Bản án về tranh chấp chia di sản thừa kế theo pháp luật số 11/2022/DS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊU

BẢN ÁN 11/2022/DS-ST NGÀY 15/09/2022 VỀ TRANH CHẤP CHIA DI SẢN THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Hôm nay, ngày 15 tháng 9 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện K1 xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số: 13/2020/TLST- DSST ngày 18/02/2020 về việc “Tranh chấp về chia di sản thừa kế theo pháp luật” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 10/2022/QĐXX-ST ngày 20 tháng 6 năm 2022 giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn: Ông Nguyễn Ngọc Y, sinh năm 1955; Địa chỉ: Số A- T1, phường K, quận T2, Tp. H2(Có mặt).

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Y: Luật sư Nguyễn Quang T2 – Công ty Luật TNHH MTV P; Địa chỉ: Số B, V, phường K, quận T2, TP. H2. (Có mặt).

2. Bị đơn: Ông Nguyễn Mạnh H, sinh năm 1947; Địa chỉ: thôn T3, xã T4, huyện K1, tỉnh Hưng Y (Vắng mặt có lý do).

3. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ L2 quan:

3.1. Bà Nguyễn Thị B1, sinh năm 1939;

3.2. Chị Nguyễn Thị Thúy N, sinh năm 1974;

Đều đăng ký HKTT: Khu tập thể phòng không phường T5, quận C, TP. H2. Hiện trú tại: Số D, ngách Đ, ngõ E, đường N1, phường T6, quận C, Tp . H2(Đều vắng mặt có lý do).

3.3. Chị Nguyễn Thị T6, sinh năm 1967; Nơi đăng ký HKTT: Số B Lê Q, phường B2, quận H3, TP. H2. Hiện trú tại: Số D, ngách Đ, ngõ E, đường N1, phường T6, quận C, Tp. H2(Vắng mặt có lý do).

3.4. Chị Nguyễn Kim O, sinh năm 1970; Nơi đăng ký HKTT: Khu tập thể phòng không phường T5, quận C, TP. H2; Hiện trú tại: Số 4, ngách Đ, ngõ E, đường N1, phường T6, quận C, Tp. H2(Vắng mặt có lý do).

3.5. Chị Nguyễn Thị H4, sinh năm 1976; Nơi đăng ký HKTT: Khu tập thể phòng không phường T5, quận C, TP. H2; Hiện trú tại: P, khu đô thị M M1, M3, N, TP. H2. (Vắng mặt có lý do).

3.6. Bà Nguyễn Thị T7, sinh năm 1939; Địa chỉ: thôn T3, xã T4, huyện K1, tỉnh Hưng Yên (Vắng mặt có lý do).

3.7. Bà Nguyễn Thị U, sinh năm 1944; HKTT: Số W, phường W, quận H4, TP. H2; Hiện trú tại: Phòng R, Cầu T8, B1, T11 T2 soạn báo Nhân Dân, phố H5, phường L, quận Đ2, TP. H2. (Vắng mặt có lý do).

3.8. Chị Nguyễn P3 L1 sinh năm 1992; HKTT: Tập thể A1, tổ dân phố số A2, phường P, quận B3, TP. H2; Hiện đang trú tại: Phòng A4, tầng A5, CT-2B, ngõ A7, đường H5, phường C4, quận B4, Tp. H2(Vắng mặt có lý do).

3.9. Chị Nguyễn Thu L2, sinh năm 1985; HKTT: P, B5, tập thể N3, phường L3, quận Đ4, TP. H2; Hiện đang trú tại: Phòng A8, tầng A9, CT-2B, ngõ M3, đường H5, phường C4, quận B4, Tp. H2(Vắng mặt có lý do).

Người được bà Nguyễn Thị B1, bà Nguyễn Thị U, chị Nguyễn P3 L1 chị Nguyễn Thu L2, chị Nguyễn Kim O, chị Nguyễn Thị T6, chị Nguyễn Thị N và chị Nguyễn Thị H4 ủy quyền là ông Nguyễn N6 Y.

3.10. Ông Phạm Văn B5, sinh năm 1939; (Vắng mặt có lý do).

3.11. Chị Lê Thị Kim T10, sinh năm 1978; (Vắng mặt có lý do).

3.12. Anh Nguyễn Thế P3, sinh năm 1979; (Vắng mặt có lý do).

3.13. Anh Nguyễn Thành T11, sinh năm 1985 (Có mặt);

3.14. Chị Nguyễn Thị Bích T12, sinh năm 1983 (Vắng mặt có lý do);

Đều trú tại: thôn T3, xã T4, huyện K1, tỉnh Hưng Yên.

3.15. Chị Nguyễn Thị Bích N6, sinh năm 1974; Trú tại: N7, L1 đường L6, Ô chợ D3, Đ3, Tp. H2(Có mặt).

3.16. Bà Nguyễn Thị T13, sinh năm 1948; trú tại: thôn T3, xã T4, huyện K1, tỉnh Hưng Yên. Đại diện theo uỷ quyền của ông H và bà T13 là bà Vũ Thị Kim Anh, sinh năm 1975. Địa chỉ: 46/378 Thuỵ Khuê, phường Bưởi, quận Tậy Hồ, Tp. H2(Đều có mặt).

3.17. Ông Phùng Văn Tôn, sinh năm 1950. Địa chỉ: Tổ dân phố Hoàng 3, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, TP H Nội; Hiện trú tại: CT-2B, tầng A21, phòng 1612, khu đô thị mới N6, ngõ 106 đường H7, phường CB, quận B6, H2. (Vắng mặt có lý do).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo đơn khởi kiện ngày 20/02/2019; Bản tự khai; Các biên bản ghi lời khai tại Tòa án nhân dân huyện K1 và tại phiên tòa, nguY đơn ông Y trình bày: Bố mẹ ông Y là cụ Nguyễn Đình D15 (Mất ngày 13/3/1984) và cụ Nguyễn Thị D16 (tức Giơ) (Mất ngày 23/3/1998). Cụ D15 và cụ D16 sinh được 06 người con lần lượt là ông T8, bà T7, bà U, ông H, ông Y, ông Minh. Ông T8 mất năm 2011, có vợ là bà B1 và 04 người con là T6, O, N và H4. Ông M8 mất năm 1996, có vợ là bà L8 và 02 con là L2 và L9. Sau khi ông M8 chết, năm 2003 bà L8 kết hôn với ông T20 nhưng không có con chung. Bà L8 mất ngày 01/7/2020.

Tài sản của cụ D15 và cụ D16 gồm có: Diện tích đất 354m2, trong đó có 161m2 đất ở và 193m2 đất ao tại thôn T3, xã T4. Trên đất có 04 gian nhà cấp 4; 01 gian bếp và một vài cây cối. Vào khoảng năm 1988, ông H, bà T13 chuyển về sinh sống cùng cụ D16 tại nhà đất của hai cụ. Từ năm 1991 đến năm 1994, cụ D16 ở cùng vợ chồng ông Y. Từ năm 1994 đến khi cụ D16 mất thì cụ D16 ở cùng vợ chồng ông T8, bà B1.

Nhà đất của cụ D15 và cụ D16 do vợ chồng ông H quản lý từ khoảng năm 1988 cho đến nay. Khoảng năm 1999, vợ chồng ông H chặt, phá toàn bộ công trình, cây cối của hai cụ để xây ngôi nhà mới, trồng cây mới. Tuy nhiên, diện tích đất của hai cụ vẫn nguyên trạng. Năm 2001, ông T8 có xây dựng 01 nhà bia diện tích khoảng vài chục m vuông và xây tường B5 xung quanh nhà bia trên phần đất của hai cụ. Anh chị em trong nhà không ai phản đối gì.

Về đất nông nghiệp: Năm 1993, cụ D15 được chia 1,5 sào bằng 540m2 trong đó trừ vào đất trong vườn 02 miếng bằng 72m2. Năm 2008, Nhà nước thu hồi 1.1 sào đất nông nghiệp của cụ D15 cho Công ty diệt kim Đông Xuân được đền bù tiền thì anh chị em trong gia đình đã chia nhau. Còn 02 miếng được chia chung với nhà ông H ở sướng mạ thì vẫn do ông H quản lý, sử dụng.

Khi hai cụ còn sống thì chưa tuyên bố cho ai mảnh đất của các cụ. Năm 2009, nhà nước đo đạc lại diện tích đất theo dự án VLAP thì ông H tự ý chỉ mốc giới để đoàn đo đạc đo gộp diện tích đất của hai cụ và nhà ông H vào cùng một thửa và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (viết tắt là GCNQSDĐ) trong khi anh em không hề biết. Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra, các anh chị em đã yêu cầu cấp có thẩm quyền thu hồi sổ đỏ để trả lại diện tích đất cho hai cụ.

Năm 2017, ông Y xây 01 bức tường bằng gạch chỉ đỏ ngăn đôi đất giữa nhà bia và nhà ông H do chính ông H chỉ mốc giới.

Nay các anh chị em muốn xây dựng nhà thờ chung trên diện tích đất của bố mẹ nên đã tổ chức rất nhiều cuộc họp giữa các anh chị em, ông H cũng đã tuyên bố sẽ trả lại đất của bố mẹ để xây nhà thờ nhưng đều không thực hiện được.

Đối với Biên lai thu thuế chuyển quyền sử dụng đất ngày 22/8/2003, mà ông H giao nộp cho Tòa án có nội dung “Ông H đã nộp số tiền 440.000đ là tiền thuế để chU đổi diện tích 217m2, trong đó có 122m2 đất vườn thừa của ông H và 95m2 đất ao của bố mẹ mà vợ chồng ông H đã tự ý lấp thành đất ở” thì ông Y có quan điểm là biên lai này không có ý nghĩa gì.

Vì không thể tự phân chia di sản của bố mẹ nên ông Y khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân huyện K1 chia di sản thừa kế của cụ Dị, cụ Dơ là diện tích đất 354m2 theo quy định của pháp luật để xây nhà thờ làm nơi thờ cúng chung cho các anh chị em con cháu đi xa về gần có nơi nghỉ ngơi. Đối với ngôi nhà, bếp, cây cối của cụ Dị, cụ D15 đã làm, trồng nhưng vợ chồng ông H đã dỡ bỏ, chặt phá và phần đất nông nghiệp còn lại của cụ D15 ở ngoài đồng ông Y không yêu cầu đề nghị phân chia.

- Tại biên bản lấy lời khai, đơn giải trình, phần khai bổ sung của bị đơn ông Nguyễn Mạnh H trình bày: Ông H thừa nhận về hoàn cảnh gia đình, số lượng vợ con của cụ D16, cụ D15 như ông Y trình bày là đúng.

Ông H xác định: Khoảng năm 1966, gia đình cụ D16, cụ D15 được Hợp tác xã phân cho 1440m2 đất để đào ao, vượt đất làm nhà. Lúc này, ông T8 là anh cả đã có vợ con nên các cụ đã xin cho vợ chồng ông T8 300m2 đất ở chỗ khác. Do chính sách đất đai thay đổi, diện tích đất của hai cụ quá rộng, hợp tác xã đã chuyển hai miếng đất tương đương với 72m2 phần trăm/01 khẩu gọi là đất rau xanh về vườn nhưng vẫn thừa phải trả lại hợp tác xã. Vì vậy, hai cụ cho vợ chồng ông T8 bán nhà đất của ông T8 để về ở cùng với hai cụ và cắt cho ông T8 440m2. Sau này, vợ chồng ông T8 bán diện tích này cho ông B5, bà T7.

Năm 1984, cụ D16 mất, chính sách đất đai lại thay đổi, gia đình ông H không có đất ở nên làm đơn xin hợp tác xã và được cấp 322m2 trong tổng số 1000m2 đất còn lại của cụ D15. Diện tích 322m2 đất này ở phía trước cửa nhà bà T7, sau đó vài năm cụ Dơ cho ông M8 một phần đất trước cửa nhà cụ D15 không rõ là B5 nhiêu vì ông M8 ốm đau nên đã bán phần đất này cho gia đình bà T7.

Để cho phần đất được liền thổ, cụ D16 và bà T7 bảo vợ chồng ông H đổi phần đất của vợ chồng ông với phần đất của ông Minh đã bán cho bà T7 để cho bà T7 tiện sử dụng hai mảnh đất đã mua, còn vợ chồng ông H về ở với cụ D16, sau khi cụ Dơ khuất núi sẽ giao cho vợ chồng ông H kế thừa vì anh em đều đã có chỗ ở ổn định và gia đình chưa từng có thông lệ tranh giành đất cát của nhau, bố mẹ trao cho con nào con nấy được nhận chứ không có biên bản giấy tờ. Năm 1986, ông H ở bộ đội chU về nhập khẩu với cụ D16, đứng tên chủ hộ là ông H.

Ngày 28/12/1992, cụ D16 đứng tên kê khai đơn xin cấp GCNQSDĐ đối với diện tích 163m2 đất ở và 191m2 đất ao; Ông H đứng đơn kê khai đơn xin cấp GCNQSĐĐ đối với diện tích 322m2 đất, trong đó 200m2 đất ở và 122m2 đất vườn. Trên thực tế đất của ông H ở phía ngoài, đất của cụ Dơ ở phía trong nhưng vì nghĩ trước sau đất này cụ Dơ cũng cho ông H nên khi kê khai ông H không quan T2 đến vị trí.

Đối với đất nông nghiệp: Cụ D16 được chia 01 suất là 1,5 sào ở ngoài đồng. Gia đình ông H được chia 03 suất gồm ruộng của chị N6, chị Thủy và anh T11. Tổng diện tích của 03 suất là 4,5 sào (Mỗi người được chia 540m2), trong đó, 4,3 sào chia ngoài đồng, còn 02 miếng là 72m2 trừ vào đất vườn thừa trong nH.

Năm 2003, ông H phải nộp tiền để chuyển quyền sử dụng đất cho 217m2 thành đất ở. Họ giải thích mỗi hộ chỉ được 200m2 đất ở, phần diện tích đất thừa sẽ phải đóng thuế chU quyền sử dụng. Như vậy, trong số 322m2 đất gia đình ông H được cấp thì phải nộp thuế chuyển đổi 122m² và 95m2 đất ao ông H lấp từ năm 1994, nên ông H phải nộp thuế chuyển quyền sử dụng đất là 217m2. Riêng với diện tích đất 72m2 ở ngoài đồng chuyển về ông H không phải đóng thuế.

Năm 2006, NH nước thu hồi 1,1 sào đất nông nghiệp của cụ D16 và 04 miếng đất nông nghiệp của nhà ông H ở khu vực Sông Sen. Số tiền đền bù đất bị thu hồi của cụ Dơ là 30 triệu đã được chia đều cho các con trong nhà. Còn lại 04 miếng ruộng của cụ D16 thì vẫn chia chung với ruộng nhà ông H ở ngoài đồng.

Do vậy, tính trên giấy tờ sổ sách và biên lai thu thuế chuyển quyền sử dụng đất thì gia đình ông H có tổng là 489m2 đất, B5 gồm 417m2 đất ở và 72m2 đất nông nghiệp được chia vào trong vườn. Phần đất còn lại của cụ D15 chỉ còn tổng là 196m2 gồm 116m2 đất liền thổ và khoảng 80m2 đất ao, tính theo diện tích VLAP đo năm 2010. Hiện tại, đất của cụ D16 và gia đình ông H nằm cùng một thửa, không có ranh giới riêng, diện tích đất trên thửa đất này đo VLAP năm 2010 để làm sổ đỏ thì còn thiếu hơn 60m2 so với tổng diện tích đất của gia đình ông H và cụ D15. Phần diện tích thiếu hụt khoảng hơn 60m2 là do trong quá trình xây dựng vợ chồng ông B5, bà T7 đã lấn chiếm tại khu vực giáp ranh giữa hai nhà liền nhau. Tuy nhiên, tất cả các anh chị em trong gia đình đều không có ý kiến gì về việc này.

Năm 2010, nhà nước đo đạc lại đất đai theo dụ án VLAP ông H, bà T13 được ủy ban nhân dân huyện K1 tỉnh Hưng Y cấp 02 GCNQSDĐ cho thửa số 74 tờ bản đồ số 50 diện tích là 80m2 đất ao và thửa số 75 tờ bản đồ số 50 diện tích là 605m2. Tuy nhiên, 02 GCNQSDĐ đã bị thu hồi do kê khai không đúng đối tượng, không đúng diện tích.

Nay, ông Y khởi kiện chia di sản thừa kế của cụ D15, cụ D16 thì ông H cũng nhất trí. Nhưng, theo ông H di sản của cụ D15, cụ D16 để lại là đất chỉ còn tổng 196m2 gồm 116m2 đất ở và 80m2 đất ao, diện tích đất còn lại là của ông H (Tại biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp tiếp cận công khai chứng cứ và biên bản hòa giải ngày 29/4/2022, ông H xác định diện tích đất của cụ D15 là 163m2 đất ở và 80m2 đất ao là nhầm lẫn). Ông H đề nghị tòa án lưu T2 đến công sức lấp ao, đóng các loại thuế trên mảnh đất của mẹ ông từ năm 1986 cho đến nay.

- Tại lời khai của những người có quyền lợi nghĩa vụ L2 quan đứng về phía nguyên đơn và đã ủy quyền cho nguyên đơn là bà B1, bà U, bà T7, chị L1 chị L2, chị O, chị N, chị T6, chị H4 trình bày: Nhất trí với lời khai, quan điểm, đề nghị của ông Y, đồng thời ủy quyền cho ông Y tham gia tố tụng, quyết định toàn bộ mọi vấn đề L2 quan đến vụ án, thay những người ủy quyền nhận di sản được hưởng và phải thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước đối với phần di sản được nhận.

- Tại biên bản lấy lời khai của người có quyền lợi nghĩa vụ L2 quan ông B5, chị T10, anh P3 trình bày: Gia đình ông B5, bà T7 và gia đình chị T10, anh P3 là 02 hộ giáp ranh với đất đang do ông H, bà T13 quản lý sử dụng khẳng định giữa các bên đều sử dụng đất ổn định và không có tranh chấp về mốc giới.

- Tại biên bản lấy lời khai của người có quyền lợi nghĩa vụ L2 quan đứng về phía bị đơn là bà T13, chị N6, chị T12, anh T11 trình bày: Nhất trí với toàn bộ lời khai, quan điểm của ông H. Ngoài ra, bà T13 đề nghị tòa án nếu chia di sản phải xét đến phần công sức đóng góp của bà trong việc duy tu, tôn tạo đất, phần công sức này đề nghị giao cả cho ông H.

- Tại biên bản lấy lời khai của người có quyền lợi nghĩa vụ L2 quan ông Phùng Văn Tôn trình bày: Ông với bà Lan kết hôn năm 2003 và không có con chung, nếu trong trường hợp được chia di sản thừa kế thì ông Tôn đề nghị Tòa án giao phần tài sản thừa kế mà ông Tôn được hưởng của bà Lan cho ông H.

Ông Y, ông H, bà T13 và những người có quyền lợi, nghĩa vụ L2 quan nhất trí với số liệu đo đạc, sơ đồ đất tại, biên bản xem xét thẩm định tài sản ngày 17/12/2020, cũng như giá trị đất cùng tài sản là công trình, vật kiến trúc, cây cối có trên đất theo như biên bản định giá tài sản ngày 24/3/2022, không ai yêu cầu thẩm định, định giá lại tài sản.

Tại phiên tòa hôm nay :

- Nguyên đơn ông Y vẫn nhận ủy quyền của những người có quyền lợi, nghĩa vụ L2 quan và giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, đề nghị Tòa án phân chia di sản của cụ Dị và cụ Dơ theo pháp luật và đề nghị chia cho ông Y và các đồng thừa kế khác B5 gồm cả hàng thừa kế thứ nhất của ông T8, ông M8 ở vị trí nhà bia để tiện cho việc thờ cúng, không tính giá trị nhà bia và khuôn viên tường B5 quanh nhà bia để đối trừ khi được phân chia vì đây là các công trình do ông T8 xây dựng vào mục đích thờ cúng. Ông Y sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ thay cho các đồng thừa kế khác đối với Nhà nước. Ông Y không yêu cầu ông H phải thanh toán trả tiền chênh lệch vượt quá phần ông H được hưởng nếu có.

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Y: Luật sư Nguyễn Quang T2 trình bày: đề nghị căn cứ theo các Điều 651; Điều 652 của BLDS 2015 đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguY đơn: Xác định tài sản là QSD đất thửa đất diện tích 390.3 m2 là di sản của cụ D15, cụ D16 để lại để phân chia thừa kế theo pháp luật. Cụ thể P3 thức phân chia như sau: Lẽ ra mỗi kỷ phần của cụ D15, cụ D16 được hưởng là 390.3m2: 6 phần = 65,05m2/ 01 kỷ phần. Tuy nhiên, để gìn giữ tình cảm gia đình; tình anh em ruột thịt – Đề nghị HĐXX giao cho nguyên đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ L2 quan đứng về phía nguY đơn phần diện tích đất được xác định như sau: Tổng các phần diện tích theo Sơ đồ hiện trạng thẩm định ngày 17/12/2021 gồm diện tích các phần: 16 + 17 + 18 + 19 + 20 + 21 + một phần của phần diện tích của phần số 15 (Nằm giữa phần 16; 17; 19; 20) với diện tích khoảng 255m2. Phần đất còn lại giao cho ông H được hưởng di sản của hai cụ để lại là 135,3m2 (Gấp gần 2,5 lần kỷ phần của mỗi người được hưởng theo quy định pháp luật).

- Đại diện theo ủy quyền của ông H là bà Vũ Thị Kim A15 trình bày: Nhất trí chia thừa kế theo pháp luật. Xác định di sản của cụ D15, cụ D16 là diện tích đất 354m2 – 72 m2 -80m2 = 202m2. Vị trí chia là dọc theo thửa đất để ai cũng có mặt đường.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ L2 quan: Bà T13, anh T11, chị N6 nhất trí với quan điểm của bà Kim A12.

- Ngoài ra, bị đơn – ông H và một số người có quyền lợi, nghĩa vụ L2 quan như bà B1, bà U, bà T7, chị N, chị T6, chị H4, chị O, chị L2, chị L1 ông Tôn, ông B5, chị T10, anh P3 và chị Thủy đã được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng tại phiên tòa nhưng đều đã có đơn xin vắng mặt.

Đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện K1 phát biểu:

- Về việc tuân theo pháp luật: Thẩm phán, Hội đồng xét xử, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ L2 quan đã tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.

- Về đường lối giải quyết vụ án: Đề nghị áp dụng khoản 2 Điều 106, Điều 166, Điều 170 của Luật đất đai năm 2013; Điều 609, Điều 610, Điều 612, Điều 613, Điều 618, khoản 1 Điều 623, Điều 649, Điều 650, Điều 651, Điều 652, Điều 660, điểm d khoản 1 Điều 688 của BLDS năm 2015; Khoản 5 Điều 26, điểm c khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 147, Điều 227, Điều 229, Điều 273 của BLTTDS 2015; Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990; Mục 10 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế; Điều 12, Điều 27 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án. Đề nghị xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Y; Xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của cụ D15 và cụ D16 đối với diện tích diện tích 378,8m2. Trong đó có 161,5m2 đất ở, 91,6m2 đất ao và 125,7m2 đất trồng cây lâu năm thuộc thửa số 74 tờ bản đồ số 50 và một phần thửa số 75 tờ bản đồ số 50 ở thôn T3, xã T4, huyện K1, tỉnh Hưng Yên; Xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của ông H và bà T13 đối với diện tích diện tích 333,5m2 đất trong đó có 200m2 đất ở và 133,5m2 đất trồng cây lâu năm tại thôn T3, xã T4, huyện K1, tỉnh Hưng Yên thuộc một phần thửa số 75, tờ bản đồ số 50 ở thôn T3, xã T4; Ghi nhận sự tự nguyện của bà T7, bà U, bà B1, chị N, chị T6, chị O, chị H4, chị L1 chị L2 về việc đề nghị giao phần di sản được hưởng và nghĩa vụ có L2 quan của bà T7, bà U, bà B1, chị N, chị T6, chị O, chị H4, chị L1 chị L2 cho ông Y; Ghi nhận sự tự nguyện của ông Tôn về việc đề nghị giao phần di sản được hưởng và nghĩa vụ có L2 quan của ông Tôn cho ông H.

Cụ thể: Chia cho ông H được quyền quản lý, sử dụng, định đoạt 140,8m2 đất tương đương giá trị: 140,8m2 x 5.000.000đ/m2 = 704.000.000đ. Trong đó B5 gồm: 40m2 đất ở; 22m2 đất ao; 78,8m2 đất vườn trồng cây lâu năm; Chia cho ông Y được quản lý, sử dụng, định đoạt: 238m2 đất, tương đương giá trị: 238m2 x 5.000.000đ = 1.190.000.000đ. B5 gồm: 121,5m2 đất ở; 69,6m2 đất ao; 46,9m2 đất vườn trồng cây lâu năm.

Trên phần đất chia cho ông H có một số công trình do ông Y xây dựng nhưng ông Y không yêu cầu ông H phải thanh toán chênh lệch. Trên phần đất giao cho ông Y có một số cây cối do ông H, bà T13 trồng nhưng ông H, bà T13 đã được áng trích công sức bằng đất nên cũng không tính giá trị để đối trừ. Nên trên phần đất giao cho ai, có công trình, cây cối gì thì người đó toàn quyền sử dụng, định đoạt; Đối với 02 đoạn Hàng rào sắt B40 cao T11 bình 1,5m có độ dài là 14,77m và 15,97m là động sản nên ông H, bà T13 phải di chuyển ra khỏi phần đất giao cho ông Y mà không đặt ra việc bồi thường; Ghi nhận sự tự nguyện của ông Y về việc không yêu cầu ông H phải thanh toán trả phần chênh lệch vượt quá phần mình được hưởng cho ông Y với số tiền là: 89.779.200đ; Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thu hồi GCNQSDĐ số CN738114, cấp ngày 13/12/2018 mang tên anh P3 và chị T10 và GCNQSDĐ số BC480112, cấp ngày 25/06/2018 mang tên ông B5, bà T7 để cấp lại theo đúng hình thể và diện tích đất thực tế sử dụng; Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho ông Y, ông H, bà T7, bà U, bà B1 tương ứng với kỷ phần mà các ông bà được hưởng. Ông Y phải chịu án phí đối với phần tài sản áng trích công sức và phần tài sản mà chị N, chị T6, chị O, chị H4, chị L1 chị L2 được hưởng là: 24.280.400đ. Ông Y được hưởng kỷ phần của các đồng thừa kế đã ủy quyền cho ông Y là bà T7, bà U, bà B1, chị N, chị T6, chị O, chị H4, chị L1 chị L2 nên ông Y có trách nhiệm thanh toán lại quyền, nghĩa vụ tương ứng với giá trị tài sản họ được hưởng nếu họ có yêu cầu; Ông H được hưởng kỷ phần của ông Tôn nên ông H có trách nhiệm thanh toán lại quyền, nghĩa vụ tương ứng với giá trị tài sản được hưởng cho ông Tôn nếu ông Tôn có yêu cầu.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả thẩm vấn tại phiên toà, Hội đồng xét xử xét thấy:

1. Về tố tụng: Một số người có quyền lợi nghĩa vụ L2 quan và một số người làm chứng đã được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng tại phiên tòa nhưng đã có đơn, quan điểm xin được giải quyết xét xử vắng mặt, việc vắng mặt họ tại phiên tòa hôm nay không gây trở ngại cho việc xét xử vụ án. Do đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 227, Điều 228, Điều 229 của BLTTDS năm 2015. Hội đồng xét xử quyết định vẫn tiến Hnh xét xử vụ án.

2. Về quan hệ pháp luật và thẩm quyền giải quyết: Quan hệ pháp luật trong vụ án là Tranh chấp về “Chia di sản thừa kế theo pháp luật”. Đối tượng được đề nghị chia thừa kế là bất động sản do ông H, bà T13 đang quản lý, sử dụng tại thôn T3, xã T4, huyện K1. Nên căn cứ vào khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35; điểm a, c khoản 1 Điều 39 của BLTTDS năm 2015 thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND huyện K1.

3. Về thời hiệu khởi kiện.

Cụ D15 (mất ngày 13/3/1984) và cụ D16 (mất ngày 23/3/1998). Cụ D15 mất trước ngày 10/09/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại mục 10 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế. Nên thời hiệu khởi kiện để chia di sản thừa kế của cụ D15 được tính từ ngày 10/09/1990. Cụ D16 mất 23/3/1998 nên thời hiệu khởi kiện di sản thừa kế của cụ D16 được tính từ ngày 23/3/1998. Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 của BLDS năm 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản. Ông Y có đơn khởi kiện từ năm 2016, vì vậy, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế của cụ D15 và cụ D16 vẫn còn.

4. Nội dung:

4.1. Về di sản:

a. Nguồn gốc, vị trí đất và biến động đất: Theo lời khai của các đương sự, người làm chứng, biên bản xác minh ở địa P3 thì nguồn gốc nhà đất mang tên cụ D15, cụ D16 là do cha ông để lại. Tại thời điểm kê khai chủ sử dụng đất theo bản đồ địa chính 299 thành lập năm 1984, cụ D16 đứng tên kê khai thửa số 454, tờ bản đồ số 08 diện tích 346m2; ông M8 đứng tên kê khai thửa số 479, tờ bản đồ số 08 diện tích 185m2 và thửa 455, tờ bản đồ số 08 diện tích 157m2 đất ao; ông H đứng tên kê khai thửa số 478, tờ bản đồ số 08 diện tích 357m2; ông B5 (chồng bà T7) đứng tên kê khai thửa số 477, tờ bản đồ Số D diện tích 453m2. Năm 1993, xã T4 không thành lập bản đồ nhưng căn cứ vào đơn xin cấp GCNQSDĐ năm 1992 của ông M8, ông B5, ông H và cụ D16 đều do bà T13 đứng đơn đã khẳng định vị trí đất tại thời điểm năm 1993 có sự thay đổi vị trí của các chủ sử dụng so với bản đồ 299. Vị trí đất của ông B5 vẫn do ông B5 kê khai có diện tích 440m2. Ông Minh đứng tên kê khai tại vị trí đất của ông H với diện tích đất là 140m2 đất ở, 174 m2 đất ao. Ông H đứng tên kê khai (Tại vị trí đất đứng tên cụ D16 năm 1984) diện tích là 322m2 trong đó đất ở là 200m2. Cụ D16 đứng tên kê khai (tại vị trí đất đứng tên ông M8 năm 1984) với diện tích 163m2 đất ở và 191m2 đất ao. Cụ thể:

* Hình thể, kích thước đất của ông H: Phía Bắc dài 16,7m; Phía Nam tiếp giáp với đất của cụ D16 dài 18,7m; Phía Đông dài 18,3m; Phía Tây dài 18,5m.

* Hình thể, kích thước đất của cụ D15, cụ D16:

- Về đất ở: Phía Bắc tiếp giáp với đất của ông H dài 18,7m; phía Nam giáp với đất ao của cụ D15, cụ D16 dài 16,3m; Phía Đông dài 8,5m; Phía Tây dài 8,5m.

- Về đất ao: Phía Bắc tiếp giáp với phần đất ở của cụ D15, cụ D16 dài 19,8m;

Phía Nam dài 21,8m; phía Đông dài 9m; phía Tây dài 9,5m.

Việc có sự thay đổi vị trí kê khai chủ sử dụng đất nêu trên là do các đương sự tự thỏa thuận, không có văn bản đổi, nhưng từ thời điểm kê khai năm 1993, các bên sử dụng ổn định, không có tranh chấp, chính bà T13 vợ ông H là người đứng tên kê khai đổi đất, gia đình ông H cũng đã xây nhà và các công trình trên phần đất đã đổi vị trí với cụ D16, các đồng thừa kế khác không phản đối mà còn xây nhà bia trên phần đất đã đổi cho ông H, bà T13. Việc tự đổi đất, tự xây dựng công trình nêu trên cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Do vậy, cần xác định vị trí đất của cụ D15, cụ D16 ở phía trước (Vị trí nhà bia), vị trí đất của ông H, bà T13 ở phía sau (Vị trí nhà ông H đã xây) để phân chia.

Căn cứ kết quả xem xét thẩm định tại chỗ ngày 17/12/2020, sau khi đã áp ranh giới đất giữa nhà ông H và cụ D15, cụ D16 theo hình thể kích thước tại đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bà T13 kê khai năm 1992 thì xác định diện tích đất của ông H, bà T13 là 333,5m2 (Thừa so với số liệu kê khai năm 1993 là 332,5m2 - 322m2 = 10,5m2); Diện tích đất ở của cụ Dị, cụ Dơ là 161,5m2 (thiếu so với số liệu kê khai năm 1993 là 163m2 – 161,5m2 = 1,5m2 ); diện tích đất ao là 184,2m2 (Thiếu so với kê khai năm 1993 là 191m2 – 184,2m2 = 6,8m2). Việc biến động diện tích đất trên là do sai số do tính toán, trước đây tính thủ công còn hiện tại đo bằng máy, có sự chính xác cao hơn, các đương sự cũng nhất trí với số liệu hiện trạng, không ai có ý kiến gì.

- Đối với phần diện tích đất liền kề đất ao phía Nam tiếp giáp với đường xóm đo thực tế là 33,1m2 qua xác minh tại địa P3 xác định phần diện tích đất này thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cụ D15, cụ D16, không lấn chiếm đất công. Tại thời điểm xét duyệt để cấp GCNQSDĐ theo dự án VLAP thì phần diện tích đất này đã được công nhận là đất được quyền sử dụng hợp pháp, được xác định là đất trồng cây lâu năm theo hiện trạng sử dụng đất, không phải nộp tiền đất dôi dư và đã được cấp GCNQSDĐ có mã số phát Hnh BC486743, do UBND huyện cấp ngày 11/7/2011, vào sổ cấp giấy chứng nhận CH00743 và GCNQSDĐ có mã số phát hành BH286980, do UBND huyện cấp ngày 28/9/2011, vào sổ cấp giấy chứng nhận CH04970. Mặc dù sau đó hai GCNQSDĐ này đều đã bị thu hồi nhưng lý do thu hồi là do cấp sai đối tượng, sai diện tích (Cấp cả diện tích đất của cụ D15, cụ D16 cho ông H).

Theo số liệu kê khai VLAP thì tổng diện tích đất của cụ D16 và ông H là 685m2 nhưng qua số liệu thực tế sau khi xem xét thẩm định thì tổng diện tích đất thực tế mà ông H, bà T13 đang sử dụng là 712,3 m2 tăng lên 27,3 m2, có sự khác nhau về số liệu như trên là sai sót vì khi thực hiện đo đạc theo VLAP, không đo theo đúng ranh giới các bên sử dụng (đã có mốc giới là tường xây, khuôn viên riêng hình tHnh trước thời điểm đo Vlap, đường ranh giới các bên sử dụng là đường gấp khúc nhưng đường ranh giới theo Vlap lại là đường thẳng). Giữa nhà ông H, bà T13 với các hộ liền kề là ông B5, bà T7, nhà chị T10, anh P3 đều xác định không có tranh chấp về mốc giới theo hiện trạng thực tế mà các bên đang sử dụng và đều nhất trí với số liệu hiện trạng theo kết quả thẩm định của Tòa án.

Do trong GCNQSDĐ số CN738114, cấp ngày 13/12/2018 mang tên anh P3 và chị T10 có một phần đất của ông H, bà T13 và trong GCNQSDĐ số BC480112, cấp ngày 25/06/2018 của ông B5, bà T7 có một phần đất của cụ D15, cụ D16 nhưng trên thực tế ông B5, bà T7 và anh P3, chị T10 đều không sử dụng phần đất này. Do đó, cần kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi lại các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên để cấp lại đúng diện tích, hình thể đất theo hiện trạng sử dụng.

b. Xét trình bày của bị đơn:

- Về việc ông H cho rằng 72m2 đất nông nghiệp 03 chia vào vườn là của hộ gia đình ông H chứ không phải của cụ D16 thì thấy rằng: Căn cứ vào sổ giao đất và cấp GCNQSDĐ thành lập ngày 16/10/1996 thì hộ cụ D16 được cấp 468m2 đất nông nghiệp gồm: thửa Số D/112 thuộc tờ bản đồ số 6 diện tích 396m2; thửa số 126/82 thuộc tờ bản đồ số 6 diện tích 36m2; thửa số 43/85 tờ bản đồ số 7 diện tích 36m2. Hộ ông H, bà T13 được cấp 1555,2m2 đất nông nghiệp gồm: thửa số 29/135 tờ bản đồ số 6 diện tích 1281,6m2; thửa số 126/62 tờ bản đồ số 6 diện tích 144m2; thửa số 43/85 tờ bản đồ số 7 diện tích 129,6m2. Theo xác minh từ những thành viên trong ban chia ruộng tại thời điểm Nhà nước chia ruộng năm 1993 và sổ sách chia ruộng lưu giữ tại cơ sở thôn cung cấp: Ban chia ruộng thực hiện theo nghị quyết chia ruộng của UBND tỉnh Hưng Yên, theo đó đất 03 sau khi chia ngoài ruộng nếu còn thiếu sẽ chia vào trong vườn sau khi đã trừ đi hạn mức đất ở, đất ao không tính là đối tượng để chia đất 03. Năm 2003, Nhà nước có chính sách dồn điền, đổi thửa nên ban chia ruộng của thôn căn cứ vào số liệu ruộng đất năm 1993 đã tiến hành cho các hộ gia đình dồn thửa, đổi ruộng và thành lập sổ giao ruộng đất, cụ thể: Hộ cụ D16 gồm 01 khẩu được chia là 1,5 sào tương đương với 540 m2. Trong đó diện tích được chia cụ thể các vị trí gồm đất 10% vào vườn là 0,2 sào tương đương 72m2, diện tích được chia tại xứ đồng Sông Sen là 1,1 sào tương đương với 396m2. Hộ ông H gồm 03 khẩu được chia bằng 4,5 sào tương đương với 1620m2. Trong đó, tại đám mạ là 0,4 sào tương đương 144m2, xứ đồng Đìa Vài là 4,3 sào tương đương với 1548m2. Lý do hộ ông H được chia dư 0,2 sào, hộ cụ Dơ chia thiếu 0,2 sào như trên theo ban chia ruộng cung cấp là do cụ D16, ông H là mẹ con nên ban chia ruộng đã chia chung 0,2 sào của cụ Dơ vào cùng với hộ ông H. Do vậy, diện tích đất 03 của hộ ông H được chia ngoài đồng đã đủ hạn mức 4,5 sào. Diện tích đất nông nghiệp của cụ D16 được chia ngoài đồng là 1,3 sào, chia trong vườn 0,2 sào là đủ theo chỉ tiêu. Như vậy, đã xác định được 72m2 đất nông nghiệp 03 được chia vào vườn là tiêu chuẩn của cụ D16, không phải đất nông nghiệp 03 của hộ gia đình ông H.

- Về việc ông H, bà T13 cho rằng năm 2003 gia đình ông H phải nộp tiền để chU quyền sử dụng đất đối với 122m² đất trồng cây lâu năm và khoảng 95m2 ao ông H lấp từ khoảng năm 1994, tổng là 217m2 gia đình ông H có tổng 489m2 đt gồm các loại: 417m2 đất ở, đất trồng cây lâu năm và 72m2 đt ngoài đồng chU vào vườn thì thấy rằng: Theo xác minh tại Phòng tài nguY môi trường huyện K1 và Chi cục thuế khu vực Văn Giang – Khoái Châu xác định Biên lai thu thuế chuyển quyền sử dụng đất ngày 22/8/2003 do ông H, bà T13 cung cấp không chứng minh được việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất vườn thừa, đất ao chuyển thành đất ở. Biên lai nộp thuế chyển quyền sử dụng đất này chỉ được sử dụng trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua, bán đất) theo quy định của pháp luật. Đối tượng phải nộp thuế là người chuyển nhượng đất chứ không phải sử dụng trong trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Mặt khác, cụ D16 cũng không có giấy tờ, di chúc, tặng cho vợ chồng ông H. Như vậy không có căn cứ để xác định gia đình ông H có tổng số 489m2 đất.

- Về việc san lấp đất ao: Ông H bà T13 trình bày khoảng năm 1994, ông bà có lấp một phần ao của cụ D16, diện tích lấp khoảng 95m2, chi phí san lấp ao ông bà không nhớ, khối lượng san lấp tính theo độ sâu ao lên đến mặt đất như hiện trạng bây giờ. Diện tích ao của cụ D16 sau khi đã áp ranh giới theo Đơn xin cấp GCNQSDĐ năm 1993 là 184,2m2. Theo đo đạc thực tế thì diện tích ao hiện tại còn 91,6m2. Như vậy, diện tích đất đã được san lấp là 184,2 - 91,6 = 92,6m2 phù hợp với lời khai của ông H, bà T13 ở trên. Phần diện tích 92,6 m2 đã được san lấp này với phần đất 33,1m2 liền kề đất ao tiếp giáp với đường xóm đang được sử dụng vào mục đích trồng cây lâu năm nên căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 103 của Luật đất đai năm 2013 thì diện tích 92,6m2 + 33,1m2 = 125,7m2 được xác định là đất trồng cây lâu năm theo như hiện trạng sử dụng đất.

 Do đó, xác định được:

- Quyền sử dụng đất của ông H, bà T13 đối với diện tích đất là 333,5m2 thuộc một phần thửa số 75, tờ bản đồ số 50 ở thôn T3, xã T4.

- Di sản của cụ D15, cụ D16 để lại được xác định gồm:

+ Diện tích đất là 378,8m2. Trong đó gồm: 161,5m2 đất ở; 91,6m2 đất ao;

125,7m2 đất trồng cây lâu năm thuộc thửa số 74 tờ bản đồ số 50 và một phần thửa số 75 tờ bản đồ số 50 ở thôn T3, xã T4.

+ 72m2 đất 03 được chia chung với hộ gia đình ông H ở ngoài đồng.

Do các đương sự không yêu cầu chia đất nông nghiệp ngoài đồng nên di sản được đưa ra phân chia trong vụ án này là diện tích đất 378,8m2 thuộc thửa số thửa số 74 tờ bản đồ số 50 và một phần thửa số 75 tờ bản đồ số 50 ở thôn T3, xã T4, tương ứng với giá trị 378,8m2 x 5.000.000đ/m2 = 1.894.000.000đ.

[5]. Về việc phân chia di sản: Cụ D15, cụ D16 không có di chúc nên phần di sản sẽ được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế.

[5.1]. Về diện và hàng thừa kế:

Cụ D15 và cụ D16 có 06 người con là ông T8, bà T7, bà U, ông H, ông Y, ông Minh.

Cụ D15 mất năm 1984, nên hàng thừa kế thứ nhất của cụ D15 là: cụ D16, ông T8, bà T7, bà U, ông H, ông Y, ông Minh.

Ông Minh mất năm 1996, nên hàng thừa kế thứ nhất của ông M8 là cụ D15, bà L9, chị L2 và chị L10. Bà Lan mất năm 2020, nên hàng thừa kế thứ nhất của bà L9 là ông T7, chị L2 và chị L5.

Cụ Dơ mất năm 1998, nên hàng thừa kế thứ nhất của cụ D16 gồm: Ông T8, bà T7, bà U, ông H, ông Y, thừa kế thế vị của ông M8 là chị L2 và chị L9.

Ông T8 mất năm 2011, nên hàng thừa kế thứ nhất của ông T8 là: Bà B1, chị T6, chị O, chị N, chị H4.

Bà T7, bà U, bà B1, chị T6, chị O, chị N, chị H4, chị L1 chị L2 đều đề nghị giao phần di sản mà họ được thừa kế cho ông Y được quyền quản lý, sử dụng. Đồng thời ông Y phải thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ L2 quan đến phần tài sản được hưởng này. Bà T13 đề nghị tính công sức tôn tạo, duy tu tài sản của bà cho ông H.

Xét thấy đề nghị nêu trên là sự tự nguyện của các đương sự, không trái pháp luật và đạo đức xã hội nên được HĐXX chấp nhận.

5.2 Công sức quản lý, duy tu, tôn tạo của người quản lý di sản:

Theo ông H, bà T13 trình bày: Ông H, bà T13 có thời gian sống chung với cụ Dơ, là người trông coi, quản lý di sản của các cụ từ sau khi cụ Dơ mất cho đến nay, trong quá trình ở trên đất thì ông bà có đóng thuế nhà đất, kè ao để tiện cho việc sử dụng, trồng một số loại cây cối lâu năm nên được xác định là những người có công sức trong việc bảo quản, tôn tạo, giữ gìn làm tăng giá trị đất.

Ông H, bà T13 có đổ đất san lấp ao với diện tích là 92,6m2, chiều sâu của ao theo thẩm định thực tế là 1,6m. Giá trị khối lượng san lấp theo kết quả định giá của Hội đồng định giá là: 22.091.656đ. Về việc đóng thuế, ông H bà T13 không nhớ được số tiền đóng thuế là B5 nhiêu, xác minh thực tế tại địa P3 việc ông H, bà T13 khai ông bà là người đóng thuế đất là đúng. Ngoài ra, ông H và bà T13 còn trồng một số cây cối trên diện tích đất của cụ D15, cụ D16. Do vậy, cần áng trích công sức bảo quản, tôn tạo, duy tu di sản cho ông H, bà T13 là 68,8m2 đất, tương ứng với số tiền: 68,8m2 x 5.000.000đ = 344.000.000đ. Công sức của ông H, bà T13 là nhau nên mỗi người được hưởng: 344.000.000đ: 2 =172.000.000đ. Toàn bộ phần áng trích công sức này sẽ được tính cho ông H, ông H phải có trách nhiệm thanh toán lại cho bà T13 phần công sức quy ra giá trị là 172.000.000đ nếu bà T13 có yêu cầu.

Do vậy, giá trị di sản của cụ D15, cụ D16 được phân chia còn: 1.894.000.000đ – 344.000.000đ = 1.550.000.000đ. Cụ D15 và cụ D16 lấy nhau từ trước năm 1937, nên quyền về tài sản của mỗi cụ là ½ số di sản trên tức 1.550.000.000đ: 2 = 775.000.000đ.

5.3. Phân chia di sản theo giá trị.

Cụ D15 mất năm 1984, nên hàng thừa kế thứ nhất của cụ D15 gồm: Cụ D16, ông T8, bà T7, bà U, ông H, ông Y, ông M8 mỗi người được hưởng 775.000.000đ:

7 = 110.714.300đ.

Ông M8 mất năm 1996, nên hàng thừa kế thứ nhất của ông M8 gồm: Cụ D16, bà L9, chị L2 và chị L10 mỗi người được hưởng: 110.714.300đ: 4 = 27.678.600đ.

Bà L9 chết năm 2020, nên hàng thừa kế thứ nhất của bà L9 là ông T9, chị L2 và chị L10 mỗi người được hưởng 27.678.600đ: 3 = 9.226.200đ.

Do đó, di sản của cụ D16 có: 775.000.000đ +110.714.300đ + 27.678.600đ = 913.392.900đ.

Cụ D16 mất năm 1998, hàng thừa kế thứ nhất của cụ D16 lúc này gồm: Ông T8, bà T7, bà U, ông H, ông Y, ông M8 (hàng thừa kế thế vị của ông M8 gồm chị L2 và chị L10 được hưởng phần của ông M8) mỗi người được hưởng: 913.392.900đ:

6 = 152.232.150đ.

Cụ thể từng kỷ phần được hưởng như sau:

+ Ông T8, bà T7, bà U, ông H, ông Y mỗi người được hưởng: 110.714.300đ + 152.232.150đ = 262.946.450đ.

+ Chị L2 và chị L10 mỗi người được hưởng: 27.678.600đ + 9.226.200đ+ (152.232.150đ: 2) = 27.678.600đ + 9.226.200đ. + 76.116.100đ = 113.020.900đ.

+ Bà B1, chị T6, chị O, chị N và chị H4 mỗi người được hưởng: 262.946.450đ:

5 = 52.589.300đ.

Bà T7, bà U, chị L2, chị L10 và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của ông T8 đều đề nghị giao phần di sản được thừa kế cho ông Y, nên ông Y được hưởng (262.946.400đ x 4) + (113.020.900đ x 2) = 1.051.785.600đ + 226.041.800 đ = 1.277.827.400đ.

Ông T8 đề nghị giao di sản mà ông T8 được thừa kế của bà L10 cho ông H. Do vậy tổng giá trị tài sản mà ông H được hường là: 344.000.000đ + 262.946.400đ + 9.226.200đ = 616.172.600đ.

5.4. Phân chia bằng hiện vật: HĐXX sẽ căn cứ vào hiện trạng thực tế sử dụng đất, cũng như các công trình đã xây trên đất để phân chia phần diện tích đất phù hợp cho các đồng thừa kế nhằm đảm bảo cho việc tiếp tục sử dụng công trình, tránh lãng phí. Nếu ai được nhiều hơn kỉ phần mình được hưởng phải có trách nhiệm thanh toán trả chênh lệch cho các đồng thừa kế khác. Theo biên bản xem xét thẩm định tại chỗ ngày 17/12/2020 của Tòa án nhân dân huyện K1 thì trên đất của cụ D15 - cụ D16, ông H, bà T13 có trồng một số cây lâu năm, ông T8 đã xây dựng 01 nhà bia sử dụng vào việc thờ cúng. Do vậy, để đảm bảo cho mục đích sử dụng của các đương sự, cần giao cho ông Y phần diện tích đất có nhà bia, phần còn lại sẽ được giao cho ông H. Việc phân chia cụ thể như sau:

a. Chia cho ông H được quyền quản lý, sử dụng, định đoạt 140,8m2 đt tương đương giá trị: 140,8 m2 x 5.000.000đ/m2 = 704.000.000đ.

Trong đó B5 gồm: 40m2 đất ở; 22m2 đất ao; 78,8m2 đất vườn trồng cây lâu năm. Trên phần đất chia cho ông H có các công trình vật kiến trúc gồm: 01 Đoạn tường xây gạch chỉ đỏ 110mm, cao 1,2 m dài 2,69 m do ông Y làm có giá trị sử dụng là: 755.800đ x 2,69m x 1,2 x 80% = 1.951.800đ. Nên ông H phải có trách nhiệm thanh toán trả ông Y số tiền là 1.951.800đ.

Ngoài ra, trên phần đất chia cho ông H còn có một số công trình kiến trúc khác như: Trụ cổng giá trị 335.000đ; Các đoạn kè ao 5,53m + 1,05m + 0,94m + 1,19m + 2,38m + 1,37m = 15,44 có giá trị 1.565.000đ; 01 cây nhãn có giá trị 3.850.000đ; 03 cây bưởi có giá trị 4.120.000đ; 02 cây cau giá trị 640.000đ; 01 cây lộc vừng trị giá 420.000đ. Tất cả công trình, cây cối này đều do vợ chồng ông H – bà T13 xây dựng, trồng trọt nay lại giao cho chính ông H sử dụng nên không tính giá trị để đối trừ.

b. Chia cho ông Y được quản lý, sử dụng, định đoạt 238m2 đất, tương đương giá trị: 238m2 x 5.000.000đ = 1.190.000.000đ.

Trong đó B5 gồm: 121,5m2 đất ở; 69,6m2 đất ao; 46,9m2 đất vườn trồng cây lâu năm. Trên phần đất chia cho ông Y có một số công trình vật kiến trúc gồm: 03 Đoạn kè ao xây gạch chỉ đỏ tường 220mm, cao TB 1,6m do ông H, bà T13 làm năm 1994 có độ dài lần lượt là 10,02m; 5,36m; 10,36m có giá trị là: 1.784.600đ x (10,02m+5,36m+10,36m) x 1,6m x 0,22m x 20% = 3.234.000đ; 01 cây bưởi có giá trị: 2.200.000đ; 01 cây mít có giá trị: 520.000; 01 cây nhãn có giá trị 4.500.000đ; 02 cây cau có giá trị: 480.000đ; 01 cây bơ có giá trị 85.000đ. Các công trình, cây cối này đều do ông H, bà T13 tạo dựng có tổng giá trị 11.019.000đ. Tuy nhiên, ông H, bà T13 đã được áng trích phần công sức xây dựng, đóng góp, duy trì, tôn tạo bằng 68,8m2 đất nên không tính giá trị để buộc các đồng thừa kế khác phải trả cho ông H, bà T13 nữa.

Trên phần đất giao cho ông Y còn có 01 nhà bia có diện tích 43,9m2 giá trị 20.000.000đ; 04 Đoạn tường hoa xung quanh nhà bia cao TB 1,2m do ông T8 xây dựng năm 2001 có độ dài lần lượt là 6,94m; 6,35m; 6,97m; 6,27m có giá trị 6.151.000đ; 02 Đoạn tường xây gạch chỉ đỏ 110mm, cao 1,2m dài 6,49m và 5,89m có giá trị là 6.490.000đ do ông Y làm năm 2018. Các đồng thừa kế hàng thứ nhất của ông T8 đề nghị giao hết kỷ phần cho ông Y trong đó có nhà bia do ông T8 xây dựng nên HĐXX không đặt ra việc tính giá trị để đối trừ.

Ngoài ra, trên phần đất chia giao cho ông Y còn có 02 đoạn hàng rào sắt B40 cao T11 bình 1,5m có độ dài là 14,77m và 15,97m là các động sản của ông H, bà T13 có thể di dời được mà không ảnh hưởng đến giá trị sử dụng, nên cần buộc ông H, bà T13 di dời những đồ vật trên ra khỏi phần đất giao cho ông Y mà không đặt ra việc bồi thường.

*/ Căn cứ vào phần nhận định tại mục 5.3 và 5.4 thì thấy: Giá trị di sản mà ông H được hưởng theo pháp luật thừa ra: 704.000.000đ - 616.172.600đ= 87.827.400đ.

Giá trị di sản ông Y được hưởng theo pháp luật còn thiếu: 1.277.827.400đ - 1.190.000.000đ= 87.827.400đ.

Lẽ ra, ông H phải thanh toán trả chênh lệch phần di sản được hưởng cho ông Y là 87.827.400đ và giá trị công trình của ông Y có trên đất giao cho ông H là 1.951.800đ. Tổng số tiền ông H phải thanh toán trả cho ông Y là 87.827.400đ +1.951.800đ = 89.779.200đ. Nhưng tại phiên tòa hôm nay, ông Y không Yêu cầu ông H phải trả số tiền chênh lệch nêu trên là sự tự nguyện của nguyên đơn, không trái pháp luật và đạo đức xã hội, có lợi cho bị đơn và những người L2 quan đứng về phía bị đơn nên được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Vị trí, kích thước, mốc giới phần đất giao cho các đương sự có sơ đồ vẽ kèm theo bản án. Người được chia quyền sử dụng đất có trách nhiệm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục xin cấp GCNQSDĐ.

Từ những nhận định phân tích trên, Hội đồng xét xử xét thấy đề nghị của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân huyện K1 và đề nghị của luật sư bảo vệ cho nguY đơn là có căn cứ nên được chấp nhận.

6. Về án phí dân sự sơ thẩm: Căn cứ khoản 1 Điều 147 của BLTTDS năm 2015; Điều 12, Điều 27 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

6.1. Án phí áng trích công sức: Phần áng trích công sức là 344.000.000đ.

Trong đó có:

- Phần công sức của bà T13 là 172.000.000đ, nên các đồng thừa kế của cụ Dị, cụ Dơ là ông TuY (thừa kế thế vị của ông T8), bà T7, bà U, ông H, ông Y, ông M8 (thừa kế thế vị của ông M8) mỗi người phải chịu án phí tương đương: (172.000.000đ: 6) x 5% = 1.433.000đ.

Hàng thừa kế thứ nhất của ông T8 là bà B1, chị T6, chị O, chị N, chị H4 mỗi người phải chịu 1.433.000đ: 5 = 286.600đ.

Chị L2 và chị Ly mỗi người phải chịu: 637.000đ. Ông Tôn phải chịu 159.000đ.

- Phần công sức của ông H là 172.000.000đ nên ông H phải chịu: 172.000.000đ x 5% = 8.600.000đ.

6.2. Án phí chia thừa kế:

Bà T7, bà U, ông H, ông Y, mỗi người phải chịu án phí tương ứng với giá trị tài sản được hưởng là: 262.946.450đ x 5%= 13.147.000đ.

- Thừa kế theo pháp luật hàng thứ nhất của ông T8 là: Bà B1, chị T6, chị O, chị N, chị H4, mỗi người phải chịu án phí tương ứng với giá trị tài sản được hưởng là: 52.589.300đ x 5% = 2.629.500đ.

- Chị L2, chị L1 mỗi người phải chịu: 113.020.900đ x 5% = 5.651.000đ.

- Ông Tôn phải chịu: 9.226.200đ x 5% = 461.000đ.

Như vậy: Bà T7, bà U, ông Y mỗi người phải chịu án phí áng trích công sức, án phí chia thừa kế theo giá ngạch tương đương với kỷ phần mình được hưởng là: 1.433.000đ + 13.147.000đ = 14.580.000đ.

- Ông H phải chịu án phí áng trích công sức, án phí chia thừa kế theo giá ngạch tương đương với kỷ phần mình được hưởng là: 1.433.000đ + 13.147.000đ + 8.600.000đ = 23.180.000đ;

- Bà B1, chị T6, chị O, chị N, chị H4 mỗi người phải chịu án phí áng trích công sức, án phí chia thừa kế theo giá ngạch tương đương với kỷ phần mình được hưởng là: 286.600đ + 2.629.500đ = 2.926.100đ.

- Chị L2 và chị L10 mỗi người phải chịu án phí áng trích công sức, án phí chia thừa kế theo giá ngạch tương đương với kỷ phần mình được hưởng là: 637.000đ + 5.651.000đ = 6.288.000đ.

Ông Y nhận ủy quyền của các đồng thừa kế nên phải chịu án phí tương ứng với kỷ phần mà các đồng thừa kế đã ủy quyền cho ông Y được hưởng. Tuy nhiên:

Ông Y, ông H, bà B1, bà T7, bà U, ông T8 đều là đối tượng người cao tuổi và đều có đơn xin miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm. Nên cần áp dụng Điều 12 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016, quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án để miễn toàn bộ tiền án phí dân sự sơ thẩm cho ông Y, ông H, bà B1, bà T7, bà U, ông Tôn.

Đối với chị N, chị T6, chị O, chị H4, chị L2, chị Ly không thuộc đối tượng được miễn án phí nhưng đã ủy quyền cho ông Y thực hiện quyền và nghĩa vụ thay họ, nên ông Y phải chịu án phí là: (2.926.100đ x 4) + (6.288.000đ x 2) = 11.704.400đ + 12.576.000đ = 24.280.400đ.

Ông Y được nhận kỷ phần của các đồng thừa kế đã ủy quyền cho ông Y nên ông Y có trách nhiệm thanh toán lại quyền, nghĩa vụ tương ứng với giá trị tài sản cho họ nếu họ có yêu cầu.

Ông H được nhận kỷ phần của ông Tôn nên ông H có trách nhiệm thanh toán lại quyền, nghĩa vụ tương ứng với giá trị tài sản cho ông T8 nếu ông Tôn có yêu cầu.

[6] Về quyền kháng cáo: Các đương sự được quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

1/ Căn cứ: Khoản 2 Điều 106, Điều 166, Điều 170 của Luật đất đai năm 2013; Điều 609, Điều 610, Điều 612, Điều 613, Điều 618, Khoản 1 Điều 623, Điều 649, Điều 650, Điều 651, Điều 652, Điều 660, điểm d Khoản 1 Điều 688 của Bộ luật dân sự 2015; Khoản 5 Điều 26, điểm c khoản 1 Điều 39, khoản 1 Điều 147, Điều 227, Điều 229, Điều 273 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990; Mục 10 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế; Điều 12, Điều 27 của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH 14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn giảm, thu, nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

2/ Xử:

2.1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn N Y.

- Xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của cụ Nguyễn Đình D15 và cụ Nguyễn Thị D16 đối với diện tích đất 378,8m2. Trong đó có 161,5m2 đất ở; 91,6m2 đất ao và 125,7m2 đất trồng cây lâu năm thuộc thửa số 74 tờ bản đồ số 50 và một phần thửa số 75 tờ bản đồ số 50 ở thôn T3, xã T4, huyện K1, tỉnh Hưng Y.

- Xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của ông Nguyễn Mạnh H và bà Nguyễn Thị T13 đối với diện tích đất 333,5m2 đất trong đó có 200m2 đất ở; 133,5m2 đất trồng cây lâu năm tại thôn T3, xã T4, huyện K1, tỉnh Hưng Y thuộc một phần thửa số 75, tờ bản đồ số 50 ở thôn T3, xã T4, huyện K1, tỉnh Hưng Y.

- Ghi nhận sự tự nguyện của bà T7, bà U, bà B1, chị N, chị T6, chị O, chị H4, chị L1 chị L2 về việc đề nghị giao phần di sản được hưởng và nghĩa vụ có L2 quan của bà T7, bà U, bà B1, chị N, chị T6, chị O, chị H4, chị L1 chị L2 cho ông Y.

Ghi nhận sự tự nguyện của ông Tôn về việc đề nghị giao phần di sản được hưởng và nghĩa vụ có L2 quan của ông Tôn cho ông H.

2.2. Phân chia di sản:

a. Chia cho ông H được quyền quản lý, sử dụng, định đoạt 140,8m2 đt tương đương giá trị: 140,8m2 x 5.000.000đ/m2 = 704.000.000đ. Trong đó B5 gồm:

40m2 đất ở; 22m2 đất ao; 78,8m2 đất vườn trồng cây lâu năm. Trên phần đất chia cho ông H có các công trình vật kiến trúc gồm: 01 Đoạn tường xây gạch chỉ đỏ 110mm, cao 1,2 m dài 2,69 m do ông Y làm có giá trị sử dụng là: 755.800đ x 2,69m x 1,2 x 80% = 1.951.800đ; Trụ cổng, 04 đoạn kè ao, 01 cây nhãn; 03 cây bưởi; 01 cây cau;

01 lộc vừng đều do vợ chồng ông H – bà T13 xây dựng, trồng trọt nên không tính giá trị để đối trừ.

b. Chia cho ông Y được quản lý, sử dụng, định đoạt: 238m2 đất, tương đương giá trị: 238m2 x 5.000.000đ = 1.190.000.000đ. B5 gồm: 121,5m2 đất ở;

69,6m2 đất ao; 46,9m2 đất vườn trồng cây lâu năm. Trên phần đất chia cho ông Y có một số công trình vật kiến trúc gồm: 03 Đoạn kè ao xây gạch chỉ đỏ tường 220mm, cao TB 1,6m do ông H, bà T13 làm năm 1994, một số cây cối như: cây bưởi, cây mít, cây nhãn, cây cau do ông H, bà T13 tạo dựng, tuy nhiên, ông H, bà T13 đã được áng trích phần công sức xây dựng, đóng góp, duy trì, tôn tạo bằng 68,8m2 đất rồi nên không tính giá trị để đối trừ phần công trình, cây cối này nữa; 01 nH bia có diện tích 43,9m2; 04 đoạn tường hoa xung quanh nhà bia do ông T8 xây dựng năm 2001; 02 Đoạn tường xây gạch chỉ đỏ do ông Y làm năm 2018, vì các đồng thừa kế hàng thứ nhất của ông T8 đề nghị giao hết kỷ phần cho ông Y nên HĐXX không đặt ra việc tính giá trị để đối trừ.

2.3. Buộc:

+ Ông H, bà T13 di dời 02 đoạn hàng rào sắt B40 cao T11 bình 1,5m có độ dài là 14,77m và 15,97m ra khỏi phần đất giao cho ông Y mà không đặt ra việc bồi thường.

+ Ghi nhận sự tự nguyện của ông Y về việc không yêu cầu ông H phải thanh toán trả phần chênh lệch vượt quá phần ông H được hưởng cho ông Y số tiền là:

89.779.200đ (Tám mươi chín triệu bảy trăm bảy mươi chín nghìn hai trăm đồng).

3/ Việc chia, giao đất và công trình, vật kiến trúc nói trên có sơ đồ vẽ kèm theo bản án. Người được chia, giao quyền sử dụng đất nói trên có trách nhiệm đến cơ quan nH nước có thẩm quyền làm thủ tục xin cấp GCNQSDĐ theo bản án.

4/ Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thu hồi GCNQSDĐ số CN738114, cấp ngày 13/12/2018 mang tên anh P3 và chị T10 và GCNQSDĐ số BC480112, cấp ngày 25/06/2018 mang tên ông B5, bà T7 để cấp lại theo đúng hình thể và diện tích đất thực tế sử dụng

5/ Về án phí:

Miễn án phí dân sự sơ thẩm cho ông Y, ông H, bà T7, bà U, bà B1 tương ứng với kỷ phần mà các ông bà được hưởng.

Ông Y phải chịu án phí đối với phần tài sản áng trích công sức và phần tài sản mà chị N, chị T6, chị O, chị H4, chị L1 chị L2 được hưởng là: 24.280.400đ. (Hai mươi tư triệu hai trăm tám mươi nghìn bốn trăm đồng).

6/ Ông Y được hưởng kỷ phần của bà T7, bà U, bà B1, chị N, chị T6, chị O, chị H4, chị L1 chị L2 nên phải thanh toán lại quyền, nghĩa vụ tương ứng với giá trị tài sản bà T7, bà U, bà B1, chị N, chị T6, chị O, chị H4, chị L1 chị L2 được hưởng nếu họ có yêu cầu.

Ông H được hưởng kỷ phần của ông T8 nên ông H có trách nhiệm thanh toán lại quyền, nghĩa vụ tương ứng với giá trị tài sản ông Tôn được hưởng nếu ông Tôn có yêu cầu.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 9 của Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 của Luật thi hành án dân sự.

7/ Về quyền kháng cáo: Án xử sơ thẩm công khai, báo cho đương sự có mặt tại phiên tòa biết có quyền kháng cáo bản án, phần quyết định của bản án có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án (ngày 15/9/2022). Báo cho đương sự vắng mặt tại phiên tòa biết có quyền kháng cáo bản án, phần nội dung bản án có liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hoặc ngày niêm yết bản án tại địa phương nơi cư trú.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

234
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp chia di sản thừa kế theo pháp luật số 11/2022/DS-ST

Số hiệu:11/2022/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Khoái Châu - Hưng Yên
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 15/09/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về