ với diện tích quá lớn, tự ý tháo dỡ một gian nhà xe để tang…Trong các thông báo này, UBND xã LL đã yêu cầu ông D phải di chuyển tài sản ra khỏi khu vực nghĩa trang, thay đổi người quản trang khác là ông Đinh Khắc G mà không đề cập đến việc kiểm kê, bồi thường cho công sức đầu tư của ông từ năm 2004 đến nay. UBND xã cho người quản trang mới ông Đinh Khắc G đến tự ý phá bỏ toàn bộ tài sản là cây cối, hoa màu và các chậu cây cảnh, tường rào, đổ đất lấp ao. Ông Đinh Như D khởi kiện yêu cầu UBND xã LL phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về tài sản là những công trình xây dựng thực tế trong khu vực nghĩa trang ĐH bằng tiền cho gia đình ông đã đầu tư 1.500.000.000 đồng và bồi thường toàn bộ số ngôi mộ đã bị đập phá. Quá trình giải quyết vụ án đã được đưa ra xét xử, song hai bên có nguyện vọng hòa giải đi đến thống nhất mức bồi thường là 500.000.000 đồng, tuy nhiên, không thống nhất được về cách thức thanh toán nên đề nghị giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tại phiên toà sơ thẩm, ông D rút một phần yêu cầu khởi kiện về mức bồi thường và chỉ yêu cầu UBND xã LL bồi thường cho ông số tiền là 500.000.000 đồng như hai bên đã hòa giải. Đối với số mộ đã xây dựng nhưng chưa sử dụng bị phá dỡ, nay ông D không yêu cầu giải quyết trong vụ án này.

Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ông D thống nhất với ý kiến của ông D về quá trình ký kết hợp đồng quản lý nghĩa trang thôn ĐH giữa ông D và UBND xã LL. Thực hiện các Hợp đồng đã ký kết, suốt từ năm 2004 đến nay, ông D và gia đình đã đầu tư toàn bộ công sức và tiền của của gia đình, cũng như huy động vay tiền của người thân, của bà con hàng xóm vào xây dựng nghĩa trang, thực hiện cải tạo, quản lý nghĩa trang với trách nhiệm cao. Những việc làm và đầu tư của ông D vào nghĩa trang đã được sự ủng hộ của nhân dân địa phương. Ông D đã thực hiện ý tưởng làm mô hình nghĩa địa mới, đẹp, tiên tiến là nơi yên nghỉ thanh tịnh đền đáp người đã khuất cũng như làm yên lòng những người còn sống. Nghĩa trang ĐH thực tế ngày một khang trang, đẹp đẽ. Toàn bộ số tiền ông D đã đầu tư xây dựng vào nghĩa trang ĐH và một phần chưa sử dụng, chưa thu hồi được là 2.470.000.000 đồng. Trong đó, đường vào và xây linh đài 320.000.000 đồng, tường rào xây 390mx200.000 đồng/m = 780.000.000 đồng, khu vực ao nước xây dựng 300.000.000 đồng, tổng khu lán mái tôn 200.000.000 đồng, nhà quản trang và khu bể vệ sinh 500.000.000 đồng, toàn bộ đường đi 1.000m 200.000.000 đồng, tôn cao mặt bằng chưa sử dụng 900.000.000 đồng, điện nước 30.000.000 đồng, cây xanh chậu cảnh 50.000.000 đồng. Số tiền đầu tư xây dựng trên có tài liệu, chứng cứ là Sổ vật liệu trả năm 2011 có xác nhận của các chủ bán nguyên vật liệu, bảng kê tổng tài sản hiện có của ông D, bảng thanh toán tài sản tại nghĩa trang ĐH của ông D mà ông D đã nộp cho Tòa án. Đến cuối năm 2016, UBND xã LL đã liên tiếp có các thông báo: Số 207/TB-UBND ngày 28/10/2016, số 208/TB-UBND ngày 31/10/2016, số 213/TB-UBND ngày 14/11/2016, số 214/TB-UBND ngày 29/11/2016,…với nội dung: Ông D đã tự ý xây dựng không theo quy hoạch, lấn chiếm đất xen kẹt, lối đi, đất bờ mương, một số việc tự ý không xin phép UBND xã như xây phần mộ trước bán cho người còn sống, còn trẻ, để khoảng cách mộ sai quy định, thu tiền dịch vụ cao trong việc xây dựng phần mộ, tự ý xây dựng nơi ăn nghỉ với diện tích quá lớn, tự ý tháo dỡ một gian nhà để xe tang…UBND xã LL đã yêu cầu ông D phải di chuyển tài sản của ông tự ý xây dựng ra khỏi khu vực nghĩa trang, thanh lý chấm dứt Hợp đồng với ông D. Thông báo số 207/TB-UBND ngày 28/10/2016 của UBND xã LL thông báo chấm dứt Hợp đồng lao động với ông D kèm theo biện pháp cưỡng chế, nhưng hoàn toàn không đề cập đến việc kiểm kê, bồi thường các tài sản xây dựng, hoa màu, cây cối…mà ông D đã thực hiện trong khu nghĩa trang. Trong khi Hợp đồng quản lý nghĩa trang, Hợp đồng chưa được thanh lý, chưa được giải quyết thỏa đáng giữa UBND xã LL và ông D thì UBND xã LL đã thay đổi người quản trang khác là ông Vũ Văn Ninh, sau thay bằng ông Đinh Khắc G. Ngày 06/12/2017, UBND xã LL đã bàn giao công tác quản lý trông coi nghĩa trang xã ĐH cho ông G mà không có sự có mặt của ông D. Sau khi nhận bàn giao, không đầy đủ, không hợp pháp như trên, ông G đã có hành vi đập phá, tháo dỡ tùy tiện tài sản của ông D trong khi nghĩa trang vào các ngày 05/5/2018, 06/5/2018, 16/5/2018, 19/5/2018…. Cụ thể, ngày 05/5/2018, 06/5/2018, ông Đinh Khắc G (người được UBND xã LL chỉ định thay ông D quản lý nghĩa trang ĐH) đã cùng với 1 xe cẩu, 5 xe công nông tự ý húc đổ cây cối, mộ, phá hủy 20 ngôi mộ trị giá 40.000.000 đồng, phá hủy 15 khóm chuối trị giá 1.500.000 đồng, phá hủy 1 non bộ đá trị giá 5.000.000 đồng, phá hủy 20 chậu có cây cảnh trị giá 80.000.000 đồng, phá hủy tường rào, cổng, ao trị giá 5.000.000 đồng,… Tổng cộng toàn bộ thiệt hại 131.500.000 đồng – thiệt hại này phát sinh sau khi ông D có Đơn khởi kiện nên không có trong số tiền yêu cầu bồi thường thiệt hại 1.500.000.000 đồng trong Đơn khởi kiện ngày 12/01/2018 mà ông D đã gửi đến Toà án nhân dân huyện TN. Ngày 19/5/2018, ông G tiếp tục dùng máy cẩu phá cả ngày làm hủy hoại toàn bộ đường xung quanh ao, đổ đất lấp sang ao, thiệt hại 42m đường rộng 1,7m trị giá 3.000.000 đồng/m, với tổng số tiền 126.000.000 đồng; phá hủy 6 chậu có cây cảnh, 4.000.000 đồng/chậu có cây cảnh với tổng số tiền 24.000.000 đồng; toàn bộ thiệt hại trong ngày do ông G gây ra là 150.000.000 đồng. Toàn bộ thiệt hại do hành vi phá hoại làm hư hỏng tài sản của ông G đối với ông D (chưa tính thật đầy đủ) là 281.500.000 đồng. Trước đó, ngày 15/12/2017, ông G quản trang mới và ông Ba – Phó Chủ tịch nói rằng từ nay, ông D không được xây mộ, giao lại thợ thuyền cho ông G. UBND xã LL còn cùng với dân quân, Công an xã đến cưỡng chế, áp đảo gia đình ông D ra khỏi khu vực nghĩa trang với hành vi hết sức thô bạo, UBND xã LL còn ra lệnh cắt điện khu vực nghĩa trang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của gia đình ông D. Trước việc làm vi phạm nghiêm trọng Hợp đồng đã ký của UBND xã LL, ông D đã có Đơn khởi kiện đối với UBND xã LL đến Tòa án, đề nghị Tòa án buộc UBND xã LL phải bồi thường mọi thiệt hại cho ông khi thanh lý và chấm dứt Hợp đồng. Ông D cũng đã có Đơn đề nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với UBND xã LL. Tòa án đã có Thông báo thụ lý giải quyết vụ án và các Thông báo khác phù hợp yêu cầu UBND xã LL chấp hành quy định của pháp luật, tuy nhiên, UBND xã LL và ông G vẫn không nghiêm túc chấp hành. Hợp đồng quản lý nghĩa trang thôn ĐH ký kết giữa UBND xã LL và ông D có thời hạn từ 01/5/2004 đến ngày 01/5/2014, Hợp đồng lao động ký giữa UBND xã LL và ông D có thời hạn thực hiện Hợp đồng từ ngày 05/5/2014 đến ngày 05/5/2015 là các hợp đồng hợp pháp bởi người ký Hợp đồng hợp pháp, nội dung Hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và phục vụ cho hoạt động xã hội của địa phương. Việc chấm dứt thanh lý các Hợp đồng này phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Đến nay, UBND xã LL muốn chấm dứt, thanh lý các Hợp đồng đã ký kết với ông D thì phải thanh toán đầy đủ tiền của, công sức của ông D đã đầu tư vào nghĩa trang chưa thu được do việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng của UBND xã LL là 2.470.000.000 đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 và theo thống kê các khoản tiền đã đầu tư xây dựng và chưa sử dụng của ông D vào nghĩa trang ĐH là 2.470.000.000 đồng. Tuy nhiên, do khó khăn và cùng san sẻ với UBND xã LL nên ông D chỉ yêu cầu UBND xã LL phải bồi thường 1.500.000.000 đồng. Tòa án đã thực hiện việc thẩm định, định giá với các tài sản, công sức mà ông D đã đầu tư vào nghĩa trang ĐH, đề nghị kết quả thẩm định, định giá này được xem xét tại phiên tòa để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho ông D. UBND xã LL phải bồi thường các thiệt hại thực tế cho ông D từ các hành vi đập phá của ông G tại khu nghĩa trang do có sự chỉ đạo, đồng ý của UBND xã LL với số tiền là 281.500.000 đồng theo quy định tại Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015 và UBND xã LL phải thanh toán chế độ người quản trang cho ông D theo hai Hợp đồng đối với hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Được hưởng 500 kg thóc/năm trong thời gian từ 01/5/2004 đến ngày 01/5/2014 (theo Hợp đồng quản lý nghĩa trang ngày 01/5/2004 đã ký kết và thực tế thực hiện Hợp đồng của ông D) với mức giá lúa thấp nhất hiện nay trên thị trường là 5.500 đồng/kg là: 500 kg thóc x 5.500 đồng x 10 năm = 27.500.000 đồng.

+ Giai đoạn 2: Được hưởng 200.000 đồng/tháng tính từ ngày 01/5/2014 đến 22/12/2020 (thực tế thời điểm này ông D vẫn quản lý chưa bàn giao khu nghĩa trang) theo Hợp đồng lao động số 11/HĐ/UBND ngày 05/5/2014 là 200.000 đồng x 79,5 tháng = 15.900.000 đồng Tổng cộng số tiền phải thanh toán chế độ người quản trang: 27.500.000 đồng + 15.900.000 đồng = 43.400.000 đồng.

Như vậy, tổng cộng toàn bộ các khoản tiền mà UBND xã LL phải trả và bồi thường thiệt hại cho ông D là 1.500.000.000 đồng + 281.550.000 đồng + 43.400.000 đồng = 1.824.900.000 đồng.

Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm, ông D trên tinh thần hợp tác ủng hộ UBND xã LL nên chỉ yêu cầu UBND xã LL bồi thường toàn bộ là 500.000.000 đồng bao gồm toàn bộ số tiền trông coi nghĩa trang của ông chưa được thanh toán và toàn bộ các khoản tiền ông đã đầu tư xây dựng vào nghĩa trang vẫn đang sử dụng (toàn bộ mặt bằng tôn tạo, đường đi và các công trình xây dựng…) và chưa sử dụng (những ngôi mộ mà ông D đã xây dựng chưa đưa vào sử dụng), các phần xây dựng bị ông Ba phá hoại tháo dỡ… Đây là những khoản yêu cầu bồi thường tối thiểu, chỉ bằng một phần thiệt hại đối với toàn bộ thiệt hại mà UBND xã LL đã gây ra cho ông D khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng không đúng quy định của pháp luật. Đối với yêu cầu của ông D trong đơn khởi kiện và suốt quá trình Tòa án thụ lý giải quyết vụ án, đề nghị Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu cầu UBND xã LL phải bồi thường cho ông D 500.000.000 đồng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015, đề nghị Tòa án buộc việc bồi thường của UBND xã LL đối với ông D phải được thực hiện đồng thời cùng với việc ông D bàn giao nghĩa trang ĐH cho UBND xã LL để đảm bảo Bản án có thể thi hành được, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ông D, của UBND xã LL theo quy định của pháp luật.

Các lời khai tại Tòa án và tại phiên tòa của bị đơn là UBND xã LL do ông Đinh Văn B đại diện trình bày:

Ngày 01/5/2004, đại diện UBND xã LL có ký Hợp đồng quản lý nghĩa trang thôn ĐH, xã LL với nội dung: Trông giữ, quản lý khu vực nghĩa trang trung tâm xã, hướng dẫn mọi gia đình có người thân qua đời để phần mộ đúng quy hoạch của địa phương, khi cải táng sắp xếp ô mộ theo thứ tự, tiết kiệm đất, người quản trang được bố trí nơi ăn, nghỉ gần khu vực nghĩa trang để tiện trông coi, quản lý, được hưởng 500 kg thóc/năm và được dịch vụ xây dựng mộ theo thỏa thuận với người có nhu cầu, thời gian ký Hợp đồng là 10 năm kể từ ngày 01/5/2004 đến ngày 01/5/2014. Khi hết thời hạn hợp đồng trên, UBND xã có ký Hợp đồng số 11/HĐ- UBND ngày 05/5/2014, thời hạn hợp đồng là 01 năm (hợp đồng không ghi rõ nội dung cụ thể). Như vậy, nội dung ông D chỉ được UBND xã giao nhiệm vụ trông coi, quản lý nghĩa trang và được làm dịch vụ xây mồ mả khi các gia đình có yêu cầu nhưng thực tế, ông D đã làm sai những nội dung trong Hợp đồng, tự ý xây móng các ô mộ liền kề nhau, lấn chiếm đường đi, bờ mương và tự ý bán cho các gia đình giữ phần cho những người còn sống, các ô mộ được xây bằng gạch ba banh chiều dài 1,3m, chiều cao 1,1m bán cho nhân dân với giá giao dịch từ 1.200.000 đồng đến 3.500.000 đồng trên một ô mộ. Tính đến thời điểm hiện tại, ông D đã xây dựng khoảng 3.000 móng ô mộ và đã bán cho nhân dân thu tiền, còn hiện tại, UBND xã tập hợp được khoảng 700 ô đã bán cho nhân dân chưa có phần mộ chôn cất, như vậy, ông D đã lợi dụng chiếm đoạt đất công xây các ô móng mộ bán cho nhân dân thu tiền không hợp pháp. Theo nội dung đơn ông D khởi kiện UBND xã phải bồi thường việc ông đầu tư cơ sở vật chất là không có cơ sở, vì UBND xã không ký hợp đồng với ông D việc xây dựng cơ sở vật chất nhưng ông D đã tự ý xây nhà ở với diện tích lớn và xây các ô mộ bán cho nhân dân để dành cho những người còn sống, còn ông D đòi bồi thường việc xây dựng tường bao, lối đi việc này do ông D tự xây dựng và đã có sự đóng góp xã hội hóa từ nhân dân. Việc ông D xây dựng nhà ở và các ô mộ để bán lấy tiền là vi phạm, việc này cần phải được xử lý chứ không thể yêu cầu bồi thường. Vì vậy, UBND không đồng ý bồi thường cho ông Đinh Như D và đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo pháp luật.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Đinh Khắc G đã trình bày:

Vào khoảng tháng 8 hoặc tháng 9/2017, UBND xã LL và hội cựu chiến binh xã LL có biên bản họp giao cho chi hội cựu chiến binh thôn ĐH quản lý, trông nom nghĩa trang ĐH, sau đó, chi hội cựu chiến binh thôn ĐH, xã LL đã cử ông đứng ra ký hợp đồng xây dựng bảo vệ nghĩa trang ĐH, nội dung chi tiết cụ thể đã được ghi rõ trong hợp đồng. Sau khi ký Hợp đồng với UBND xã LL, ông đến tiếp quản khu nghĩa trang ĐH luôn, khi ông tiếp quản nghĩa trang thì ông Đinh Như D đang là người quản trang được UBND xã LL ký hợp đồng trước đó đến nay, ông D đã hết thời hạn hợp đồng vào cuối năm 2015, đầu năm 2016 nhưng ông D không tiến hành bàn giao để địa phương làm việc, bàn giao cho ông G. Khi ông G đến tiếp quản nghĩa trang có yêu cầu ông D thu dọn đồ đạc, cây cối, hoa quả mà ông D để xung quanh nghĩa trang nhưng ông D không thu dọn nên ông G đã cho máy xúc đổ đất, chuyển cây và phá một số ngôi mộ do ông D xây không hợp lệ. Ngoài ra, ông D không có bất kỳ va chạm gì với ông G và ông G thực hiện nhiệm vụ theo như Hợp đồng đã ký với UBND xã LL. Nay ông D khởi kiện UBND xã LL, theo quan điểm của ông G, ông không có liên quan gì đến vụ việc tranh chấp này, đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm: Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 31/2020/DS-ST ngày 22/12/2020 của Tòa án nhân dân huyện TN, thành phố Hải Phòng đã: Căn cứ khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 92, Điều 96 và Điều 97, khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự; các điều 374, 518, 519, 520, 524, 525, 526 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015; Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án. Tuyên xử:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn buộc Ủy ban nhân dân xã LL phải bồi thường cho ông Đinh Như D, số tiền 500.000.000 đồng.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn tuyên án phí, quyền kháng cáo Sau khi xét xử sơ thẩm:

+ Ngày 05/01/2021, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện TN, thành phố Hải Phòng đã ban hành Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 02/QĐKNPT- VKS-DS kháng nghị đối với Bản án dân sự sơ thẩm số 31/2020/DS-ST ngày 22/12/2020 của Tòa án nhân dân huyện TN, thành phố Hải Phòng: Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng hủy Bản án sơ thẩm để xét xử lại do chưa thu thập đầy đủ chứng cứ, thiếu chứng cứ quan trọng làm căn cứ để giải quyết vụ án.

+ Ngày 04/01/2021, bị đơn là UBND xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

+ Ngày 05/01/2021, nguyên đơn là ông Đinh Như D kháng cáo: Ông không có ý kiến gì về việc Tòa án cấp sơ thẩm tuyên buộc UBND xã LL phải bồi thường cho ông 500.000.000 đồng nhưng ông đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết thêm cho ông các vấn đề: Yêu cầu ông Đinh Khắc G phải bồi thường thiệt hại do hành vi phá hoại tài sản của ông, số tiền 631.500.000 đồng; xử lý hành vi giả mạo chữ ký của ông Đinh Văn Ba và yêu cầu ông Ba đóng điện lại cho tôi; làm rõ trách nhiệm bồi thường 44 ngôi mộ đã bị phá và 01 nhà chưa thanh lý gia đình ông vẫn ở bình thường đề nghị để ông tiếp tục sử dụng.

Kháng cáo của nguyên đơn; bị đơn; kháng nghị của Viện kiểm sát đều trong thời hạn luật định nên được xem xét, giải quyết.

Tại phiên tòa phúc thẩm:

- Nguyên đơn là ông Đinh Như D không yêu cầu UBND xã phải bồi thường chi phí xây dựng Linh đài và vẫn giữ nguyên yêu cầu buộc UBND xã phải bồi thường các chi phí xây dựng tường bao, ao, làm đường… Đồng thời, ông D cung cấp thêm bảng kê tính toán tiền công xây dựng của ông D về tiền nhân công xây dựng và tiền chi phí nguyên, vật liệu xây dựng ao.

- Bị đơn vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo và quan điểm đã trình bày tại giai đoạn xét xử sơ thẩm. Do nguyên đơn là ông Đinh Như D có lỗi, làm sai những nội dung trong Hợp đồng, trong thời gian làm quản trang, tự ý xây móng các ô mộ liền kề, lấn chiếm đường đi, bờ mương và tự ý bán phần mộ cho người còn sống; do đó, không đồng ý với số tiền mà Tòa án cấp sơ thẩm buộc UBND xã phải bồi thường.

Đi diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm và phát biểu ý kiến về kháng nghị:

- Về việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự: Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm, Hội đồng xét xử đã chấp hành đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Những người tham gia tố tụng đã thực hiện đúng các quy định về quyền và nghĩa vụ của mình.

- Quan điểm của Viện kiểm sát về nội dung kháng cáo của nguyên đơn, bị đơn và kháng nghị của Viện kiểm sát:

+ Về nội dung kháng nghị của VKSND huyện TN: VKSND huyện TN kháng nghị do cấp sơ thẩm chưa thu thập đầy đủ chứng cứ để buộc UBND xã bồi thường số tiền 500 triệu: Tòa án cấp phúc thẩm đã tiến hành thu thập chứng cứ bổ sung, làm rõ được công sức và phần công trình đầu tư cải tạo của ông D. Do đó kháng nghị của VKS huyện TN là có căn cứ chấp nhận và sửa một phần bản án sơ thẩm về bồi thường.

+ Về nội dung kháng cáo của nguyên đơn: Ông D kháng cáo yêu cầu ông Đinh Khắc G bồi thường do hành vi phá hoại tài sản của ông D là 631.500.000 đồng và xử lý hành vi giả mạo chữ ký của ông Đinh Văn Ba. Tại đơn khởi kiện và tại phiên tòa sơ thẩm, ông D không yêu cầu ông G phải bồi thường do hành vi phá hoại tài sản của ông D, cũng như không yêu cầu xử lý hành vi giả mạo chữ ký của ông Ba. Do đó HĐXX sơ thẩm không xem xét giải quyết, là có căn cứ. Ông D có quyền khởi kiện vụ án dân sự khác yêu cầu bồi thường thiệt hại của ông G gây ra, cũng như làm đơn tới Cơ quan Cảnh sát điều tra để xem xét về hành vi giả mạo chữ ký.

+ Về nội dung kháng cáo của bị đơn: Ngày 01/5/2004 UBND xã LL đã ký Hợp đồng quản lý nghĩa trang với ông D, thời hạn 10 năm. Sau khi hết hạn hợp đồng này, UBND xã có Hợp đồng lao động ngày 05/5/2014, theo đó ông D tiếp tục quản lý nghĩa trang ĐH kể từ ngày 05/5/2014 đến 05/5/2015. Ông D khai rằng khi hết hạn hợp đồng không thấy UBND xã có ý kiến gì. Chỉ đến ngày 28/10/2016 UBND xã mới có Thông báo số 207 chấm dứt hợp đồng lao động với ông D và yêu cầu ông D di chuyển tài sản, không nói gì đến việc bồi thường cho ông D. Mặc dù một số công trình ông D xây dựng, đầu tư không đúng như cam kết, thỏa thuận trong Hợp đồng. Tuy nhiên quá trình ông D xây dựng, cải tạo, UBND xã có biết, không phản đối là có lỗi trong quản lý Nhà nước về đất đai, cần xem xét buộc UBND xã bồi thường một phần thiệt hại cho ông D.

Theo Biên bản định giá ngày 24/5/2019, xác định những tài sản bị thiệt hại của ông D bao gồm: 01 nhà xây gạch 06 lỗ mái lợp tôn trị giá 52.400.000 đồng; 01 lán tôn xốp trị giá 42.700.000 đồng; 01 lán tôn lợp phia trước nhà trị giá 4.200.000 đồng; 04 mái tôn xung quanh trị giá 12.700.000 đồng; 01 bể nước trị giá 25.000.000 đồng; 272 bụi chuối trị giá 1.500.000 đồng; 01 cây me trị giá 300.000 đồng; 1136 phần mộ trị giá 454.400.000 đồng; 21 phần mộ trị giá 8.400.000 đồng. Tổng giá trị được định giá là 601.600.000 đồng. Tuy nhiên đối chiếu với các quy định trong Hợp đồng quản lý nghĩa trang đã ký kết giữa ông D và UBND xã thì không có quy định nào cho phép ông D được xây trước các ô mộ để bán cho người còn sống. Hợp đồng cũng chỉ cho phép ông D được bố trí nơi ăn nghỉ gần khu vực nghĩa trang để tiện quản lý. Việc gia đình ông D chuyển đến sinh sống tại nghĩa trang và xây dựng nhà cửa tại đây là vi phạm hợp đồng. Nếu ông D có thiệt hại đối với phần tài sản không được quy định trong hợp đồng thì ông D phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Mặc dù vậy, cần đánh giá công sức của ông D trong việc cải tạo nghĩa trang, cần tính giá trị bồi thường cho ông D đối với phần nhà cửa đã xây và các cây cối theo BB định giá ngày 24/5/2019, bao gồm: 01 nhà xây gạch 06 lỗ mái lợp tôn trị giá 52.400.000 đồng; 01 lán tôn xốp trị giá 42.700.000 đồng; 01 lán tôn lợp phía trước nhà trị giá 4.200.000 đồng; 04 mái tôn xung quanh trị giá 12.700.000 đồng; 01 bể nước trị giá 25.000.000 đồng; 272 bụi chuối trị giá 1.500.000 đồng; 01 cây me trị giá 300.000 đồng. Phần tài sản này trị giá 138.800.000 đồng.

Đi với tiền công cho người quản trang, không có tài liệu nào thể hiện UBND xã đã trả cho ông D, cũng như không có tài liệu chứng minh ông D dành phần tiền này cho Hội người cao tuổi. Vì vậy cần phải thanh toán cho ông D số tiền này.Về phần thóc 500 kg/năm được hưởng trong 10 năm của Hợp đồng thứ nhất có trị giá:

500 kg x 10 năm x 5.400 đồng = 27.000.000 đồng. Về phần tiền công từ 05/5/2014 đến 28/10/2016: 200.000 đồng x 29 tháng = 5.800.000 đồng Đối với 02 trụ cổng đã bị phá, chính quyền địa phương cũng xác định có việc ông D xây trụ cổng này. Việc xây dựng trụ cổng là cần thiết, góp phần làm cho nghĩa trang khang trang hơn nên cần tính bồi thường cho ông D công trình này. Tại BB thẩm định, ông D chỉ yêu cầu tiền công xây dựng và công thợ là 13.000.000 đồng. Xét thấy mức giá này là hợp lý nên cần chấp nhận.

Đi với chi phí xây dựng linh đài, do ông D không yêu cầu nên đề nghị Hội đồng xét xử không xem xét.

Tại phiên tòa, ông D giao nộp tài liệu về chi phí xây dựng ao, trị giá 388.600.000 đồng nhưng những chi phí này do một mình ông D kê khai, không có tài liệu chứng minh nên không có căn cứ để xem xét. Hơn nữa việc ông D xây ao là tự ý từ một phía, không có trong thỏa thuận của hợp đồng. Do đó đề nghị Hội đồng xét xử không chấp nhận phần chi phí này.

Như vậy tổng số tiền ông D được bồi thường là: 138.000.000 + 27.000.000 + 5.800.000 + 13.000.000 = 184.600.000 đồng. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên buộc UBND xã phải bồi thường cho ông D 500.000.000 đồng là không có căn cứ. Kháng cáo của UBND xã là có cơ sở chấp nhận.

Vì các lẽ trên, đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ khoản 2 Điều 308; Nghị quyết 326 ngày 30/12/2016 của UBTVQH, đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm: Chấp nhận kháng nghị của VKS huyện TN. Chấp nhận một phần kháng cáo của UBND xã LL. Không chấp nhận kháng cáo của ông D. Sửa án sơ thẩm theo hướng: tuyên buộc UBND xã LL phải bồi thường cho ông Đinh Như D số tiền 184.600.000 đồng. Về án phí dân sự phúc thẩm: Do bản án sơ thẩm bị sửa nên nguyên đơn và bị đơn không phải chịu án phí.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ đã được xem xét tại phiên tòa, kháng cáo của các đương sự, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện TN, thành phố Hải Phòng, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng tham gia phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

- Về thủ tục tố tụng:

[1] Về thẩm quyền giải quyết: Ông Đinh Như D khởi kiện yêu cầu Tòa án giải tranh chấp bồi thường thiệt hại khi chấm dứt Hợp đồng dịch vụ đối với UBND xã LL, huyện TN, có trụ sở tại xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng; thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân huyện TN là đúng quy định tại khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

[2] Về sự vắng mặt của các đương sự: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Đinh Khắc G đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần hai nhưng vắng mặt không có lý do nên Tòa án nên Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án theo quy định tại Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự.

- Về nội dung vụ án:

[3] + Xét kháng cáo của nguyên đơn là ông Đinh Như D:

[4] Đối với yêu cầu ông Đinh Khắc G phải bồi thường thiệt hại do hành vi phá hoại tài sản của ông, số tiền 631.500.000 đồng và làm rõ trách nhiệm bồi thường 44 ngôi mộ đã bị phá: Tại phiên tòa ngày 22/12/2020, nguyên đơn là ông Đinh Như D đã rút một phần yêu cầu khởi kiện, ông D chỉ yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết buộc UBND xã LL phải bồi thường cho ông số tiền 500.000.000 đồng; đối với số mộ đã xây dựng chưa sử dụng bị phá dỡ, ông D không yêu cầu giải quyết trong vụ án này. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm chỉ xem xét giải quyết yêu cầu buộc UBND xã LL bồi thường của ông D mà không giải quyết yêu cầu buộc ông Đinh Khắc G phải bồi thường thiệt hại, cũng như giải quyết trách nhiệm bồi thường số mộ đã bị phá là có căn cứ và phù hợp với yêu cầu của ông D tại phiên tòa. Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn do vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện.

[5] Đối với yêu cầu về 01 nhà chưa thanh lý gia đình ông vẫn ở bình thường đề nghị để ông tiếp tục sử dụng: Đối với ngôi nhà chưa thanh lý đã được Tòa án cấp sơ thẩm xem xét giải quyết trong yêu cầu bồi thường thiệt hại của ông D khi chấm dứt Hợp đồng, theo Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết và theo yêu cầu khởi kiện của ông D, UBND xã LL đã phải có trách nhiệm bồi thường các tài sản trên do ông D đầu tư, xây dựng trong đó có ngôi nhà. Mặt khác, ngôi nhà này được xây dựng trên khu vực đất nghĩa trang, theo Hợp đồng quản trang, ông D chỉ được bố trí nơi ăn ở gần khu vực nghĩa trang để phục vụ việc trông coi, quản lý, việc ông D tự ý xây dựng nhà lớn để gia đình ở trông coi nghĩa trang trên khu vực đất nghĩa trang là không đúng. Hiện nay, ông D và UBND xã LL đã chấm dứt Hợp đồng quản trang nên không chấp nhận yêu cầu để ông tiếp tục sử dụng ngôi nhà này. Do đó, không chấp nhận phần kháng cáo này của ông.

[6] Đối với yêu cầu xử lý hành vi giả mạo chữ ký của ông Đinh Văn Ba và yêu cầu ông Ba đóng điện lại cho ông D sử dụng: Yêu cầu kháng cáo của ông D của việc xử lý hành vi giả mạo chữ ký của ông Ba và yêu cầu đóng điện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo các Điều từ 26 đến Điều 33 của Bộ luật Tố tụng dân sự và cũng không thuộc thẩm quyền giải quyết cuả Tòa án; đồng thời các yêu cầu kháng cáo của ông D đều vượt quá phạm vi khởi kiện ông đã trình bày tại phiên tòa sơ thẩm. Do đó, không có căn cứ chấp nhận kháng cáo của ông D.

[7] Tại phiên tòa phúc thẩm, ông D đã không yêu cầu Tòa án xem xét bồi thường chi phí xây dựng khu vực linh đài. Việc ông D thay đổi yêu cầu kháng cáo không yêu cầu bồi thường chi phí xây dựng khu vực linh đài là tự nguyện, không bị ép buộc. Vì vậy, Hội đồng xét xử không xem xét phần kháng cáo của nguyên đơn.

[8] + Xét kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện TN về việc thu thập tài liệu:

[9] Đối với yêu cầu thu thập về tình trạng mặt bằng nghĩa trang tại thời điểm ông D tiếp quản từ năm 2004 và thời điểm ông G tiếp quản từ năm 2016: Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và theo biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 01/9/2021 tại giai đoạn xét xử phúc thẩm thể hiện: Trước khi ông D tiếp quản nghĩa trang, hiện trạng nghĩa trang để hoang hóa, ông D là người đã có công sức xây dựng nghĩa trang như hiện nay. Tuy nhiên, các bên đương sự không cung cấp được hiện trạng nghĩa trang từ trước khi ông D tiếp quản nghĩa trang để thực hiện việc kiểm kê, thanh lý. Từ thời điểm ông G tiếp quản năm 2016, theo Biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 01/9/2021 thể hiện: Sau khi ông G tiếp quản nghĩa trang, ông G đã phá một số mộ ở phía rìa đường vào nghĩa trang (theo ông D trình bày, số mộ bị phá là 44 mộ, số mộ này do gia đình ông D san lấp, cải tạo); ông G đã lấp khu vực ao (có vị trí giáp khu vực 44 mộ bị phá phía mặt đường) để xây ô mộ, ông G xây 10 hàng, mỗi hàng 18 mộ với diện tích khoảng 300m2; ông G còn phá 01 trụ cổng và một số cây cối của ông D. Ngoài ra, hiện trạng khu mộ vẫn được giữ nguyên, không thay đổi. Do đó, Tòa án cấp phúc thẩm đã yêu cầu các đương sự cung cấp thêm tài liệu về hiện trạng nhưng các đương sự không cung cấp được, đồng thời Tòa án cấp phúc thẩm đã tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ để xem xét hiện trạng nghĩa trang ĐH nên không cần thiết phải hủy án sơ thẩm để bổ sung nội dung này.

[10] Đối với yêu cầu xác định giá trị tài sản của ông D do ông G tháo dỡ, di dời: Theo biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 01/9/2021, ông D và UBND xã LL trình bày, từ sau khi ông G tiếp quản nghĩa trang, đã phá hủy một số ngôi mộ phía ngoài, các cây cảnh của ông D và lấp ao của ông D để xây mộ. Do đó, có thể xác định các tài sản của ông D do ông G tháo dỡ và di dời, nhưng tại phiên tòa sơ thẩm, ông D không yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi của ông G gây ra nên Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét giải quyết và không cần thiết phải thu thập tài liệu, chứng cứ về việc xác định giá trị tài sản do ông G tháo dỡ. Ông D cũng không yêu cầu Tòa án giải quyết việc bồi thường các mộ trống đã bị tháo dỡ nên không cần thiết phải thu thập tài liệu về việc xác định lỗi của UBND xã LL hay của ông G.

[11] Đối với công sức tôn tạo, sửa chữa nghĩa trang trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng: Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và theo trình bày của các đương sự, trong quá trình quản lý nghĩa trang, ông D đã có công sức xây dựng nghĩa trang, ông D đã xây dựng các mộ trong đó có các mộ trống để bán cho những người còn sống, xây dựng khu nhà ở trông coi nghĩa trang, khu linh đài, đào ao trong khuôn viên nghĩa trang và tôn tạo, xây dựng đường vào nghĩa trang. Mặc dù, việc xây dựng của ông D tại nghĩa trang phục vụ cho việc thờ cúng, chôn cất nhưng một số công trình xây dựng không đúng theo Hợp đồng quản trang, không được sự cho phép của UBND xã và không cần thiết cho việc chôn cất. Cụ thể:

[11.1] Xét về khu nhà ở trông coi nghĩa trang: Theo Hợp đồng quản trang, người quản trang được bố trí nơi ăn nghỉ gần khu vực nghĩa trang để tiện cho việc trông coi và quản lý nhưng ông D và gia đình lại xây dựng nhà để cả gia đình ông D ở là không đúng quy định, việc ông D tự ý xây nhà mà không được sự đồng ý của UBND xã, diện tích xây dựng lớn hơn so với nhu cầu ăn nghỉ của người quản trang là không phù hợp với thỏa thuận trong Hợp đồng. Tuy nhiên, hiện nay, căn nhà vẫn còn giá trị sử dụng trong việc quản lý nghĩa trang, gia đình ông D có nơi ở khác và không còn ở nữa nên UBND xã khi thu hồi vẫn có thể sử dụng tiếp toàn bộ giá trị. Do đó, khi thanh lý hợp đồng, UBND xã phải bồi thường giá trị căn nhà cho ông D.

[11.2] Về các ô mộ xây dựng đã chôn cất hoặc trống do ông D tự xây dựng và bán: Theo Hợp đồng quản trang, ông D được dịch vụ xây dựng mộ chí theo thỏa thuận với người nhu cầu nên việc ông D xây các ô mộ bán cho người dân có nhu cầu mua là phù hợp nhưng việc ông D xây mộ để bán sẵn cho những người còn sống, để các ô mộ còn trống là không phù hợp, việc tự ý xây mộ để bán sẵn là không phù hợp với mục đích của việc quản lý nghĩa trang. Đối với 44 ngôi mộ ông D đã xây dựng nhưng còn trống đã bị phá hủy, tại phiên tòa sơ thẩm, ông D không yêu cầu giải quyết việc bồi thường đối với số mộ này nên Tòa án cấp sơ thẩm không xem xét, giải quyết. Các ngôi mộ khác xây trong khuôn viên nghĩa trang, hầu hết các ô mộ đều có người được chôn cất, ông D đã bán cho người dân, toàn bộ số tiền bán mộ cho người dân, UBND xã không thu và cũng không yêu cầu ông D phải nộp chi phí về cho UBND, đối với các ô mộ chưa có người chôn cất, ông D đã bán cho người dân, UBND xã cũng đã tạo điều kiện cho những người đã mua ô mộ được chôn cất tại nghĩa trang, số tiền bán mộ ông D được hưởng toàn bộ. Theo Biên bản định giá tại Tòa án cấp sơ thẩm đã định giá, 1136 phần mộ trị giá 400.000 đồng/mộ là 454.400.000 đồng; 21 phần mộ có tổng trị giá là 8.400.000 đồng. Vì vậy, UBND xã không phải bồi thường cho ông D giá trị các ngôi mộ mà ông D đã xây dựng do toàn bộ số mộ này ông D đã được hưởng lợi.

[11.3] Về khu vực linh đài: Theo Hợp đồng quản trang, không quy định về việc ông D được xây dựng linh đài trong khu vực nghĩa trang. Tiền xây dựng linh đài một phần do gia đình ông D bỏ ra, một phần do đóng góp của nhân dân để xây dựng. Việc xây dựng linh đài phục vụ cho việc thờ cúng tại nghĩa trang, ông D xây dựng nhằm mục đích cải tạo nghĩa trang, nhiều người đến chôn cất ở nghĩa trang hơn, tạo nguồn thu từ tiền dịch vụ cho gia đình ông hơn. Do đó, ông D cũng được hưởng lợi từ việc xây dựng linh đài. Tại giai đoạn xét xử sơ thẩm, việc thẩm định, định giá khu vực linh đài do ông D xây dựng chưa được thực hiện; chưa xác định được giá trị của khu vực linh đài và đường vào, đây là thiếu sót của Tòa án cấp sơ thẩm nhưng tại biên bản định giá, ông D trình bày: Ngoài các tài sản hiện còn trên đất đã được Hội đồng định giá kiểm kê các tài sản còn lại đã bị ông G phá bỏ. Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm và tại phiên tòa ngày 16/9/2021 ông D đã trình bày: Do khu vực linh đài có ý nghĩa tâm linh nên ông D không yêu cầu UBND xã phải bồi thường chi phí xây dựng. Do đó, không cần phải thu thập, định giá tài sản này.

[11.4] Xét về khu vực ao: Theo Hợp đồng quản trang, không có quy định về việc ông D được đào ao, thả cá trong khu vực nghĩa trang nhưng ông D tự ý đào, lấp ao, không trong quy hoạch nghĩa trang, không phù hợp với nhiệm vụ của ông D theo Hợp đồng quản trang. Khi xây ao, ông D cũng không thông báo, xin phép bằng văn bản với UBND xã; diện tích đất tại khu vực nghĩa trang không thuộc quyền sử dụng của ông D, đây là đất công ích của xã nên việc tự ý đào ao là trái quy định của pháp luật. Tuy nhiên, UBND xã cũng có lỗi trong việc không quản lý, khi ông D xây dựng không có văn bản, ý kiến nhắc nhở, xử lý hành chính. Do đó, Hội đồng xét xử xác định cả UBND xã và ông D đều có lỗi trong việc để ông D xây dựng khu vực ao nên cả 2 đều phải chịu bồi thường. Tại biên bản định giá tại giai đoạn xét xử sơ thẩm chưa thể hiện giá trị, công sức xây dựng của ông D, đây là thiếu sót của Tòa án cấp sơ thẩm, tuy nhiên hiện nay khu vực ao đã bị phá, lấp để xây mộ do đó, không có căn cứ hiện trạng để định giá. Mặt khác, tại phiên tòa phúc thẩm, ông D cung cấp cho Tòa án bản kê chi phí xây dựng ao tổng chi phí là 388.628.400 đồng, trong đó: Chi phí nguyên vật liệu là 187.128.400 đồng, chi phí nhân công là 201.500.000 đồng. Xét thấy, chi phí này là hợp lý, phù hợp với thực tiễn xây dựng tại địa phương nên được Hội đồng xét xử xem xét để làm căn cứ đánh giá. Do đó, không cần thiết phải hủy án sơ thẩm để tiến hành thu thập thêm tài liệu, chứng cứ.

[11.5] Về việc xây dựng tường rào, lối đi, tôn đường: Việc xây dựng đường đi là cần thiết để cải tạo, sửa sang nghĩa trang khang trang, sạch đẹp hơn; tuy nhiên, công sức đóng góp xây dựng ngoài gia đình ông D còn có nguồn ủng hộ, đóng góp của nhân dân trong vùng từ việc mua mộ. Tuy nhiên khi xây dựng, ông D không thông báo, không xin ý kiến của UBND, tự ý xây dựng quây đất, mặt khác, gia đình ông D được hưởng lợi trực tiếp từ việc xây dựng và đã khai thác được giá trị sử dụng của các công trình. Về phía UBND xã cũng có lỗi trong việc để ông D xây dựng các công trình, mặc dù UBND xã biết việc xây dựng của ông D nhưng không có văn bản nhắc nhở, xử lý vi phạm, các công trình vẫn còn giá trị sử dụng tại nghĩa trang. Tại biên bản định giá tại giai đoạn xét xử sơ thẩm chưa thể hiện giá trị, công sức xây dựng của ông D, đây là thiếu sót của Tòa án cấp sơ thẩm, nhưng tại biên bản định giá và tại phiên tòa sơ thẩm, ông D trình bày: Ngoài các tài sản hiện còn trên đất đã được Hội đồng định giá kiểm kê các tài sản còn lại đã bị ông G phá bỏ, và tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, ông D cũng không có ý kiến gì về biên bản định giá và không yêu cầu Tòa án xem xét, định giá lại tường rào, đường đi, tôn đường. Do đó, không cần thiết phải hủy án sơ thẩm để bổ sung tài liệu về tài sản này.

[11.6] Về việc xác định giá trị các tài sản khác được xác định giá trị trong biên bản định giá của Tòa án cấp sơ thẩm, đây là các tài sản do ông D và gia đình trực tiếp xây dựng, đầu tư nên ông D yêu cầu bồi thường là phù hợp; ông D cũng đề nghị sử dụng kết quả định giá để bảo vệ quyền lợi cho ông D. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm chưa xem xét, đánh giá lỗi của ông D trong việc xây dựng và việc mua bán các ô mộ để xác định giá trị bồi thường mà đã chấp nhận toàn bộ là thiếu sót và chưa toàn diện.

[12] Đối với yêu cầu thu thập tài liệu về việc ai là người có lỗi trong việc gây thiệt hại cho nguyên đơn, trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm của người liên quan trong việc gây thiệt hại cho nguyên đơn: Tại phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn đã rút một phần yêu cầu khởi kiện, cụ thể: “…chỉ yêu cầu UBND xã LL bồi thường toàn bộ là 500.000.000 đồng toàn bộ số tiền trông coi nghĩa trang của ông chưa được thanh toán và toàn bộ các khoản tiền ông đã đầu tư xây dựng vào nghĩa trang vẫn đang được sử dụng (toàn bộ mặt bằng tôn tạo, đường đi và các công trình xây dựng) và chưa sử dụng, các phần xây dựng bị ông Ba phá hoại tháo dỡ”. Ông D không đề nghị Tòa án xem xét trách nhiệm của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là ông Đinh Khắc G, ông Ba là người đại diện của UBND xã LL không trực tiếp phá hoại, tháo dỡ tài sản của ông D. Tòa án cấp sơ thẩm đã tách phần yêu cầu bồi thường thiệt hại của ông D đối với việc ông G phá bỏ các tài sản của ông D để giải quyết thành vụ án khác khi có yêu cầu, sẽ tiếp tục xem xét trách nhiệm bồi thường thiệt hại của UBND xã LL nếu có liên quan.

[13] Các bên đều thừa nhận công sức đóng góp của ông D vào việc xây dựng nghĩa trang ĐH. Việc chấm dứt hợp đồng với ông D nhưng chưa thanh lý hợp đồng của UBND xã LL là có sai phạm, không đúng nên UBND xã phải có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ cho ông D. Tuy nhiên, việc định giá thiếu các tài sản mà ông D đã có công sức xây dựng của Tòa án cấp sơ thẩm là thiếu sót của Tòa án cấp sơ thẩm. Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, không có đương sự nào đề nghị việc định giá lại tài sản, nguyên đơn cũng nhất trí với kết quả định giá của Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ đối với các tài sản của ông D đã xây dựng. Ông D đề nghị Tòa án xem xét kết quả định giá tài sản để bảo vệ quyền lợi của ông nhưng trong biên bản định giá không xác định giá trị các tài sản của ông D đã bị ông G phá (như ao, một số chậu cây cảnh, một số mộ…); do đó, Tòa án chỉ xem xét trách nhiệm bồi thường đối với các tài sản đã được định giá trong biên bản định giá tại giai đoạn xét xử sơ thẩm. Tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, ngoài các bản ảnh và đơn trình bày do nguyên đơn cung cấp (các tài liệu này đã được cung cấp tại giai đoạn xét xử sơ thẩm) thì các đương sự không cung cấp thêm được tài liệu gì khác.

[14] Vì vậy, cần chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện TN, tuy nhiên tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm đã khắc phục thu thập thêm một số tài liệu, chứng cứ nên không cần thiết phải hủy án sơ thẩm để thu thập thêm các tài liệu chứng cứ theo đề nghị của Viện kiểm sát.

[15] + Xét kháng cáo của bị đơn là UBND xã LL:

[16] Về vệc thanh toán chế độ cho người quản trang: Theo các tài liệu do đương sự cung cấp thể hiện, ông D chưa được UBND xã thanh toán chế độ cho người quản trang, UBND xã cũng thừa nhận không còn tài liệu gì về việc thanh toán và đồng ý thanh toán chế độ cho ông D. Do đó, UBND xã phải có trách nhiệm thanh toán cho ông D chi phí công sức trông coi, cụ thể: Giai đoạn 1: Từ 01/5/2004 đến 01/5/2014 (theo Hợp đồng quản trang ngày 01/5/2004), với tiền công là 500kg thóc/năm x 10 năm x 5.400 đồng/kg = 27.000.000 đồng. Giai đoạn 2: Sau khi hết Hợp đồng ngày 01/5/2004, các bên tiếp tục ký hợp đồng có thời hạn 01 năm kể từ ngày 05/5/2014 đến ngày 05/5/2015, các bên vẫn thực hiện Hợp đồng cho đến khi UBND xã LL có thông báo số 207/TB-UBND ngày 28/10/2016 về việc chấm dứt hợp đồng. Việc Tòa án cấp sơ thẩm xác định thời gian làm tính tiền công đến ngày xét xử sơ thẩm là không phù hợp, bởi ông D cũng có lỗi trong việc không phối hợp chấm dứt hợp đồng, tự ý bỏ về và không đến làm việc, ông D không thực hiện, việc không thanh lý được hợp đồng có lỗi một phần của ông D không hợp tác làm việc. Tuy nhiên, UBND xã cũng có lỗi khi chưa tiến hành thanh lý hợp đồng, bàn giao công việc đã ký hợp đồng quản trang cho người khác. Ngày 28/11/2017, UBND xã LL có ký hợp đồng với ông Đinh Khắc G; kể từ thời điểm ký hợp đồng với ông G, ông D không còn thực hiện việc quản lý nghĩa trang nên chỉ tính tiền công cho ông D đến thời điểm ngày 28/11/2017 với mức tiền công là 200.000 đồng/tháng; số tiền ông D được thanh toán từ ngày 05/5/2015 đến ngày 28/11/2017 là 02 năm 06 tháng 13 ngày x 200.000 đồng/tháng = 6.100.000 đồng. Tổng số tiền phải thanh toán chế độ cho người quản trang là 27.000.000 + 6.100.000 = 33.100.000 đồng (1).

[17] Về việc bồi thường thiệt hại theo bị đơn không đồng ý với việc bồi thường cho ông D số tiền như Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định do UBND xã LL không ký hợp đồng với ông D xây dựng cơ sở vật chất; việc ông D tự xây dựng là không đúng nên không có trách nhiệm bồi thường: Như đã nhận định trên, việc ông D xây dựng một số công trình trên nghĩa trang phục vụ cho công việc quản trang của ông D, góp phần xây dựng nghĩa trang ĐH được khang trang, sạch đẹp hơn; công sức xây dựng của ông D cũng được UBND xã LL công nhận. Mặt khác, ông D đề nghị Tòa án sử dụng kết quả định giá để bảo vệ quyền lợi của ông D nên Tòa án xem xét xác định trách nhiệm của UBND xã LL đối với các tài sản đã được định giá. Cụ thể: Đối với khu nhà ở, lán, mái tôn, bể nước: Việc ông D xây dựng khu nhà ở của quản trang như hiện trạng là không phù hợp với thỏa thuận trong Hợp đồng nhưng căn nhà vẫn còn giá trị sử dụng trong việc quản lý nghĩa trang, gia đình ông D có nơi ở khác và không còn ở nữa nên UBND xã khi thu hồi vẫn có thể sử dụng tiếp toàn bộ giá trị. Do đó, khi thanh lý hợp đồng, UBND xã phải bồi thường giá trị căn nhà cho ông D, tổng số tiền là 137.000.000 đồng. Đối với bụi chuối, cây me: Theo Hợp đồng quản trang các bên đã ký kết, ông D được trồng cây ngắn ngày để hưởng lợi hoa màu, hiện nay các cây chuối này đã bị chặt phá nhưng khi thu hồi nghĩa trang, ông D không còn được hưởng lợi hoa màu nên UBND xã vẫn phải bồi thường giá trị cây cối cho ông D, số tiền là 1.800.000 đồng. Đối với các phần mộ: Ông D đã bán cho người dân và có thu tiền, một số mộ đã có người chôn cất, mặt khác UBND xã vẫn để những người đã mua mộ của ông D vào chôn cất nên ông D không bị thiệt hại về việc xây dựng các ô mộ, do đó không chấp nhận yêu cầu bồi thường này của ông D. Đối với các tài sản ông D yêu cầu bồi thường nhưng chưa được định giá tài sản như: Khu vực ao, tường bao, lối đi, việc tôn đường chưa được Tòa án cấp sơ thẩm định giá nhưng tại thời điểm định giá, khu vực ao đã không còn do bị ông G tiến hành san lấp, Tòa án cấp phúc thẩm đã yêu cầu ông D cung cấp các tài liệu thể hiện việc chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu để xây dựng các công trình này để làm căn cứ giải quyết; tuy nhiên, ông D chỉ cung cấp tài liệu về việc xây dựng ao, thể hiện: Chi phí nhân công là 310 x 650.000 đồng/công = 201.500.000 đồng; chi phí nguyên vật liệu là 187.128.400 đồng. Hội đồng xét xử xét thấy, việc xây dựng ao để tạo cảnh quan cho nghĩa trang nhưng không phù hợp với thỏa thuận trong Hợp đồng. Việc ông D xây dựng ao, tường bao, lối đi, tôn đường có lỗi của cả ông D và lỗi của UBND xã LL, trong đó ông D có lỗi lớn hơn; mặt khác, ông D đã được khai thác, sử dụng các công trình này để tạo nguồn thu nhập cho ông và gia đình. Do đó, ông D phải chịu chí phí nguyên vật liệu do việc xây dựng không cần thiết và phải chịu một nửa tiền chi phí nhân công đối với việc xây dựng ao; đồng thời, ông D không cung cấp tài liệu về chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu để xây dựng tường rào, lối đi, tôn đường nên Tòa án không có căn cứ để xem xét, tuy nhiên, xét thấy ông D cũng có công sức đóng góp, xây dựng nên Hội đồng xét xử chấp nhận cho ông D chi phí nhân công để xây tường rào, xây đường đi bằng ½ chi phí nhân công xây ao. Tuy nhiên, về giá nhân công, theo bảng tính của ông D thể hiện giá nhân công là 650.000 đồng/công là không phù hợp, theo xác minh của Tòa án thể hiện, chi phí tiền công xây dựng tại địa phương dao động từ 400.000 đồng đến 500.000 đồng/công, tùy thuộc tính chất công việc, do đó, Hội đồng xét xử chỉ chấp nhận chi phí nhân công xây dựng là 450.000 đồng/công x 310 công = 139.500.000 đồng. Như vậy, Hội đồng xét xử chấp nhận một phần chi phí nhân công ông D đã chi trả để yêu cầu UBND xã phải bồi thường toàn bộ chi phí xây dựng các công trình như ao, tường bao, đường đi trong khu nghĩa trang thôn ĐH, xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng, số tiền là 139.500.000 đồng. Tổng giá trị tài sản UBND xã phải có trách nhiệm bồi thường cho ông D là 137.000.000 + 1.800.000 + 139.500.000 = 278.300.000 đồng (2).

[18] Như vậy theo phân tích tại mục [16] và [17] thì tổng số tiền UBND phải thanh toán cho ông D là (1) + (2) = 33.100.000 đồng + 278.300.000 đồng = 311.400.000 đồng. Do đó, chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn; sửa án sơ thẩm về số tiền UBND xã phải thanh toán cho ông D.

- Về án phí dân sự: Căn cứ Điều 147, Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự; căn cứ Điều 26, Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/10/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

[19] Án phí dân sự sơ thẩm: Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận, vì vậy UBND xã LL phải chịu số tiền án phí dân sự sơ thẩm là 15.570.000 đồng. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận, nhưng ông D là người cao tuổi và có đơn đề nghị miễn án phí nên được miễn án phí dân sự sơ thẩm.

[20] Án phí dân sự phúc thẩm: Do ông D là người cao tuổi và có đơn đề nghị miễn án phí nên Hội đồng xét xử xem xét, miễn án phí dân sự phúc thẩm. Kháng cáo của bị đơn được chấp nhận nên không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 39, Điều 92, Điều 96 và Điều 97, Điều 147, Điều 148, Điều 296, khoản 2 Điều 308, Điều 309 Bộ luật Tố tụng dân sự;

Căn cứ Điều 374, Điều 518, Điều 519, Điều 520, Điều 524, Điều 525, Điều 526 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 87, Điều 688 của Bộ luật Dân sự 2015 Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.

Xử: Kng chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn là ông Đinh Như D; chấp nhận một phần kháng cáo của bị đơn là UBND xã LL; chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện TN, thành phố Hải Phòng. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và sửa bản án sơ thẩm; cụ thể:

1. Buộc UBND xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng phải thanh toán cho ông Đinh Như D tổng số tiền là 311.400.000 (Ba trăm mười một triệu, bốn trăm nghìn đồng) (trong đó: Số tiền bồi thường thiệt hại cho ông D là 278.300.000 đồng; số tiền thanh toán tiền công quản lý nghĩa trang là 33.100.000 đồng).

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

2. Ông Đinh Như D và UBND xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng được chấm dứt Hợp đồng số 11/HĐ-UBND ngày 05/5/2014 kể từ ngày xét xử sơ thẩm.

Ông Đinh Như D và bà Vũ Thị L phải bàn giao lại toàn bộ tài sản ông bà đang quản lý sử dụng tại Nghĩa trang ĐH, xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng cho UBND xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng quản lý và sử dụng.

3. Về án phí:

- Án phí dân sự sơ thẩm: Ủy ban nhân dân xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng phải nộp số tiền án phí dân sự sơ thẩm là 15.570.000 (Mười lăm triệu, năm trăm bảy mươi nghìn) đồng.

- Án phí dân sự phúc thẩm: Ông Đinh Như D và Ủy ban nhân dân xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.

Trả lại cho Ủy ban nhân dân xã LL, huyện TN, thành phố Hải Phòng số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 300.000 đồng theo Biên lai thu tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án số 0015678 ngày 08/01/2021 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện TN, thành phố Hải Phòng nhưng tạm giữ để đảm bảo thi hành phần án phí dân sự sơ thẩm.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án Dân sự thì người được thi hành, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. 

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

393
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp hợp đồng dịch vụ (trông giữ, quản lý nghĩa trang) số 611/2021/DS-PT

Số hiệu:611/2021/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Hải Phòng
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 25/09/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về