Thỏa thuận phân chia di sản có thể vô hiệu do những nguyên nhân sau:
- Vi phạm nguyên tắc giao kết thỏa thuận.
- Người thừa kế hưởng quyền nhưng không thực hiện nghĩa vụ như thỏa thuận thì tranh chấp sẽ xảy ra.
- Việc không đúng, không đủ người thừa kế cũng như người tham gia thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cũng dẫn đến văn bản vô hiệu.
- Người quản lý tài sản của người vắng mặt hoặc mất tích mặc dù không có quyền đại diện cho người vắng mặt hoặc mất tích trong việc phân chia di sản mà người sau này có quyền hưởng nhưng vẫn tham gia vào việc phân chia di sản dẫn đến văn bản thỏa thuận vô hiệu.
- Có sự vi phạm các qui định của pháp luật về việc đại diện.
- Người được ủy quyền vượt quá phạm vi ủy quyền và vi phạm lợi ích của người ủy quyền.
- Vi phạm quyền của người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
- Những người thừa kế không thống nhất cách hiểu về nội dung di chúc và kiện ra Tòa để phân chia di sản.
- Xác định không đúng, không đủ khối di sản và phần được chia của mỗi người.
- Thỏa thuận phân chia di sản vượt quá phần tài sản có quyền thỏa thuận phân chia.
- Phân chia di sản không thể thỏa thuận phân chia hoặc bị hạn chế phân chia.
Dưới đây, là tổng hợp 05 bản án có nội dung về hủy văn bản thỏa thuận phận chia di sản thừa kế, mời các bạn tham khảo:
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Long An
- Trích dẫn nội dung: “Ông Trần Minh T yêu cầu hủy một phần văn bản thỏa thuận phân chia di sản ngày 21/02/2006 giữa bà Trần Thị Đ, bà Nguyễn Thị Đ1 và ông Nguyễn Văn Ch lập tại Phòng công chứng số 2 tỉnh Long An và hủy một phần giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với phần đất có diện tích 586m2 thuộc một phần thửa đất số 2927, tờ bản đồ số 4, diện tích 1.939m2, loại đất LUC tại xã TT, huyện C, tỉnh Long An). Yêu cầu các đồng thừa kế của bà TT thực hiện nghĩa vụ của bà TT để lại là tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông T một phần thửa đất số 2927, diện tích 586m2, đồng thời yêu cầu các đồng thừa kế của bà TT phải bồi thường cho ông T số tiền là 879.000.000 đồng.”
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định
- Trích dẫn nội dung: “Xét thấy việc bà B tặng cho tài sản cho con trai bà nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án đối với bà C. Nay bà C yêu cầu Tòa án giải quyết hủy “Văn bản phân chia tài sản thừa kế” do bà Huỳnh Thị B lập, được UBND xã C chứng thực tại Văn bản phân chia tài sản thừa kế nói trên của bà B, vì việc chứng thực của UBND xã C tại điều kiện cho bà B trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bà C.”
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai
- Trích dẫn nội dung: “Xét thấy, Tờ thỏa thuận phân chia tài sản ngày 23/10/2006 (được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã An H ký chứng thực vào ngày 27/11/2006) do bà D, bà N, bà G và bà E đã họp thống nhất cho bà D được toàn quyền quản lý sử dụng và định đoạt 02 thửa đất trên. Việc bà N cùng với bà G và bà E đến Ủy ban nhân dân xã An H ký vào Tờ thỏa thuận phân chia tài sản cho bà D là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, không bị nhầm lẫn hoặc gian dối như lời trình bày của bà E. Bà E cho rằng, sau khi ông B chết, các thành viên trong gia đình gồm bà N, bà G, bà E và bà D chỉ thống nhất cho bà D được thay mặt gia đình quản lý, sử dụng các thửa đất trên đến khi nào bà N qua đời sẽ giải quyết chia đều cho các chị em, lời khai của bà E không được bà D và bà G thừa nhận, ngoài ra bà E cũng không có chứng cứ nào thể hiện có sự thỏa thuận trên. Việc bà E cho rằng vì vội về dạy học nên khi ký vào Tờ thỏa thuận phân chia tài sản được lập vào ngày 27/11/2006, bà E đã không đọc lại. Thấy rằng, bà E là một giáo viên, có hiểu biết về pháp luật thì không thể có việc bà E ký tên vào Tờ thỏa thuận phân chia tài sản mà không đọc nội dung, nên lời khai của bà D là không có căn cứ.”
4. Bản án 19/2018/DS-ST ngày 28/08/2018 về tranh chấp hủy bỏ văn bản thỏa thuận phân chia di sản
- Cấp xét xử: Sơ thẩm
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh
- Trích dẫn nội dung: “Bà N cho rằng thời điểm ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản sau khi mẹ bà mất không bao lâu nên lúc ký bà chưa được bình tâm, do đó không xem xét kĩ văn bản. Nay bà thấy ông HP bán đất nên mới phát hiện. Tuy nhiên, từ khi ký kết văn bản năm 2012 đến khi khởi kiện năm 2018 là đã 06 năm bà và bà Hmới biết được khi ký kết chưa bình tâm là không có căn cứ. Trong quá trình giải quyết vụ án người đại diện hợp pháp của bị đơn ông Trần Đức Hưng và người đại diện hợp pháp của Văn phòng công chứng Đào Xuân T cho rằng thời điểm làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại Văn phòng công chứng Cần Giờ, các ông bà Trần Văn Xg, Trần Đức H, Trần T NG, Trần T Hân có năng lực hành vi dân sự phù hợp với quy định pháp luật. Công chứng viên đã đọc, giải thích quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định. Các bên đã đọc, đồng ý và tự nguyện ký tên vào văn bản. Nội dung thỏa thuận trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản số 001569 do Văn phòng công chứng Cần Giờ chứng nhận ngày 20/8/2012 không trái với pháp luật, đạo đức xã hội.
- Cấp xét xử: Phúc thẩm
- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Long An
- Trích dẫn nội dung: “Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn Nhớ là đúng trình tự, thủ tục trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng đất. Sau khi ông Nhớ chết, các thừa kế của ông Nhớ của ông Nguyễn Phương N2, ông Nguyễn Quang N1 và bà Lê Thị Kim S2 lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản được Văn phòng công chứng Cần Giuộc công chứng ngày 14/01/2016 là phù hợp với quy định của pháp luật. Trên cơ sở văn bản thỏa thuận phân chia di sản này mà Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà S2 cũng là đúng trình tự, thủ tục. Ông S1 khởi kiện nhưng không đưa ra được bất kỳ chứng cứ nào chứng minh cho nên án sơ thẩm bác yêu cầu của ông Nguyễn Văn S1 đối với bà Lê Thị Kim S2 là có cơ sở phù hợp Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015.”