Bản án về tranh chấp chia di sản thừa kế số 40/2022/DS-ST

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN VIỆT YÊN, TỈNH BẮC GIANG

BẢN ÁN 40/2022/DS-ST NGÀY 29/08/2022 VỀ TRANH CHẤP CHIA DI SẢN THỪA KẾ

Trong các ngày 26, 29 tháng 8 năm 2022 tại Trụ sở Toà án nhân dân huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 10/2022/TLST- DS ngày 10 tháng 01 năm 2022 về việc “Tranh chấp chia di sản thừa kế” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 57/2022/QĐXXST- DS ngày 11 tháng 7 năm 2022 và Quyết định hoãn phiên tòa số 72/2022/QĐST- DS ngày 28 tháng 7 năm 2022 giữa các đương sự:

* Nguyên đơn: Chị Hoàng Thị C, sinh năm 1976 (có mặt) Nơi cư trú: Thôn Phúc Thượng, xã Song Mai, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.

* Bị đơn: Chị Hoàng Thị K, sinh năm 1968 (có mặt) Nơi cư trú: Thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

* Người có quyền L nghĩa vụ liên quan:

- Anh Hoàng Văn L, sinh năm 1971 (có mặt) Nơi cư trú: Thôn Ngoài, xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Chị Hoàng Thị C, sinh năm 1973 (có mặt) Nơi cư trú: Thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Anh Hoàng Văn Đ, sinh năm 1974 (có mặt) Nơi cư trú: Thôn Ngoài, xã Cao Xá, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Chị Hoàng Thị T, sinh năm 1981 (có đơn xin xét xử vắng mặt) Nơi cư trú: Đường 26, Tổ 3, khu phố 1, phường Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

- Chị Hoàng Thị L, sinh năm 1983 (có mặt) Đều cư trú: Thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Anh Giáp Văn L, sinh năm 1975 (có mặt) Nơi cư trú: Thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

- Cháu Giáp Văn M, sinh năm 2005 (vắng mặt) Nơi cư trú: Thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Người Đ diện theo pháp luật của cháu M: Anh Giáp Văn L, sinh năm 1975 (có mặt).

Nơi cư trú: Thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

- UBND huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang do ông Nguyễn Đ L- Chủ tịch UBND huyện Đ diện theo pháp luật (vắng mặt).

- UBND xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên do ông Thân Văn T- Chủ tịch xã Đ diện theo pháp luật (vắng mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN

* Theo đơn khởi kiện ghi ngày 21 tháng 11 năm 2021 và đơn khởi kiện bổ sung, bản tự khai và các lời khai tiếp theo, biên bản hòa giải nguyên đơn chị Hoàng Thị C trình bày:

Chị là cháu ngoại của cụ Nguyễn Thị Huống đã chết năm 1999, con gái của bà Vũ Thị Ái chết năm 2010, ông Hoàng Văn Khương đã chết năm 1999. Cụ Huống sinh được sinh được 01 người con là bà Vũ Thị Ái, ngoài ra cụ Huống không có con đẻ con nuôi nào khác. Bố mẹ chị sinh được 07 người con gồm: chị, Hoàng Thị K, Hoàng Văn L, Hoàng Thị C, Hoàng Văn Đ, Hoàng Thị T, Hoàng Thị L. Ngoài ra bố, mẹ chị không có người con đẻ, con nuôi nào khác.

Về nguồn gốc thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08, có diện tích đất là 365m2 trong đó 300m2 đất ở và 65m2 đất vườn (nay là thửa đất số 290, tờ bản đồ số 20, diện tích 378m2), địa chỉ thửa đất: thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là do bà ngoại chị là cụ Nguyễn Thị Huống ở và có từ trước lúc chị sinh ra, có từ năm nào thì chị không rõ. Sau đó cụ Huống lấy cụ Vũ Bá Dư có sinh được 01 người con bà Vũ Thị Ái. Lúc chị sinh ra thì cụ Dư đã chết và chết năm nào thì chị không biết. Mẹ chị ở với cụ Huống ở thửa đất này từ lúc bé đến năm khoảng năm 1967 thì mẹ chị lấy ông Hoàng Văn Khương nhưng bố mẹ chị vẫn ở cùng với cụ Huống trên đất này. Quá trình sinh sống trên đất thì bố mẹ sinh được 07 người con như chị đã kể ở trên. Trước khi chị sinh ra thì có các tài sản gì trên đất của ai thì chị không nắm được. Khi chị lớn lên thì bố mẹ chị có xây dựng 07 gian công trình phụ khoảng năm 1990 và 03 gian nhà cấp 4 khoảng năm 1998-1999. Ngoài ra không còn có các công trình gì khác.

Quá trình sinh sống trên đất của 07 anh chị em cụ thể: Chị Hoàng Thị K ở từ nhỏ trên đất đó đến bây giờ, chị K có tu sửa 02 gian nhà cũ ngày xưa khoảng 2015-2016 và lát nền nhà 03 gian, lát 01 sân gạch, ngoài ra chị K không kiến thiết được tài sản gì khác. Anh Hoàng Văn L, anh Hoàng Văn Đ sinh sống ở đất đó đến khoảng năm 1979 thì anh L, anh Đ chuyển về thôn Ngoài, xã Cao Xá sinh sống vì điều kiện lúc đó nhà chị ở hai nơi, hai anh không có công sức đóng góp gì trên thửa đất trên. Chị Hoàng Thị C ở trên đất đó từ nhỏ đến khoảng năm 1992 chị C đi lấy lấy chồng ở cùng thôn không ở trên đất này nữa, chị C có công sức đóng góp vì chị C làm ruộng, còn việc thu chi là do chị K quản lý, việc chị C có công sức đóng góp cụ thể như T nào thì chị không nắm được. Còn chị là Hoàng Thị C sinh ra và lớn lên đến năm 2001 đi lấy chồng, quá trình sinh sống trên đất chị học đến năm lớp 7 phải nghỉ học để làm đồng cùng chị K, công sức đóng góp của chị là chị K làm gì chị làm đó, thu chi thì chị K cầm hết, quản lý; Tiền làm nhà 03 gian của bố mẹ, chị K có đưa tiền để bố mẹ chị làm nhà trong đó có công sức của chị thì mới có tiền để đưa cho bố mẹ làm nhà, ngoài ra chị không có công sức đóng góp gì khác. Em chị là Hoàng Thị T và Hoàng Thị L thì T ở trên đất đến khoảng năm 1999 vào miền nam làm ăn, L ở đến khoảng năm 1999-2000 đi miền nam làm ăn đến năm 2008 về nhưng không ở trên đất này nữa, quá trình chung sống trên đất thì chỉ phụ việc chăn lợn, gà và làm đồng với chị K, được bao nhiêu chị K L thu chi, quản lý.

Đến năm 2000 chị K được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mẹ chị và toàn bộ các anh chị em chị không ai được biết và quá trình sinh sống trên đất thì mẹ chị chưa bao giờ họp gia đình để tuyên bố tặng cho riêng cá nhân chị K. Khi cụ Huống còn sống thì bố mẹ chị chăm sóc bà ngoại, khi bố mẹ chị còn sống anh L và các anh chị em là người là chăm sóc bố mẹ chị đến khi chết, khi bố mẹ chết cũng do cả anh chị em cùng tập trung đứng ra lo ma chay, mai táng cho bố mẹ. Đối với chi phí mai táng phí của bố mẹ, chị là con có nghĩa vụ phải lo cho bố mẹ nên chị không yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết về tiền mai táng phí. Khi bố mẹ chị chết đi không để L nghĩa vụ về tài sản nào chưa thanh toán.

Năm 1999 cụ Huống chết không để L di chúc, năm 1999 bố chị chết cũng không để L di chúc, năm 2010 thì mẹ chết cũng không để L di chúc. Khi còn sống thì bố mẹ chị chưa phân chia đất cho các con. Nay cụ Huống, bố mẹ chị chết, chị đề nghị chia thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08, có diện tích đất là 365m2 trong đó 300m2 đất ở và 65m2 đất vườn (nay là thửa đất số 290, tờ bản đồ số 20, diện tích 378m2), địa chỉ thửa đất: thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo quy định của pháp luật.

Ti phiên tòa chị Hoàng Thị C có mặt trình bày: Chị vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện với các lý do thửa đất này là của cụ Huống, bố mẹ chị để L, khi chết chưa phân chia cho các con và chưa tuyên bố tặng cho riêng cá nhân ai. Chị đề nghị chia thừa kế theo quy định của pháp luật, chị đề nghị nhận phần di sản thừa kế được hưởng bằng đất, để các anh chị em làm nơi thờ cúng các cụ và bố mẹ. Chị nhất trí với kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất hiện nay, có sự chênh lệch 0,3m2 so với giấy chứng nhận là do sai số đo đạc, chị không có đề nghị giải quyết nội dung gì khác.

* Tại bản tự khai, biên bản lấy lời khai và biên bản hòa giải bị đơn chị Hoàng Thị K có trình bày:

Chị là cháu ngoại của cụ Nguyễn Thị Huống đã chết năm 1999, con gái bà Vũ Thị Ái chết năm 2010, ông Hoàng Văn Khương đã chết năm 1999. Bà Huống sinh được sinh được 01 người con là bà Vũ Thị Ái. Bố mẹ chị bà Ái, ông Khương sinh được 07 người con gồm: chị, Hoàng Thị C, Hoàng Văn L, Hoàng Thị C, Hoàng Văn Đ, Hoàng Thị T, Hoàng Thị L. Ngoài ra bố, mẹ chị không có người con đẻ, con nuôi nào khác.

Về nguồn gốc thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08, có diện tích đất là 365m2 trong đó 300m2 đất ở và 65m2 đất vườn (nay là thửa đất số 290, tờ bản đồ số 20, diện tích 378m2), địa chỉ thửa đất: thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là đất của bà ngoại cụ Nguyễn Thị Huống ở và có từ trước từ lúc chị sinh ra, có từ năm nào thì chị không rõ. Sau đó cụ Huống lấy ông tên gì chị không nhớ và có sinh được 01 người con là bà Vũ Thị Ái. Lúc chị sinh ra ông này đã chết và chết năm nào thì chị không biết. Mẹ chị ở với cụ Huống ở thửa đất này từ lúc bé đến năm bao nhiêu mẹ chị lấy ông Hoàng Văn Khương chị không rõ, nhưng bố mẹ chị vẫn ở cùng với cụ Huống trên đất này. Quá trình sinh sống trên đất thì bố mẹ chị sinh được 07 người con như chị đã kể ở trên. Trước khi chị sinh ra thì trên đất có các tài sản gì của ai thì chị không nắm được.

Quá trình sinh sống trên đất của 07 anh chị em cụ thể: Chị ở từ nhỏ trên đất đó đến bây giờ vẫn đang quản lý, sử dụng. Từ khi chị lớn lên trên đất có nhà 04 gian tường cay, nhà bếp lợp dạ. Sau đến cuối năm 1998 thì chị vay mượn tiền của ai thì chị không nhớ để làm nhà 03 gian cấp 04, sân thềm. Tháng 8/1998 nhà chị cháy chị L phải vay mượn để làm 07 gian công phụ. Toàn bộ công trình trên thì do chị vay tiền của mọi người, cụ thể vay của ai thì chị không nhớ, xây dựng hết bao nhiêu tiền chị cũng không nhớ. Toàn bộ công trình xây dựng này thì bố mẹ chị và các anh chị em không ai có công sức đóng góp vào khối tài sản này. Sau đó thửa đất các công trình tài sản trên đất được cải sửa vào năm bao nhiêu không nhớ: chị có tu sửa L nhà cửa sân thềm, không nhớ tu sửa năm bao nhiêu. Quá trình tu sửa công trình anh chị em không có ai có công sức đóng góp vào tài sản trên đất này, toàn bộ là do chị bỏ tiền ra tu sửa. Hiện tại sinh sống trên đất gồm: chị, chồng chị anh Giáp Văn L và con chồng cháu Giáp Văn M. Ngoài ra không còn ai sinh sống trên thửa đất này. Chị sinh sống trên thửa đất này đến năm 2000 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu mang tên hộ bà Hoàng Thị K. Năm 1997 mẹ chị cho cá nhân chị bằng miệng, lúc đó mẹ chị có nói với anh Đ và chị thôi chứ không họp gia đình để tuyên bố cho chị đất. Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2000 thì gia đình gồm có bà Ái, chị, chị Hoàng Thị C, chị Hoàng Thị T, chị Hoàng Thị L, ngoài ra không còn ai khác. Mẹ chị và chị đi kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chị và từ khi cấp giấy chị sử dụng từ đó cho đến nay. Năm 2020 chị đi kê khai cấp đổi L giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do chủ trương của Nhà nước cấp đổi L giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn mang tên hộ bà Hoàng Thị K đối với thửa đất trên. Hiện nay thửa đất này vẫn do chị đang quản lý, sử dụng và không kiến thiết thêm công trình và tài sản gì khác.

Anh Hoàng Văn L, anh Hoàng Văn Đ sinh sống ở đất đó đến khoảng năm 1979 anh L, anh Đ chuyển về thôn Ngoài, xã Cao Xá sinh sống vì điều kiện lúc đó nhà chị ở hai nơi, hai anh không có công sức đóng góp gì trên thửa đất trên.

Chị Hoàng Thị C ở trên đất đó từ nhỏ sau đó chị đi lấy lấy chồng ở cùng thôn không ở trên đất này nữa, đi lấy chồng năm nào thì chị không nhớ, chị C không có công sức đóng góp gì trên thửa đất của chị đang quản lý, sử dụng. Chị Hoàng Thị C sinh ra và lớn lên đến năm 2001 thì đi lấy chồng. Chị C không có công sức đóng góp gì đối với thửa đất chị đang quản lý, sử dụng đó. Chị Hoàng Thị T và Hoàng Thị L thì chị T ở trên đất đến khoảng năm 1999 vào miền năm làm ăn, chị L ở đến khoảng năm 1999-2000 đi miền nam làm ăn đến năm 2008 thì về nhưng không ở trên đất này nữa, quá trình chung sống trên đất thì không có công sức đóng góp gì.

Năm 1999 cụ Huống chết không để L di chúc, năm 1999 bố chị chết không để L di chúc, năm 2010 mẹ chết cũng không để L di chúc. Khi còn sống bố mẹ chị chưa phân chia đất cho các con, mẹ chị trước khi chết chỉ nói miệng là cho thửa đất trên cho chị. Nay cụ Huống, bố mẹ chị chết, chị C đề nghị chia thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08, có diện tích đất là 365m2 trong đó 300m2 đất ở và 65m2 đất vườn (nay là thửa đất số 290, tờ bản đồ số 20, diện tích 378m2), địa chỉ thửa đất: thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo quy định của pháp luật thì chị không đồng ý với lý do nhà chị vẫn còn cháu đích tôn thờ cúng, mẹ chị dặn khi nào đi lấy chồng thì bàn giao L thửa đất trên cho anh Đ quản lý, sử dụng.

Khi cụ Huống còn sống thì bố mẹ và chị chăm sóc bà ngoại, khi bố mẹ chị còn sống thì các anh chị em là người là chăm sóc bố mẹ chị đến khi chết, khi bố mẹ chết cũng do cả anh chị em cùng tập trung đứng ra lo ma chay, mai táng cho bố mẹ. Đối với chi phí mai táng phí của bố mẹ, chị là con có nghĩa vụ phải lo cho bố mẹ nên chị không yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết về tiền mai táng phí. Khi bố mẹ chị chết đi không để L nghĩa vụ về tài sản nào chưa thanh toán.

Ti phiên tòa chị Hoàng Thị K có mặt trình bày: Chị không nhất trí với yêu cầu khởi kiện của chị C vì thửa đất này mẹ chị đã tuyên bố cho bằng miệng cho chị, chị C không có bất kỳ một giấy tờ gì về việc mẹ chị cho chị C thửa đất này, chị C không có quyền khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với thửa đất này. Nếu Tòa án giải quyết chia thừa kế thì chị nhận phần di sản thừa kế được hưởng và yêu cầu được chia bằng đất. Chị nhất trí với kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất hiện nay, có sự chênh lệch 0,3m2 so với giấy chứng nhận là do sai số đo đạc, chị không có đề nghị xem xét trích chia công sức bảo quản di sản thừa kế của bố mẹ để L và không đề nghị giải quyết nội dung gì khác.

* Tại bản tự khai, biên bản lấy lời khai người có quyền L nghĩa vụ liên quan anh Hoàng Văn L có ý kiến trình bày:

Anh là cháu ngoại của cụ Nguyễn Thị Huống đã chết năm 1999, mẹ anh bà Vũ Thị Ái chết năm 2010, ông Hoàng Văn Khương đã chết năm 1999. Cụ Huống sinh được sinh được 01 người con bà Vũ Thị Ái. Bố mẹ anh bà Ái, ông Khương sinh được 07 người con gồm: K, L, C, Đ, C, T, L. Ngoài ra bố, mẹ anh không có con đẻ, con nuôi nào khác.

Về nguồn gốc thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08, có diện tích đất là 365m2 trong đó 300m2 đất ở và 65m2 đất vườn (nay là thửa đất số 290, tờ bản đồ số 20, diện tích 378m2), địa chỉ thửa đất: thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là đất của bà ngoại cụ Nguyễn Thị Huống ở và có từ trước từ lúc anh sinh ra, có từ năm nào anh không rõ. Sau đó cụ Huống lấy người tên là Vũ Bá Dư và có sinh được 01 người con là bà Vũ Thị Ái. Lúc anh sinh ra thì ông Dư đã chết và chết năm nào thì anh không nắm được. Mẹ anh ở với cụ Huống ở thửa đất này từ lúc bé đến năm bao nhiêu mẹ anh lấy chồng anh không biết, bố mẹ vẫn ở cùng với cụ Huống trên đất này. Quá trình sinh sống trên đất thì bố mẹ anh sinh được 07 người con như anh đã kể ở trên. Trước khi anh sinh ra thì trên đất có các tài sản gì của ai thì anh không nắm được.

Quá trình sinh sống trên đất của 07 anh chị em cụ thể của các anh chị em thì anh không nắm được. Anh sinh sống ở đất đó từ khi sinh ra đến khoảng năm 1980 anh chuyển về thôn Ngoài, xã Cao Xá, huyện Tân Yên sinh sống, anh không có công sức đóng góp gì trên thửa đất trên. Năm 1988 bố mẹ anh có xây dựng L 03 gian nhà ngói to và làm L công trình phụ, hiện tại công trình này vẫn còn. Khi bố anh xây dựng công trình này anh là người đứng ra xây dựng, chỉ làm công cho bố mẹ và được bố mẹ trả tiền công cho. Năm 1999 cụ Huống chết không để L di chúc, năm 1999 bố chết không để L di chúc, năm 2010 mẹ chết cũng không để L di chúc. Bố mẹ anh trước khi chết không có họp gia đình và tuyên bố cho bất cứ ai trong các anh chị em thửa đất trên. Khi còn sống thì bố mẹ anh chưa bao giờ phân chia đất cho các con.

Khi cụ Huống còn sống thì bố mẹ chăm sóc và khi bố mẹ anh còn sống thì do anh chăm sóc đến khi bố mẹ anh chết. Khi bố chết thì mẹ anh đứng ra lo mai táng phí, mẹ chết cũng do các anh chị em cùng tập trung đứng ra lo ma chay, mai táng cho mẹ. Đối với chi phí mai táng phí của bố mẹ anh, anh là con có nghĩa vụ phải lo cho bố mẹ nên anh không yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết về tiền mai táng phí. Khi bố mẹ anh chết đi không để L nghĩa vụ về tài sản nào chưa thanh toán.

Nay cụ Huống, bố mẹ anh chết, chị C đề nghị chia thừa kế thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08, có diện tích đất là 365m2 trong đó 300m2 đất ở và 65m2 đất vườn (nay là thửa đất số 290, tờ bản đồ số 20, diện tích 378m2), địa chỉ thửa đất: thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo quy định của pháp luật thì anh đồng ý với lý do: Thửa đất này là của bố mẹ để L cho các con nên các anh chị em đều được hưởng quyền L đối với thửa đất mà chị K đang quản lý, sử dụng. Anh đề nghị Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật, nếu anh được hưởng di sản thừa kế đối với thửa đất của bố mẹ anh để L thì anh yêu cầu được hưởng di sản và được nhận bằng đất để anh chị em làm nơi thờ cúng bố mẹ. Ngoài ra anh không có yêu cầu gì khác.

Tại phiên tòa anh Hoàng Văn L có mặt trình bày: Anh nhất trí với yêu cầu khởi kiện của chị C, anh nhận phần di sản thừa kế được hưởng và đồng ý để cho chị C toàn quyền quản lý, sử dụng phần đất này để làm nơi thờ cúng các cụ và bố mẹ anh. Anh nhất trí với kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất hiện nay, có sự chênh lệch 0,3m2 so với giấy chứng nhận là do sai số đo đạc, anh không có đề nghị giải quyết nội dung gì khác.

* Tại bản tự khai, biên bản lấy lời khai người có quyền L nghĩa vụ liên quan chị Hoàng Thị C trình bày:

Chị là cháu ngoại của cụ Nguyễn Thị Huống, cụ Huống đã chết còn chết năm nào chị không nhớ, mẹ chị bà Vũ Thị Ái chết năm nào chị không nhớ, bố Hoàng Văn Khương chết năm nào cũng không nhớ. Cụ Huống sinh được sinh được 01 người con là bà Vũ Thị Ái. Bố mẹ chị bà Ái, ông Khương sinh được 07 người con gồm: Chị, K, L, Đ, C, T, L. Ngoài ra bố, mẹ chị không có người con đẻ, con nuôi nào khác.

Về nguồn gốc thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08, có diện tích đất là 365m2 trong đó 300m2 đất ở và 65m2 đất vườn, địa chỉ thửa đất: thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là đất của cụ Nguyễn Thị Huống ở và có từ trước từ lúc chị sinh ra, có từ năm nào thì chị không rõ. Sau đó cụ Huống lấy người tên là Vũ Bá Dư và có sinh được 01 người con là bà Vũ Thị Ái. Lúc chị sinh ra thì cụ Dư đã chết và chết năm nào chị không nắm được. Mẹ chị ở với cụ Huống ở thửa đất này từ lúc bé đến năm bao nhiêu mẹ chị lấy chồng thì chị không biết, nhưng bố mẹ chị vẫn ở cùng với cụ Huống trên đất này. Quá trình sinh sống trên đất thì bố mẹ chị sinh được 07 người con như chị đã kể ở trên. Trước khi chị sinh ra thì trên đất có các tài sản gì của ai thì chị không nắm được.

Quá trình sinh sống trên đất của 07 anh chị em cụ thể thì chị không nắm được. Chị sinh sống ở đất đó từ khi sinh ra đến khoảng năm 1991 đi lấy chồng không sinh sống trên thửa đất này nữa, chị không có công sức đóng góp gì trên thửa đất trên. Năm 1988 bố mẹ chị có xây dựng L 03 gian nhà ngói to và làm L công trình phụ chị có nắm được, hiện tại công trình này vẫn còn, do chị K đang quản lý, sử dụng. Khi cụ Huống chết không để L di chúc, khi bố mẹ chị chết cũng không để L di chúc. Bố mẹ chị trước khi chết không có họp gia đình và tuyên bố cho bất cứ ai trong các anh chị em đối với thửa đất trên, lúc còn sống bố mẹ chị chưa bao giờ phân chia đất cho các con. Khi cụ Huống còn sống bố mẹ chị chăm sóc và khi bố mẹ chị còn sống thì do anh L chăm sóc đến khi bố mẹ chị chết. Khi bố chết mẹ chị đứng ra lo mai táng phí, mẹ chết do cả các anh chị em cùng tập trung đứng ra lo ma chay, mai táng cho mẹ. Đối với chi phí mai táng phí của bố mẹ, chị là con có nghĩa vụ phải lo cho bố mẹ nên chị không yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết về tiền mai táng phí. Khi bố mẹ chị chết đi không để L nghĩa vụ về tài sản nào chưa thanh toán.

Nay cụ Huống, bố mẹ chị chết, chị C đề nghị chia thừa kế thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08, có diện tích đất là 365m2 trong đó 300m2 đất ở và 65m2 đất vườn, địa chỉ ở thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo quy định của pháp luật thì chị đồng ý với khởi kiện của chị C lý do: Đất này là của bố mẹ để L cho các con nên anh chị em đều được hưởng quyền L đối với thửa đất mà chị K đang quản lý, sử dụng. Chị đề nghị Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật, nếu chị được hưởng di sản thừa kế đối với thửa đất của bố mẹ chị để L thì chị yêu cầu được hưởng di sản và được nhận bằng đất để anh chị em làm nơi thờ cúng bố mẹ. Ngoài ra chị không có yêu cầu gì khác.

Ti phiên tòa chị Hoàng Thị C có mặt trình bày: Chị nhất trí với yêu cầu khởi kiện của chị C. Chị đề nghị được nhận phần di sản thừa kế chị được hưởng bằng đất và đồng ý để cho chị C toàn quyền quản lý, sử dụng phần đất này để làm nơi thờ cúng các cụ và bố mẹ chị. Chị nhất trí với kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất hiện nay, có sự chênh lệch 0,3m2 so với giấy chứng nhận là do sai số đo đạc, chị không có đề nghị giải quyết nội dung gì khác.

* Tại bản tự khai, biên bản lấy lời khai người có quyền L nghĩa vụ liên quan anh Hoàng Văn Đ trình bày:

Anh là cháu ngoại của cụ Nguyễn Thị Huống chết năm 1999, mẹ Vũ Thị Ái chết năm 2010, bố Hoàng Văn Khương chết năm 1999. Cụ Huống sinh được sinh được 01 người con là bà Vũ Thị Ái. Bố mẹ anh sinh được 07 người con gồm: Anh, K, L, C, C, T, L. Ngoài ra bố, mẹ anh không có người con đẻ, con nuôi nào khác.

Về nguồn gốc thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08, có diện tích đất là 365m2 trong đó 300m2 đất ở và 65m2 đất vườn, địa chỉ ở thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là đất của cụ Nguyễn Thị Huống ở và có từ trước từ lúc anh sinh ra, có từ năm nào thì anh không rõ. Sau đó cụ Huống lấy ông tên là gì anh không nhớ và có sinh được 01 người con là bà Vũ Thị Ái. Lúc anh sinh ra thì ông này đã chết và chết năm nào thì anh không biết. Mẹ anh ở với cụ Huống ở thửa đất này từ lúc bé đến năm bao nhiêu mẹ anh lấy chồng là ông Khương anh không rõ, bố mẹ anh vẫn ở cùng với cụ Huống trên đất này. Quá trình sinh sống trên đất thì bố mẹ anh sinh được 07 người con như anh đã kể ở trên. Trước khi anh sinh ra thì có các tài sản gì của ai thì anh không nắm được.

Quá trình sinh sống trên đất của 07 anh chị em cụ thể thì anh không nắm được. Anh sinh sống ở đất đó đến khoảng năm 1979 anh chuyển về thôn Ngoài, xã Cao Xá, huyện Tân Yên sinh sống vì điều kiện lúc đó nhà anh ở hai nơi, anh không có công sức đóng góp gì đối với thửa đất trên. Năm 1999 cụ Huống chết không để L di chúc, năm 1999 bố anh chết không để L di chúc, năm 2010 mẹ chết cũng không để L di chúc. Khi còn sống bố mẹ anh chưa phân chia đất cho các con, mẹ anh trước khi chết chỉ nói miệng là cho thửa đất trên cho chị K nếu chị K đi lấy chồng thì chị K phải bàn giao L thửa đất trên cho anh quản lý, sử dụng.

Khi cụ Huống còn sống thì bố mẹ và chị K chăm sóc cụ Huống, khi bố mẹ anh còn sống các anh chị em là người là chăm sóc bố mẹ đến khi chết, khi bố mẹ chết do các anh chị em cùng tập trung đứng ra lo ma chay, mai táng cho bố mẹ. Đối với chi phí mai táng phí của bố mẹ, anh là con có nghĩa vụ phải lo cho bố mẹ nên anh không yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết về tiền mai táng phí. Khi bố mẹ anh chết đi không để L nghĩa vụ về tài sản nào chưa thanh toán.

Nay cụ Huống, bố mẹ anh chết, chị C đề nghị chia thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08, có diện tích đất là 365m2 trong đó 300m2 đất ở và 65m2 đất vườn (nay là thửa đất số 290, tờ bản đồ số 20, diện tích 378m2), địa chỉ ở thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo quy định của pháp luật anh không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của chị C lý do vì mẹ anh có nói miệng với anh khi chị K đi lấy chồng thì phải bàn giao L đất cho anh quản lý, sử dụng. Anh đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, nếu anh được hưởng di sản thừa kế thì anh yêu cầu được hưởng di sản và được nhận bằng đất. Ngoài ra anh không có yêu cầu gì khác.

Ti phiên tòa anh Hoàng Văn Đ có mặt trình bày: Anh không nhất trí với yêu cầu khởi kiện của chị C. Thửa đất này nay chị K lấy chồng, anh đề nghị chị K chuyển nhượng L toàn bộ thửa đất cho anh theo như lời nói miệng của mẹ anh. Nếu anh được hưởng di sản thừa kế thì anh yêu cầu được hưởng di sản và được nhận bằng đất. Anh nhất trí với kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất hiện nay, có sự chênh lệch 0,3m2 so với giấy chứng nhận là do sai số đo đạc, anh không có đề nghị giải quyết nội dung gì khác.

* Tại bản tự khai người có quyền L nghĩa vụ liên quan chị Hoàng Thị T trình bày:

Chị là cháu ngoại của cụ Nguyễn Thị Huống chết năm 1999, mẹ là Vũ Thị Ái chết năm 2010, bố Hoàng Văn Khương chết năm 1999. Cụ Huống sinh được 01 người con là bà Vũ Thị Ái. Bố mẹ chị sinh được 07 người con gồm: Chị, K, L, Đ, C, C, L. Ngoài ra, bố mẹ chị không có con đẻ, con nuôi nào khác. Về nguồn gốc thửa đất là của cụ Nguyễn Thị Huống ở và có từ trước lúc chị sinh ra, có từ năm nào thì chị không rõ, sau đó cụ Huống lấy cụ Vũ Bá Dư, sinh được 01 con là bà Vũ Thị Ái, lúc chị sinh ra thì cụ Dư đã chết, mẹ chị ở cùng cụ Huống thửa đất này. Khi mẹ chị lấy chồng ông Hoàng Văn Khương vào khoảng năm 1967 và vẫn sinh sống trên thửa đất này, lần lượt sinh được 07 người con như chị đã nêu ở trên, lúc chị lớn lên biết thì bố mẹ chị xây dựng 07 gian công trình phụ trong khoảng năm 1990 và 03 gian nhà cấp 4 khoảng năm 1999, ngoài ra không còn công trình gì khác. Quá trình sinh sống trên đất của 07 anh chị em: Chị K ở từ nhỏ đến bây giờ, chị K có tu sửa L 02 gian nhà cũ và lát L nền nhà. Anh L, anh Đ sinh sống trên đất đến khoảng năm 1979 hai anh chuyển về thôn Ngoài, xã Cao Xá, huyện Tân Yên sinh sống vì điều kiện nhà chị ở hai nơi và chị không có đóng góp gì trên thửa đất này. Trên thửa đất còn L 05 chị em sinh sống và làm việc đều có sự đóng góp sức người, sức của chăn nuôi, làm ruộng, tiền và nông sản thu hoạch được chị K quản lý thu giữ hết.

Năm 1999 cụ Huống chết không để L di chúc, năm 1999 bố chết không để L di chúc, năm 2010 mẹ chết cũng không để L di chúc và phân chia tài sản cho bất kỳ 07 người con nào. Năm 2015 chị K có anh Giáp Văn L và con riêng anh L đến ở cùng, chị K, anh L kết hôn thời điểm nào thì không biết. Mảnh đất chị K đang ở thì 06 anh chị em chị muốn lấy L để làm nơi thờ cúng các cụ, bố mẹ nhưng chị K không trả L. Nay cụ Huống chết, bố mẹ chị chết chị đề nghị chia thừa kế theo pháp luật đối với thửa đất trên.

Khi bố mẹ chị còn sống trên đất cũng chưa bao giờ họp gia đình để phân chia và tuyên bố tặng riêng cho bất kỳ người con nào về đất cũng như tài sản nào khác ở trên đất, các chị cũng chưa bao giờ tuyên bố cho mảnh đất trên cho chị K. Khi cụ Huống còn sống bố mẹ là người chu cấp để chăm sóc cụ Huống cho đến khi chết. Bố mẹ chết tất cả 07 anh chị em đều có nghĩa vụ mai táng phí cho bố mẹ nên chị không yêu cầu Tòa án xem xét về tiền mai táng phí. Khi bố mẹ chị chết không để L nghĩa vụ tài sản nào chưa thanh toán.

Chị ủy quyền cho chị C quyết định mọi vấn đề về thừa kế được hưởng và phân chia đất đai. Chị C được nhận phần đất phân chia thừa kế mà chị được hưởng và có toàn quyền quyết định đối với phần di sản thừa kế của chị được hưởng. Ngoài ra chị không có yêu cầu đề nghị gì khác.

Ti phiên tòa chị Hoàng Thị T có đơn xin xét xử vắng mặt.

* Tại bản tự khai, biên bản lấy lời khai người có quyền L nghĩa vụ liên quan chị Hoàng Thị L trình bày:

Chị là cháu ngoại của cụ Nguyễn Thị Huống, cụ Huống đã chết còn chết năm nào chị không nhớ, mẹ chị là Vũ Thị Ái chết năm nào chị không nhớ, bố Hoàng Văn Khương chết năm nào không nhớ. Cụ Huống sinh được sinh được 01 người con là bà Vũ Thị Ái, ngoài ra không có con đẻ con nuôi nào khác. Bố mẹ chị bà Ái, ông Khương sinh được 07 người con gồm: Chị, K, L, C, Đ, C, T. Ngoài ra bố, mẹ chị không có người con đẻ, con nuôi nào khác.

Về nguồn gốc thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08, có diện tích đất là 365m2 trong đó 300m2 đất ở và 65m2 đất vườn, địa chỉ ở thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là đất của cụ Nguyễn Thị Huống ở và có từ trước từ lúc chị sinh ra, có từ năm nào chị không rõ. Sau đó cụ Huống lấy chồng và có sinh được 01 người con là bà Vũ Thị Ái. Lúc chị sinh ra thì chồng cụ Huống đã chết và chết năm nào chị không nắm được. Mẹ chị ở với cụ Huống thửa đất này từ lúc bé đến năm bao nhiêu lấy chồng là ông Hoàng Văn Khương chị không rõ, nhưng bố mẹ chị vẫn ở cùng với cụ Huống trên đất này. Quá trình sinh sống trên đất bố mẹ chị sinh được 07 người con như chị đã kể ở trên. Trước khi chị sinh ra thì trên đất có các tài sản gì của ai thì chị không nắm được.

Quá trình sinh sống trên đất của 07 anh chị em cụ thể thì chị không nắm được. Chị sinh sống ở đất đó từ khi sinh ra đến khoảng năm 2002 đi vào miền nam làm ăn đến năm 2006 chị đi lấy chồng không sinh sống trên thửa đất này nữa, chị không có công sức đóng góp gì trên thửa đất trên. Quá trình sinh sống trên đất bố mẹ có xây dựng được 03 gian nhà ngói và 07 gian công trình phụ bên dưới, hiện tại công trình này vẫn còn, do chị K đang quản lý, sử dụng.

Khi cụ Huống chết không để L di chúc, khi bố mẹ chết cũng không để L di chúc. Bố mẹ chị trước khi chết không có họp gia đình và tuyên bố cho bất cứ ai trong các anh chị em đối với thửa đất trên. Khi còn sống bố mẹ chị chưa bao giờ phân chia đất cho các con. Khi cụ Huống còn sống bố mẹ chị chăm sóc và khi bố mẹ chị còn sống các anh chị em cùng chăm sóc đến khi bố mẹ chết. Khi bố chết mẹ chị đứng ra lo mai táng phí, mẹ chết do cả các anh chị em cùng tập trung đứng ra lo ma chay, mai táng cho mẹ. Đối với chi phí mai táng phí của bố mẹ, chị là con có nghĩa vụ phải lo cho bố mẹ nên chị không yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết về tiền mai táng phí. Khi bố mẹ chị chết đi không để L nghĩa vụ về tài sản nào chưa thanh toán.

Nay cụ Huống chết, bố mẹ chị chết, chị C đề nghị chia thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08, có diện tích đất là 365m2 trong đó 300m2 đất ở và 65m2 đất vườn, địa chỉ ở thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo quy định của pháp luật thì chị đồng ý với lý do: Đất này là của bố mẹ để L cho các con nên anh chị em đều được hưởng quyền L đối với thửa đất mà chị K đang quản lý sử dụng. Chị đề nghị Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật, nếu chị được hưởng di sản thừa kế đối với thửa đất của bố mẹ chị để L thì chị yêu cầu được hưởng di sản và được nhận bằng đất để anh chị em làm nơi thờ cúng bố mẹ. Ngoài ra chị không có yêu cầu gì khác.

Ti phiên tòa chị Hoàng Thị L có mặt trình bày: Chị nhất trí với yêu cầu khởi kiện của chị C. Chị đề nghị được nhận phần di sản thừa kế chị được hưởng bằng đất và đồng ý để cho chị C toàn quyền quản lý, sử dụng phần đất này để làm nơi thờ cúng các cụ và bố mẹ chị. Chị nhất trí với kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất hiện nay, có sự chênh lệch 0,3m2 so với giấy chứng nhận là do sai số đo đạc, chị không có đề nghị giải quyết nội dung gì khác.

* Tại biên bản lấy lời khai người có quyền L nghĩa vụ liên quan anh Giáp Văn L trình bày:

Anh là chồng của chị Hoàng Thị K. Anh kết hôn với chị K năm 2012, có đăng ký kết hôn tại UBND xã Quế Nham, huyện Tân Yên. Sau khi kết hôn anh và chị K về chung sống với nhau ở thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên. Anh và chị K về chung sống với nhau không có con chung mà chỉ có con riêng của anh là cháu Giáp Văn M về ở cùng. Khi anh về ở nhà đất của chị K thấy trên đất có các công trình trên đất sẵn rồi, anh chỉ việc về ở. Quá trình sinh sống trên đất, anh không xây dựng được công trình gì trên đất và không có công sức đóng góp gì đối với thửa đất trên. Chị K có tổng 07 anh chị em cụ thể: K, L, Đ, C, T L, C. Nhưng khi anh lấy chị K về ở trên đất thì lúc đó trên đất có anh, chị K, cháu M, còn các anh chị em của chị K đã đi lấy vợ, lấy chồng, không còn ai sinh sống cùng trên đất, ngoài ra trên đất không có ai khác. Về nguồn gốc thửa đất mà chị C đang khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế đối với chị K thì anh không nắm được, cụ thể giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên ai anh cũng không biết. Hiện nay sinh sống trên thửa đất gồm có anh, chị K, cháu M, ngoài ra không có ai khác. Khi về ở cho đến nay anh không xây dựng công trình gì trên thửa đất tranh chấp chia di sản thừa kế giữa chị C và chị K và anh cũng không có công sức đóng góp gì đối với công trình tài sản trên đất. Anh không có yêu cầu đề nghị giải quyết gì trong vụ án này.

Ti phiên tòa anh Giáp Văn L có mặt trình bày: Anh không có ý kiến và đề nghị giải quyết gì trong vụ án này.

* Tại bản tự khai, biên bản lấy lời khai người có quyền L nghĩa vụ liên quan cháu Giáp Văn M do anh Đ là người Đ diện theo pháp luật trình bày:

Cháu là con riêng của bố Giáp Văn L. Năm 2012, bố cháu lấy bà Hoàng Thị K thì cháu và bố cháu về sinh sống trên thửa đất của bà K. Khi về trên đất đó có sẵn công trình trên đất rồi bố con cháu chỉ việc ở. Quá trình sinh sống trên đất về nguồn gốc thửa đất trên cháu không nắm được, sinh sống trên thửa đất này thì cháu cũng không có công sức đóng góp gì đối với công trình tài sản trên đất. Hiện nay sinh sống trên thửa đất gồm có cháu, bố cháu ông L, bà K, ngoài ra không có ai khác. Khi về ở cho đến nay cháu không có công sức đóng góp gì đối với công trình tài sản trên đất. Cháu không có yêu cầu đề nghị giải quyết gì trong vụ án này.

Ti phiên tòa cháu Giáp Văn M vắng mặt.

Người Đ diện theo pháp luật của cháu M anh Giáp Văn L trình bày: Anh nhất trí với ý kiến của cháu M, ngoài ra anh không có ý kiến gì khác.

* Tại biên bản lấy lời khai người có quyền L, nghĩa vụ liên quan UBND xã Nghĩa Trung do ông Phan Thành Trường Đ diện trình bày:

Về nguồn gốc thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08, có diện tích đất là 365m2 trong đó 300m2 đất ở và 65m2 đất vườn, địa chỉ thửa đất: thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang (nay là thửa đất số 290, tờ bản đồ số 20, diện tích 378,0m2) là do lịch sử để L, trước đây là của bố mẹ chị C, chị K khi chết để L. Quá trình sử dụng đất do ai đang quản lý thì địa phương không rõ. Về hiện trạng đo đạc diện tích thửa đất so với diện tích cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sự chênh lệch 0,3m2 là do sai số đo đạc. Nay chị C có đơn khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết chia di sản thừa kế đối với thửa đất trên, đề nghị Tòa án xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật. Về việc cung cấp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất này thì đến nay do qua nhiều thời kỳ cán bộ địa chính hiện tại đã bị thất lạc nên không thể cung cấp cho Tòa án được.

Ti phiên tòa Đ diện theo pháp luật UBND xã Nghĩa Trung vắng mặt.

* Kiểm sát viên, Đ diện viện kiểm sát nhân dân huyện Việt Yên phát biểu quan điểm về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Hội đồng xét xử, Thẩm phán, Thư ký phiên tòa là đảm bảo. Tại phiên tòa việc chấp hành của Nguyên đơn, bị đơn, một số người có quyền L nghĩa vụ liên quan là đảm bảo theo quy định của pháp luật. Một số người có quyền L nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa là chưa đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Về nội dung vụ án: Áp dụng khoản 5 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; Điều 147; khoản 2 Điều 157; khoản 2 Điều 165; Điều 166; Điều 227; Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 609; Điều 610; Điều 611; Điều 612; Điều 613; Điều 614; Điều 623; Điều 649; Điều 650; khoản 1 Điều 651; Điều 660 của Bộ luật dân sự; Khoản 7 Điều 27 Nghị Quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội xử:

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Hoàng Thị C về yêu cầu chia thừa kế đối với phần di sản của bà Vũ Thị Ái theo quy định của pháp luật.

- Công nhận sự tự nguyện tặng cho kỉ phần thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất giữa chị Hoàng Thị T, chị Hoàng Thị C, chị Hoàng Thị L, anh Hoàng Văn L và chị Hoàng Thị C.

- Giao diện tích 86,47m2 trong đó 68,57m2 đất ở và 17,9 m2 đất vườn tại thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08 nay là thửa đất số 290, tờ bản đồ số 20, địa chỉ thửa đất tại Thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và các tài sản gắn liền trên đất gồm: 01 nhà cấp 4, 01 bán mái phía trước nhà cấp 4 cho chị Hoàng Thị K quản lý, sử dụng.

- Giao diện tích 291.83 m2 trong đó 231,43 m2 đất ở và 60.4 m2 đất vườn tại thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08 nay là thửa đất số 290, tờ bản đồ số 20, địa chỉ thửa đất tại Thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cho chị Hoàng Thị C quản lý, sử dụng.

- Chị Hoàng Thị K có trách nhiệm trích chia kỷ phần thừa kế cho anh Hoàng Văn Đ số tiền 125.970.000 đồng.

Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản; án phí và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa. Hội đồng xét xử nhận định:

[1] Về thẩm quyền: Vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế giữa chị Hoàng Thị C và chị Hoàng Thị K thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân theo khoản 5 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự. Bị đơn chị K có nơi cư trú: Thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang nên Tòa án nhân dân huyện Việt Yên thụ lý và giải quyết vụ án là đúng thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự.

[2] Về tố tụng: Một số người có quyền L nghĩa vụ liên quan trong vụ án đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến phiên tòa nhưng vẫn vắng mặt, không có lý do. Hội đồng xét xử quyết định tiến hành xét xử vụ án vắng mặt những người trên là phù hợp với quy định tại Điều 227, Điều 228 của Bộ luật tố tụng dân sự.

[3]. Về thời hiệu khởi kiện và pháp luật áp dụng:

* Về thời hiệu khởi kiện: Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự quy định “...Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, ..., kể từ thời điểm mở thừa kế.... Trong vụ án này cụ Nguyễn Thị Huống chết năm 1999, ông Hoàng Văn Khương chết năm 1999, bà Vũ Thị Ái chết năm 2010. Như vậy, thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của chị Hoàng Thị C vẫn còn.

* Về pháp luật áp dụng: Do cụ Huống, ông Khương chết năm 1999, bà Ái chết năm 2010 và thửa đất tranh chấp chia thừa kế được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2000 và cấp đổi giấy chứng nhận năm 2020 nên Hội đồng xét xử áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, năm 2015; Luật đất đai năm 2003, 2013 và một số văn bản hướng dẫn để xem xét yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chị C.

[4] Về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn chị Hoàng Thị C, Hội đồng xét xử thấy:

* Về xác định hàng thừa kế:

- Xác định hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của bà Vũ Thị Ái:

Theo xác M tại địa phương và lời khai các đương sự trong vụ án đều thừa nhận thửa đất nguyên đơn chị C khởi kiện yêu cầu đề nghị chia di sản thừa kế có nguồn gốc là của cụ Huống, ông Khương, bà Ái để L. Năm 1999 cụ Huống chết, năm 1999 ông Khương chết đều không để L di chúc và sau khi cụ Huống, ông Khương chết thì bà Ái và các con của bà đều không có văn bản thỏa thuận gì về việc phân chia di sản thừa kế cụ Huống. Năm 2010 bà Ái chết cũng không để L di chúc và không có văn bản gì về việc phân chia di sản thừa kế đối với thửa đất này cho 07 người con.

Năm 1999 khi cụ Huống và ông Khương chết thì lúc đó thửa đất này chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2000 thửa đất này được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu mang tên hộ bà Hoàng Thị K thì hộ khẩu của gia đình bà Ái lúc đó gồm: Bà Ái, chị K, chị C, chị T, chị L, ngoài ra không còn ai khác. Do vậy, xác định thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là có 05 người được hưởng quyền L như nhau được chia thành 05 phần. Khi đó bà K là chủ hộ Đ diện đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên và lúc đó bà Ái vẫn còn sống nên cũng được 01 phần trong thửa đất có diện tích 365m2 nay đo đạc là 378,3m2 (cụ thể mỗi người được hưởng 1/5 giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất nêu trên).

Năm 2010 bà Ái chết không để L di chúc về tài sản. Các đương sự trong vụ án đều thừa nhận bà Ái có 07 người con ngoài ra không có con đẻ, con nuôi nào khác. Vì vậy, phần quyền sử dụng đất của vợ chồng bà Ái muốn phân định thì phải chia thừa kế, những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất của bà Ái ở thời điểm khi chết gồm có 07 người là: K, L, C, Đ, C, T, L. Ngoài ra bà Ái không có con đẻ con nuôi nào khác.

Do vậy, Hội đồng xét xử căn cứ vào thời điểm cấp giấy chứng nhận năm 2000 để xác định thành viên có quyền sở hữu đối với thửa đất trên. Thời điểm năm 2000 theo xác M tại địa phương thì những người trong sổ hộ khẩu gia đình bà Ái gồm có bà Ái, chị K, chị C, chị T, chị L. Do vậy, xác định 05 người trên được hưởng quyền sử dụng đất vào thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2000 là phù hợp quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật đất đai và mục 4 phần III Giải đáp số 01/2017/GĐ-TANDTC gày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, trong quyền sử dụng đất của hộ gia đình bà Ái, bà Ái là một thành viên của hộ, phần bà được hưởng gồm 1/5 trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình bà Hoàng Thị K năm 2000. Bà Ái có 07 người con là: Hoàng Thị K, Hoàng Thị C, Hoàng Văn L, Hoàng Thị C, Hoàng Văn Đ, Hoàng Thị T, Hoàng Thị L. Ngoài những người trên thì bà Ái không còn người nào khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất, vì vậy những người nêu trên đều được hưởng phần thừa kế như nhau mỗi người sẽ được một phần thừa kế của bà Ái (Phần thừa kế bà Ái để L là 1/5 giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại thửa đất số 133 nay là thửa đất số 290).

* Về xác định di sản thừa kế và chia di sản thừa kế của bà Ái:

- Về di sản là quyền sử dụng đất: Tha đất số 133, tờ bản đồ số 09 (nay là thửa đất số 290, tờ bản đồ số 20), địa chỉ thửa đất: Thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2000 thì diện tích là 365m2 trong đó 300m2 đất ở và 65m2 đất vườn, theo giấy chứng nhận cấp đổi năm 2020 là 378m2 trong đó 300m2 đất ở và 78m2 đất vườn. Theo kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất hiện nay của Công ty TNHH một thành viên Kim Hoàng thì tổng diện tích đo là 378,3m2 gm diện tích 300m2 đất ở, đất vườn 78,3 m2 . Diện tích chênh lệch giữa hiện trạng và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 0,3m2, theo lời khai của các đương sự và Đ diện UBND xã Nghĩa Trung cung cấp đây là do sai số đo đạc.

Theo kết quả định giá ngày 26/5/2022 thì Hội đồng định giá đã định giá đất ở là 13.00.000 đồng/m2, đất vườn gắn liền với đất ở là 6.500.0000 đồng/m2. Các đương sự trong vụ án đều nhất trí với kết quả đo đạc hiện trạng của thửa đất và kết quả định giá của Hội đồng định giá về giá đất ở, đất vườn. Như vậy, Hội đồng xét xử xét thấy cần chia thừa kế theo diện tích hiện trạng kết quả đo của Công ty THHH một thành viên Kim Hoàng là diện tích 378,3m2 trong đó 300m2 đất ở, 78,3m2 đất vườn với giá như kết quả của Hội đồng định giá đã định giá về đất ở và đất vườn.

Năm 2000 cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ bà Hoàng Thị K thì lúc đó theo xác M nhân khẩu của Công an xã Nghĩa Trung thì hộ bà K gồm 5 người là bà Ái, chị K, chị C, chị T, chị L, ngoài ra không còn ai khác. Như vậy, quyền sử dụng đất của thửa đất này tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 05 người trên cụ thể mỗi người được hưởng: 378,3 m2 : 5 = 75,66m2 trong đó (300m2 :5) 60m2 đất ở và (78,3m2 :5) 15,66m2 đất vườn.

- Di sản của bà Ái chết năm 2010 không để L di chúc, chia theo pháp luật cụ thể:

Người được hưởng di sản gồm 07 người con. Di sản của bà Ái là 1/5 của diện tích trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 2000 và theo diện tích đo đạc hiện trạng thì diện tích là 75,66m2 trong đó 60m2 đất ở và 15,66 m2 đất vườn.

07 người con của bà Ái gồm: Hoàng Thị K, Hoàng Thị C, Hoàng Văn L, Hoàng Thị C, Hoàng Văn Đ, Hoàng Thị T, Hoàng Thị L mỗi người được hưởng: Tổng diện tích 10,81m2 trong đó 8,57m2 đất ở và 2,24 m2 đất vườn.

Đất ở: 8,57m2 x 13.000.000 đồng/m2 = 111.410.000 đồng.

Đất vườn: 2,24m2 x 6.500.000đ/m2 = 14.560.000 đồng.

Như vậy, chị Hoàng Thị K, chị Hoàng Thị C, anh Hoàng Văn L, chị Hoàng Thị C, anh Hoàng Văn Đ, chị Hoàng Thị T, chị Hoàng Thị L cụ thể từng người được hưởng như sau:

- Chị Hoàng Thị K thành viên trong hộ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2000 hưởng 1/5 quyền sử dụng đất + 1/7 trong 1/5 di sản quyền sử dụng đất bà Ái là: (60m2 đất ở +15,66m2 đất vườn) + (8,57m2 đất ở +2,24 m2 đất vườn) = 68,57m2 đất ở x 13.000.000 đồng/m2 + 17,9 m2 đất vườn x 6.500.000 đồng/m2 = giá 891.410.000 đồng + 116.350.000 đồng = 1.007.760.000 đồng.

- Chị Hoàng Thị C thành viên trong hộ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2000 hưởng 1/5 quyền sử dụng đất +1/7 trong 1/5 di sản quyền sử dụng đất bà Ái là: (60m2 đất ở +15,66m2 đất vườn) + (8,57m2 đất ở +2,24 m2 đất vườn) = 68,57m2 đất ở x 13.000.000 đồng/m2 + 17,9 m2 đất vườn x 6.500.000 đồng/m2 = giá 891.410.000 đồng + 116.350.000 đồng = 1.007.760.000 đồng.

- Chị Hoàng Thị T thành viên trong hộ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2000 hưởng 1/5 quyền sử dụng đất +1/7 trong 1/5 di sản quyền sử dụng đất bà Ái là: (60m2 đất ở +15,66m2 đất vườn) + (8,57m2 đất ở +2,24 m2 đất vườn) = 68,57m2 đất ở x 13.000.000 đồng/m2 + 17,9 m2 đất vườn x 6.500.000 đồng/m2 = giá 891.410.000 đồng + 116.350.000 đồng = 1.007.760.000 đồng.

- Chị Hoàng Thị L thành viên trong hộ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2000 hưởng 1/5 quyền sử dụng đất +1/7 trong 1/5 di sản quyền sử dụng đất bà Ái là: (60m2 đất ở +15,66m2 đất vườn) + (8,57m2 đất ở +2,24 m2 đất vườn) = 68,57m2 đất ở x 13.000.000 đồng/m2 + 17,9 m2 đất vườn x 6.500.000 đồng/m2 = giá 891.410.000 đồng + 116.350.000 đồng = 1.007.760.000 đồng.

- Chị Hoàng Thị C, anh Hoàng Văn L, anh Hoàng Văn Đ mỗi người hưởng 1/7 trong 1/5 di sản quyền sử dụng đất bà Ái là: 8,57m2 đất ở x 13.000.000 đồng/m2 +2,24 m2 đất vườn x 6.500.000 đồng = 111.410.000 đồng +14.560.000 đồng = 125.970.000 đồng.

Như vậy, chị C được chị T, chị C, chị L, anh L nhận kỷ phần thừa kế được hưởng và đồng ý giao cho chị C toàn quyền quản lý, sử dụng kỷ phần của các anh chị để làm nơi thờ cúng các cụ và bố mẹ. Do vậy, cụ thể chị C được hưởng: (60m2 đất ở +15,66m2 đất vườn của chị C) + (60m2 đất ở +15,66m2 đất vườn của chị T) + (60m2 đất ở +15,66m2 đất vườn của chị L) + (8,57m2 đất ở +2,24 m2 đất vườn của chị C) + (8,57m2 đất ở +2,24 m2 đất vườn của anh L) = 1.007.760.000 đồng x 3 + 125.970.000 đồng x 2 = 3.023.280.000 đồng + 251.940.000 đồng = 3.275.220.000 đồng. Chị C được hưởng tổng diện tích 281,02m2 trong đó 222,86m2 đất ở và 58,16 m2 đất vườn có giá trị 3.275.220.000 đồng.

Chị K được hưởng tổng diện tích 86,47m2 trong đó 68,57m2 đất ở và 17,9 m2 đất vườn có giá trị 1.007.760.000 đồng.

Anh Đ được hưởng tổng diện tích 10,81m2 trong đó 8,57m2 đất ở và 2,24 m2 đất vườn có giá trị 125.970.000 đồng.

Xem xét lời khai của các đương sự trong quá trình giải quyết vụ án: Chị K là người trông nom quản lý di sản thừa kế từ khi bà Ái chết cho đến nay. Chị không đồng ý với khởi kiện của chị C, nếu chia thừa kế thì chị nhận bằng hiện vật. Chị C giữ nguyên yêu cầu khởi kiện đề nghị chia di sản thừa kế theo pháp luật, chị yêu cầu chia cho chị bằng hiện vật, chị đồng ý nhận di sản thừa kế được hưởng của chị T, chị L, chị C, anh L. Anh L, chị T, chị L, chị C đều đề nghị nhận phần di sản được hưởng bằng hiện vật và anh L, chị T, chị C, chị L đều đồng ý giao L cho chị C quản lý, sử dụng phần của các anh chị được hưởng và chị C, anh L, chị C, chị T, chị L đều có nguyện vọng nhận bằng đất để làm nơi thờ cúng chung các cụ và cha mẹ của họ. Anh Đ, chị K đề nghị chia theo quy định của pháp luật cũng tại biên bản lấy lời khai, tại phiên tòa anh Đ, chị K cũng đề nghị chia bằng hiện vật.

Hi đồng xét xử, xét thấy hiện nay các đương sự trình bày đều đã có chỗ ở ổn định, chị K không có chỗ ở nào khác, chị K từ khi sinh ra cho đến nay ở trên thửa đất này và đã sửa chữa tôn tạo các công trình trên đất, trông nom bảo quản di sản của bà Ái và xét theo nguyện vọng Đ đa số các anh chị em mong muốn nhận chia bằng đất để thành khuôn viên chung, làm nơi thờ cúng các cụ, bố mẹ, xét thấy hiện trạng thửa đất trên có thể chia được bằng đất theo quy định nên Hội đồng xét xử xét thấy diện tích chị K, chị C được hưởng đảm bảo diện tích theo quy định nên cần trích chia một phần thửa đất cho chị K và chị C, còn các đương sự khác đã có chỗ ở khác và anh Đ cũng yêu cầu chia bằng đất nhưng diện tích của anh được hưởng tổng 10.81m2 không đảm bảo tách thửa theo quy định nên sẽ được trích chia bằng tiền là cũng đảm bảo quy định, phần diện tích của anh Đ giao cho chị K quản lý sử dụng và chị K phải có nghĩa vụ trích chia bằng tiền cho anh Đ, do vậy cần giao toàn bộ diện tích đất có công trình nhà cấp 4 do chị K tôn tạo sửa chữa và một phần diện tích của anh Đ cho chị K quản lý và sử dụng, chị K phải trích chia giá trị bằng tiền cho anh Đ là 125.970.000 đồng. Phần đất còn L đối với thửa đất trên là phần được hưởng di sản của chị C, anh L, chị C, chị T, chị L giao toàn bộ phần này cho chị C quản lý, sử dụng để làm nơi thờ cúng chung theo nguyện vọng của chị C, anh L, chị C, chị T, chị L.

* Đối với các tài sản gắn liền trên đất:

- Theo biên bản định giá ngày 26/5/2022 thì xác định tài sản trên đất gồm:

01 nhà cấp 4 loại 2 lợp ngói mũi đỏ xây dựng năm 1999 sửa chữa năm 2012 diện tích 48,5m2 có giá 855.000 đồng/01m2 x 48,5 m2 = 41.467.500 đồng; 01 bán mái phía trước nhà cấp 4 xây dựng năm 2019 diện tích 38m2 có giá 302.000 đồng/m2 x 38m2 = 11.476.000 đồng; 01 khu chăn nuôi xây dựng năm 1993 đã hết khấu hao sử dụng; 01 nhà chứa nối sát vào nhà cấp 4 đã khấu hao không còn giá trị định giá; 01 sân gạch đã hết khấu hao không còn giá trị định giá; 01 cổng sắt xây dựng năm 2010 đã hết khấu hao không còn giá trị định giá; 01 nhà tắm đã hết khấu hao không còn giá trị định giá. Ngoài ra, không còn tài sản gì khác và các đương sự nhất trí và không yêu cầu định giá tài sản gì khác.

Đối với các tài sản công trình trên đất thì Hội động xét xử xét thấy: 01 nhà cấp 4 xây dựng năm 1999, năm 2012 chị K đã sửa chữa L, 01 bán mái phía trước nhà cấp 4 do chị K xây dựng nên nhà cấp 4 xây dựng năm 1999 đã được sửa chữa, xác định đây không phải là di sản thừa kế để chia nên phần công trình này cần tiếp tục giao cho chị K quản lý, sử dụng trên phần đất chị K được chia.

Đối với các tài sản là 01 khu nhà chăn nuôi, 01 nhà chứa, 01 sân gạch, 01 cổng sắt, 01 nhà tắm đã hết khấu hao không còn giá trị định giá nên Hội đồng xét xử không đặt ra xem xét. Phần này nằm trên phần đất giao cho chị C quản lý, sử dụng.

* Ngoài ra, toàn bộ các đương sự trong vụ án không ai đề nghị xem xét việc thanh toán tiền mai táng phí và các yêu cầu khác nên Hội đồng xét xử không đặt ra xem xét trong vụ án này.

* Theo quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử thấy nếu trong thời gian quản lý di sản, người quản lý giữ gìn, làm tăng giá trị của di sản như sửa chữa nhà, bồi đắp nền đất, trồng cây chống xói mòn… thì có thể tính công sức đối với họ. Trong vụ án này, chị Hoàng Thị K không yêu cầu xem xét thanh toán công sức bảo quản, gìn giữ di sản đối với thửa đất trên. Nên Hội đồng xét xử không đặt ra xem xét.

[5] Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản:

Tng chi phí xem xét thẩm định, định giá là 5.400.000 đồng. Do yêu cầu khởi kiện của chị C được chấp nhận về phần chia di sản thừa kế theo pháp luật, chị C hưởng kỷ phần di sản thừa kế của chị, anh L, chị C, chị T, chị L nên chị C phải chịu 4.166.000 đồng, chị K phải chịu 1.234.000 đồng tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản.

[6] Về án phí:

- Chị C phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với kỷ phần được hưởng của chị, chị T, anh L, chị C, chị L (giá trị được hưởng là 3.275.220.000 đồng) là:

72.000.000 đồng + (2% của 1.275.000.000 đồng) = 72.000.000 đồng + 25.500.000 đồng = 97.500.000 đồng.

- Chị K phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với kỷ phần được hưởng của chị, anh Đ (giá trị chị được hưởng 1.007.760.000 đồng, anh Đ được hưởng 125.970.000 đồng = 1.133.730.000 đồng) là: 36.000.000 đồng + (3% của 333.730.000 đồng) = 36.000.000 đồng + 10.012.000 đồng = 46.012.000 đồng.

[7] Về quyền kháng cáo: Các đương sự có quyền kháng cáo theo quy định tại Điều 271 và khoản 1 Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

n cứ vào khoản 5 Điều 26; điểm a khoản 1 Điều 35; Điều 147; khoản 2 Điều 157; khoản 2 Điều 165; Điều 166; Điều 227; Điều 228; Điều 271; Khoản 1 Điều 273 của Bộ luật tố tụng dân sự;

Điu 609; Điều 610; Điều 611; Điều 612; Điều 613; Điều 614; Điều 623;

Điu 649; Điều 650; khoản 1 Điều 651; Điều 660 của Bộ luật dân sự.

Khoản 29 Điều 3; Điều 166; Điều 167; Điều 179; Điều 195 của Luật đất đai;

Mc 1 phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Khoản 7 Điều 27 Nghị Quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

X:

[1] .Về yêu cầu khởi kiện:

1.1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Hoàng Thị C về việc yêu cầu chia thừa kế đối với thửa đất số 133, tờ bản đồ số 09 diện tích 365m2 (nay là thửa đất số 290, tờ bản đồ số 20, diện tích 378,0m2), diện tích theo kết quả đo đạc hiện trạng là 378,3m2, địa chỉ thửa đất: Thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang theo quy định của pháp luật.

- Công nhận sự tự nguyện tặng cho kỉ phần thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất giữa chị Hoàng Thị T, anh Hoàng Văn L, chị Hoàng Thị C, chị Hoàng Thị L và chị Hoàng Thị C.

- Giao diện tích 97,28 m2 trong đó 77,14m2 đất ở và 20,14 m2 đất vườn tại thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08 (nay là thửa đất số 290, tờ bản đồ số 20), địa chỉ thửa đất: Thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và các tài sản gắn liền trên đất gồm: 01 nhà cấp 4, 01 bán mái phía trước nhà cấp 4 cho chị Hoàng Thị K quản lý, sử dụng. Đất có các tứ cạnh tiếp giáp cụ thể như sau: Cạnh phía Đông có kí hiệu BC chiều dài 8,14m giáp đất chị Hoàng Thị C; Cạnh phía Bắc có kí hiệu AB chiều dài 10,87m giáp đường trục chính của thôn; Cạnh phía Tây có kí hiệu AD chiều dài 8,72m giáp đất hộ ông Vi Văn Toàn; Cạnh phía Nam có kí hiệu DC chiều dài 12,32m giáp đất chị Hoàng Thị C (Có trích sơ đồ hiện trạng thửa đất kèm theo).

- Giao diện tích 281.02 m2 trong đó 222,86 m2 đất ở và 58,16 m2 đất vườn tại thửa đất số 133, tờ bản đồ số 08 (nay là thửa đất số 290, tờ bản đồ số 20), địa chỉ thửa đất: Thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và các tài sản gắn liền trên đất gồm: 01 khu chăn nuôi, 01 nhà chứa, 01 sân gạch, 01 cổng sắt, 01 nhà tắm cho chị Hoàng Thị C quản lý, sử dụng. Đất có các tứ cạnh tiếp giáp cụ thể như sau: Cạnh phía Đông có kí hiệu EF (gồm các đoạn EK chiều dài 18,22m + KF chiều dài 3,94m) tổng chiều dài 22,16m giáp đường ngõ thôn;

Cạnh phía Bắc có kí hiệu BE chiều dài 4,89m giáp đường trục chính của thôn; Cạnh phía Tây có kí hiệu BD (gồm các đoạn BC chiều dài 8,14m + CD chiều dài 12,32m) tổng chiều dài 20,46m giáp đất chị Hoàng Thị K; Cạnh phía Nam có kí hiệu HF (gồm các đoạn HI chiều dài 3,38m + IG chiều dài 1,70m + GF chiều dài 15,87m) tổng chiều dài 20,95m giáp đất hộ bà Vũ Thị Tâm (Có trích sơ đồ hiện trạng thửa đất kèm theo).

- Chị Hoàng Thị K có trách nhiệm trích chia kỷ phần thừa kế cho anh Hoàng Văn Đ số tiền là 125.970.000 đồng (một trăm hai năm triệu chín trăm bẩy mươi nghìn đồng).

- Chị Hoàng Thị K, chị Hoàng Thị C có nghĩa vụ liên hệ với Cơ quan có thẩm quyền đăng ký, kê khai sự thay đổi, biến động đối với thửa đất số 133, tờ bản đồ số 09 diện tích 365m2 (nay là thửa đất số 290, tờ bản đồ số 20, diện tích 378,0m2), diện tích theo kết quả đo đạc hiện trạng là 378,3m2, địa chỉ thửa đất:

Thôn Tĩnh Lộc, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. [2].Về chi phí xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản:

Chị Hoàng Thị K phải chịu 1.234.000 đồng (một triệu hai trăm ba tư nghìn đồng) tiền xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản; Chị Hoàng Thị C phải chịu 4.166.000 đồng (bốn triệu một trăm sáu sáu nghìn đồng) tiền xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản.

Xác nhận chị Hoàng Thị C đã nộp 5.400.000 đồng (năm triệu bốn trăm nghìn đồng) tiền xem xét thẩm định tại chỗ, định giá tài sản. Chị K phải hoàn trả cho chị C số tiền 1.234.000 đồng (một triệu hai trăm ba tư nghìn đồng) tiền chi phí xem xét thẩm định tại chỗ và định giá tài sản.

Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án đối với khoản tiền được trả cho người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự tương ứng với thời gian chưa thi hành án.

[3]. Về án phí:

- Chị Hoàng Thị C phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với kỷ phần được hưởng của chị, chị T, anh L, chị C, chị L là 97.500.000 đồng (chín bẩy triệu năm trăm nghìn đồng).

- Chị Hoàng Thị K phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với kỷ phần được hưởng của chị, anh Đ là 46.012.000 đồng (bốn sáu triệu không trăm mười hai nghìn đồng).

- Hoàn trả chị Hoàng Thị C số tiền 2.500.000 đồng (hai triệu năm trăm nghìn đồng) tạm ứng án phí đã nộp tại biên lai thu số 0006179 ngày 05/01/2022 tại Chi cục thi hành án dân sự huyện Việt Yên.

[4] Quyền kháng cáo:

c đương sự có mặt có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

c đương sự vắng mặt có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án.

Trưng hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cường chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, Điều 7, 7 a, 7b và Điều 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

227
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp chia di sản thừa kế số 40/2022/DS-ST

Số hiệu:40/2022/DS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Việt Yên - Bắc Giang
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 29/08/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về