Bản án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản số 51/2021/HS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

BẢN ÁN 51/2021/HS-ST NGÀY 18/08/2021 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Ngày 18 tháng 8 năm 2021, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự sơ thẩm thụ lý số: 36/2021/TLST-HS ngày 13 tháng 5 năm 2021, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 59/ 2021/QĐXXST - HS ngày 16 tháng 7 năm 2021 đối với bị cáo:

V, sinh năm 1984; nơi ĐKHKTT: Số 335, Ấp B, xã Đ, huyện T, tỉnh Long An; nơi cư trú: Phường L, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hóa: Lớp 12/12; dân tộc: Mường; giới tính: Nữ; tôn giáo: Không; quốc tịch: Việt Nam; con ông X và bà N có chồng L (đã ly hôn năm 2018) và 02 con, lớn sinh năm 2006, nhỏ sinh năm 2009; tiền án, tiền sự: Không.

Bị cáo bị bắt và tạm giam từ ngày 28/8/2020 đến nay, hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Phúc (có mặt).

Người bào chữa cho bị cáo: Ông Phạm Tiến T, Luật sư, Văn phòng Luật sư A, thuộc Đoàn luật sư tỉnh Vĩnh Phúc (có mặt).

Bị hại:

1. Chị A, sinh năm 1995; nơi cư trú: Khu tập thể Học viện Kỹ thuật quân sự, phường L, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc (có mặt).

2. Chị Th, sinh năm 1990; nơi cư trú: Thôn P, xã T, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc (có mặt).

3. Chị Nguyễn Thanh TT, sinh năm 1978; nơi cư trú: Số nhà 74, chợ B, xã Đ, huyện G, thành phố Hà Nội (vắng mặt).

4. Anh C, sinh năm 1978; chị H, sinh năm 1986; đều cư trú: Số nhà 283 đường M, phường L, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc (có mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Đầu tháng 7/2019, V, sinh ngày 20/5/1984, hộ khẩu thường trú: Ấp B, xã Đ, huyện T, tỉnh Long An chuyển từ tỉnh Long An đến sinh sống tại thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc rồi xin vào làm việc tại Công ty cổ phần đầu tư thế giới sữa - Chi nhánh Vĩnh Phúc thì được Công ty phân công làm cửa hàng trưởng cửa hàng Thế giới sữa ở địa chỉ số 285, đường M, phường L, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong thời gian làm việc tại cửa hàng sữa, V quen biết với chị Th, sinh năm 1990, trú tại xã T, huyện V, tỉnh Vĩnh Phúc là cửa hàng trưởng cửa hàng Thế giới sữa Vĩnh Phúc ở phường Đồng Tâm, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc, chị Nguyễn Thanh TT, sinh năm 1978, trú tại xã Đ, huyện G, thành phố H là chủ cửa hàng bán rượu ở số 285, đường M, phường L, thành phố V (cùng nhà với cửa hàng sữa nơi V làm việc), anh C, sinh năm 1979 trú tại phường B, thành phố U, tỉnh Quảng Ninh và vợ anh C là chị H, sinh năm 1986, trú tại xã VH, huyện VT, tỉnh Thái Bình là chủ cửa hàng bán quần áo cạnh cửa hàng sữa nơi V làm việc. Tháng 9/2019, chị A, sinh năm 1995, trú tại phường L, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc xin vào làm nhân viên bán hàng tại cửa hàng thế giới sữa Vĩnh Phúc ở số nhà 285, đường M, phường L cùng V. Sau đó V, chị Th, chị TT, chị A và vợ chồng anh C chị H thường xuyên gặp nhau rồi chơi thân với nhau.

Trong thời gian quen biết, thân thiết, V biết chị Th, chị TT, anh chị C H đều là người làm kinh doanh, mong muốn đầu tư kinh doanh thu lợi nhuận cao và chị A đã tốt nghiệp hai trường đại học là Học Viện hành chính quốc gia và Đại học mở Hà Nội nhưng chưa xin được vào làm ở cơ quan nhà nước nên đi làm nhân viên tại cửa hàng sữa, Ánh đang có nhu cầu xin vào công chức nhà nước để công việc ổn định và gia đình Ánh cũng có điều kiện kinh tế. Qua tìm hiểu, V thấy trong thời gian này việc đầu tư, kinh doanh bất động sản, hoa đám cưới, hoa sự kiện và nhất là kinh doanh lan đột biến trên thị trường đang có xu hướng tạo thành trào lưu, cơn sốt, có nhiều người giàu nhanh từ việc kinh doanh này. V đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của chị Th, chị TT, chị A và anh chị C H thông qua việc nhận chạy xin việc và rủ góp vốn để kinh doanh đất, kinh doanh hoa đám cưới, hoa sự kiện và hoa lan đột biến. V đã tự đưa ra thông tin gian dối, nói với chị A, chị Th, chị TT, anh chị C H là gia đình V có nhiều người làm trong cơ quan nhà nước có chức vụ cao, quen biết nhiều người có địa vị, V có chồng là L hiện đang làm Phó Phòng công thương thuộc UBND huyện B (mặc dù vợ chồng V đã ly hôn từ đầu năm 2018) và V có mối quan hệ thân thiết với ông TĐ – Phó Thủ tướng Chính phủ nên có thể xin được cho chị A vào làm việc tại Phòng công thương thuộc UBND huyện B và cũng có thể xin cho nhiều người khác vào công chức nhà nước; ngoài ra, chồng V còn thân thiết với lãnh đạo ban quản lý dự án huyện B, biết quy hoạch của huyện B, biết chỗ mua đất sinh lời nhanh và V có em gái chồng là Phạm Thị Lý ở huyện Mê Linh chuyên cung cấp hoa cho các cửa hàng làm hoa đám cưới, hoa sự kiện, thu lợi nhuận rất cao nên V cũng tham gia kinh doanh hoa sự kiện, hoa đám cưới và hiện V có rất nhiều đơn hàng, ngoài ra V còn tham gia đấu giá lan đột biến thu lợi nhuận cao, hiện đang cần thêm vốn để mở rộng kinh doanh. V rủ chị A, chị Th góp vốn kinh doanh đất với V và cam kết chắc chắn sinh lời nhanh, rồi cùng chia nhau và rủ chị A, chị Th, chị TT, anh chị C H góp vốn cùng V kinh doanh hoa và lan đột biến, V hứa hẹn sẽ chia lợi nhuận từ việc kinh doanh hoa và lan đột biến là từ 15% đến 30% tiền lãi trên một đơn hàng hoa, lan đột biến và để tạo niềm tin với chị A, chị Th, chị TT, anh chị C H, V vào các trang mạng xã hội Zalo và Facebook tải các hình ảnh quy hoạch dự án đất của xã BH, huyện B gửi cho chị A và chị Th; tải hình ảnh các giao dịch mua bán hoa sự kiện và hoa lan đột biến rồi gửi cho chị Th, chị TT, chị A, anh chị C H và V nói đó là các đơn hàng V đã giao dịch thu lợi nhuận cao, hiện V đang đặt mua xe ô tô để đi lại.

Với phương thức, thủ đoạn nêu trên, V đã làm cho chị A và gia đình chị A tin là V có khả năng xin việc cho chị A vào biên chế nhà nước và các chị Th, chị TT, chị A, anh chị C H tin tưởng V kinh doanh đất và kinh doanh hoa, lan đột biến có lợi nhuận cao nên đã nhiều lần đưa tiền cho V để nhờ xin việc, góp vốn kinh doanh đất và kinh doanh hoa. Toàn bộ số tiền V nhận của chị A để xin việc, nhận của chị A và chị Th để kinh doanh đất thì V không đưa cho ai hoặc tác động đến ai để lo xin việc cho chị A, không mua thửa đất nào ở địa bàn huyện B cũng như ở các nơi khác mà V sử dụng vào việc chi tiêu cá nhân hết, còn số tiền của chị TT, chị Th, chị A, anh chị anh C H đưa cho V để góp vốn kinh doanh hoa và lan đột biến theo lời mời của V thì V không góp vốn với ai để kinh doanh hoa và cũng không sử dụng để kinh doanh hoa, lan đột biến mà để tạo niềm tin với chị A, chị Th, chị TT và vợ chồng chị H những lần đầu V đều tự tính theo tỷ lệ hoa hồng mà V đã cam kết trả rồi V trả gốc và lãi đầy đủ cho chị A, chị Th, chị TT và vợ chồng chị H sau đó tiếp tục mời họ góp vốn kinh doanh hoa và lan đột biến với số tiền lớn hơn rồi V chiếm đoạt sử dụng chi tiêu cá nhân hết.

Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã làm rõ từ giữa tháng 7/2019 đến cuối tháng 6/2020, V đã dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tiền của chị A, chị Th, chị TT và vợ chồng chị H, cụ thể như sau:

1. Hành vi của V chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận chạy vào công chức nhà nước.

Chị A tốt nghiệp trường Học Viện hành chính quốc gia và Đại học mở Hà Nội năm 2019 nhưng chưa xin được việc vào cơ quan nhà nước nên đã xin vào làm nhân viên bán hàng tại cửa hàng thế giới sữa Vĩnh Phúc nơi V làm cửa hàng trưởng. Quá trình cùng làm việc tại cửa hàng sữa, V tự giới thiệu là gia đình V có nhiều người làm trong cơ quan nhà nước có chức vụ cao, quan hệ rộng, V có chồng là L hiện đang làm Phó Phòng công thương thuộc UBND huyện B và V có mối quan hệ thân thiết với ông TĐ – Phó Thủ tướng Chính phủ nên có thể xin được việc vào công chức nhà nước thì chị A có tâm sự với V là chị A có nguyện vọng muốn vào công chức Nhà nước làm việc cho ổn định thì V tự nhận là sẽ xin được cho chị A vào làm việc tại Phòng công thương thuộc Ủy ban nhân dân huyện B cùng với anh L chồng V. Sau khi nghe V nói, giới thiệu như vậy thì chị A tin tưởng và nhờ V lo xin việc cho mình. Chị A hỏi V là để lo xin việc cho chị A thì hết bao nhiêu tiền và đến khi nào thì chị A được vào công chức Nhà nước, V nói là hết 250.000.000 đồng và hứa hẹn với chị A đến khoảng tháng 6/2020 có đợt thi công chức thì chị A sẽ được vào làm việc tại Phòng công thương thuộc Uỷ ban nhân dân huyện B, tỉnh Vĩnh Phúc, chị A đồng ý. Mấy ngày sau tại cửa hàng sữa, V bảo chị A đưa trước cho V 100.000.000đ để V đến gặp và nhờ ông TĐ xin việc cho chị A, còn 150.000.000đ thì đưa sau, chị A đồng ý. Sau đó, chị A về nói với bố mẹ đẻ chị A là ông Ông S, sinh năm 1967 và bà O, sinh năm 1973, về việc V hứa hẹn nhờ ông TĐ – Phó Thủ tướng xin được cho chị A vào làm việc tại Phòng công thương thuộc UBND huyện B với số tiền chi phí là 250.000.000 đồng. Chưa tin lời chị A nói, vài ngày sau bà O đến cửa hàng Thế giới sữa gặp V hỏi về việc V có quan hệ thế nào mà có thể xin được việc cho chị A thì V tiếp tục nói, giới thiệu với bà O là V có quen biết với ông TĐ là Phó Thủ tướng Chính phủ và có thể nhờ được ông TĐ xin cho chị A vào làm việc cùng với chồng của V tại Phòng công thương thuộc Uỷ ban nhân dân huyện B, để lo xin việc cho chị A phải chi phí là 250.000.000đ và nếu bà O muốn xin việc cho Ánh thì về chuẩn bị tiền đưa cho V để V lo xin việc cho chị A, bà O tin lời V nói nên đồng ý.

Trưa ngày 30/11/2019, bà O đến cửa hàng Thế giới sữa rồi cùng chị A đưa cho V số tiền 100.000.000đ để lo xin việc cho chị A, do tin tưởng V nên bà O không lập giấy tờ biên nhận việc giao tiền trên cho V. Khoảng 01 tháng sau, V tiếp tục bảo chị A đưa số tiền 150.000.000 đồng cho V để V tiếp tục lo xin việc cho chị A đồng thời V bảo chị A làm 01 bộ hồ sơ xin việc đưa cho V để V đi gặp đưa cho ông TĐ, chị A đồng ý. Ngày 13/01/2020, chị A chuyển khoản 70.000.000 đồng từ số tài khoản của chị A là 105870183670 thuộc Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Vĩnh Phúc đến số tài khoản 107870139330 thuộc Ngân hàng CPTM Công thương chi nhánh Vĩnh Phúc của V và chị A đưa cho V 01 bộ hồ sơ xin việc của chị A, số tiền 80.000.000đ còn lại chị A hẹn V vài ngày nữa sẽ đưa. Sau đó khoảng gần cuối tháng 01/2020 (cụ thể ngày chị A và V đều không nhớ) tại cửa hàng sữa, chị A đưa cho V 80.000.000đ để lo xin việc cho chị A, khi đưa chị A không yêu cầu V viết giờ tờ biên nhận gì. Sau khi nhận tiền, V bảo chị A về làm thêm 02 bộ hồ sơ xin việc nữa đưa cho V để V nộp xin việc cho chị A, chị A có thắc mắc hỏi V sao phải làm nhiều hồ sơ xin việc thế thì V nói 01 bộ hồ sơ nộp cho ông TĐ, 01 bộ hồ sơ nộp cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và 01 bộ hồ sơ nộp cho Uỷ ban nhân dân huyện B. Khoảng 02 ngày sau tại cửa hàng sữa, chị A tiếp tục đưa cho V 02 bộ hồ sơ xin việc của chị A. Sau khi V nhận đủ 250.000.000đ của chị A và bà O mẹ của chị A thì V không đi gặp ông TĐ hay bất kỳ ai khác để xin việc cho chị A đồng thời cũng không nộp hồ sơ xin việc của chị A cho cơ quan, tổ chức nào và cũng không tác động đến ai để xin việc cho chị A mà V đã chiếm đoạt toàn bộ số tiền trên của chị A sử dụng vào việc chi tiêu cá nhân hết. Còn 03 bộ hồ sơ xin việc của chị A, V đem về cất tại phòng trọ của V ở phường L, thành phố V, tỉnh Vĩnh Phúc đến cuối tháng 06/2020 khi chị A và gia đình chị A nhiều lần hỏi V khi nào chị A được thi công chức và được nhận vào làm tại việc tại Phòng công thương thuộc UBND huyện B thì V khất lần, chị A và gia đình chị A yêu cầu V trả lại tiền thì V bỏ trốn và đã vứt bỏ 03 bộ hồ sơ này, không nhớ vứt ở đâu nên Cơ quan điều tra không thu giữ được.

2. Hành vi của V chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận góp vốn mua đất. Khoảng tháng 11/2019, V nói với chị A và chị Th là hiện anh L chồng V đang làm dự án tại xã BH, huyện B, có thể mua ưu tiên được một vài ô đất và theo quy hoạch thì chỉ thời gian ngắn đất ở đó giá sẽ lên cao, bán sẽ chắc chắn có lãi và trước đó V đã mua vài ô đất gần dự án này rồi sau đó một thời gian bán lãi từ 03 đến 05 lần. Sau đó, V rủ chị A, chị Th góp vốn với V để mua chung một thửa đất dự án ở xã BH, huyện B, tỉnh Vĩnh Phúc và V hứa hẹn với chị A, chị Th là khi nào giá đất lên cao thì sẽ bán rồi cùng chia nhau tiền lãi và để chị A, chị Th tin tưởng, V đã vào mạng xã hội, tải các hình ảnh về dự án đất nền xã BH, huyện B, tỉnh Vĩnh Phúc rồi đưa cho chị A và chị Th xem. Nghe V nói, chị A và chị Th tin tưởng đồng ý góp vốn chung với V mua đất nhưng chị A và chị Th nói hiện không có nhiều tiền thì V nói mỗi người đưa cho V 50.000.000đ, V sẽ trực tiếp đi mua đất khi nào được giá V sẽ bán rồi trả đủ tiền gốc và chia tiền lãi cho chị Th và chị A, chị Th và chị A đều đồng ý. Sau đó, cuối tháng 11/2019, tại cửa hàng Thế giới sữa ở số 285, đường M, phường L, thành phố V, chị A đã đưa cho V 50.000.000đ và cuối tháng 12/2019 tại cửa hàng Thế giới sữa ở phường Đồng Tâm, thành phố V, chị Th đã đưa cho V 50.000.000 đồng để cùng góp vốn với V mua đất dự án tại xã BH, huyện B, khi đưa tiền chị A và chị Th đều không viết giấy tờ biên nhận gì. Sau khi nhận tiền của chị A và chị Th, V không sử dụng để mua ô đất dự án nào tại xã BH, huyện B hay thửa đất nào khác cũng như không góp vốn với ai để mua đất mà chiếm đoạt sử dụng chi tiêu cá nhân hết.

3. Hành vi của V chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận góp vốn kinh doanh hoa sự kiện, hoa đám cưới và lan đột biến.

Quá trình quen biết, thân thiết với chị Th, chị Nguyễn Thanh TT, chị A và vợ chồng chị H, V đã tự giới thiệu là có em gái chồng là Phạm Thị Lý ở huyện Mê Linh kinh doanh hoa, chuyên cung cấp hoa cho các cửa hàng làm hoa đám cưới, hoa sự kiện và còn kinh doanh lan đột biến, thu lợi nhuận rất cao, nên từ cuối tháng 07/2019, V có thực hiện việc kinh doanh hoa đám cưới, hoa sự kiện và tham gia đấu giá lan đột biến, thu lợi nhuận cao, hiện V đang có nhiều đơn hàng nên cần thêm vốn để mở rộng kinh doanh. V rủ chị Th, chị TT, chị A và vợ chồng chị H góp vốn cùng V kinh doanh hoa và lan đột biến, V hứa hẹn sẽ chia lợi nhuận từ việc kinh doanh hoa và lan đột biến là từ 15% đến 30% tiền lãi trên một đơn hàng hoa và một lần đấu giá lan đột biến đồng thời cam kết sau mỗi đơn hàng, V sẽ thanh toán luôn tiền gốc và tiền lãi cho các chị. Để tạo niềm tin với chị Th, chị TT, chị A, vợ chồng chị H, V vào mạng xã hội Zalo và Facebook tải các hình ảnh giao dịch mua bán hoa sự kiện và hoa lan đột biến thanh toán nhiều tiền rồi gửi cho chị Th, chị TT, chị A, vợ chồng chị H xem và V nói đó là các đơn hàng V đã giao dịch thành công, thu lợi nhuận cao, hiện V đang có rất nhiều đơn hàng nữa. Thấy vậy, chị Th, chị TT, chị A và chị H đã đồng ý góp vốn cùng V kinh doanh hoa đám cưới, hoa sự kiện và đấu giá lan đột biến. Để chiếm đoạt được nhiều tiền của chị Th, chị TT, chị A và chị H thông qua hình thức rủ góp vốn kinh doanh hoa và lan đột biến, những lần đầu sau khi chị Th, chị TT, chị A và chị H chuyển tiền cho V, V đều trả lãi tiền gốc và tiền lãi đầy đủ để họ tin tưởng là việc góp vốn kinh doanh với V có lợi nhuận cao, nguồn tiền V dùng để trả lãi cho những người này V lấy từ chính khoản tiền góp lần sau trả lãi và gốc cho lần góp vốn trước hoặc lấy từ tiền của người góp vốn sau để trả gốc và lãi cho người góp vốn trước, sau đó V lại tiếp tục mời chị Th, chị TT, chị A và chị H góp vốn với số tiền lớn hơn để V chiếm đoạt sử dụng chi tiêu cá nhân hết. Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã làm rõ từ ngày 16/7/2019 đến ngày 23/6/2020, chị Th, chị TT, chị A và vợ chồng chị H đã đưa trực tiếp và chuyển khoản tiền cho V cụ thể như sau:

3.1. Đối với chị Th:

- Từ ngày 16/7/2019 đến ngày 17/11/2019, chị Th đã chuyển tiền cho V 05 lần với tổng số tiền là 45.000.000 đồng từ tài khoản 42510000697091 - Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc của chị Th đến số tài khoản 42610000109636 mang tên Nguyễn Thị Thu H1 tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc.

- Từ ngày 10/10/2019 đến ngày 14/03/2020, chị Th đã chuyển tiền cho V 05 lần với tổng số tiền là 106.000.000 đồng từ tài khoản 42510000697091 - Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc của chị Th đến số tài khoản 107870139330 ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc của V.

Ngoài ra, từ cuối tháng 07/2019 đến tháng 03/2020, chị Th còn trực tiếp đưa cho V 03 lần với tổng số tiền là 39.000.000đ tại cửa hàng sữa chị Th làm việc thuộc phường Đồng Tâm, thành phố V. Tổng số tiền chị Th đưa tiền mặt và chuyển khoản cho V để góp vốn cùng kinh doanh hoa và lan đột biến là 190.000.000đ. Sau đó, từ ngày 27/12/2019 đến ngày 20/5/2020, V đã trả cho chị Th 04 lần với tổng số tiền là 33.000.000 đồng, trong đó chuyển khoản 03 lần là 28.000.000đ và đưa tiền mặt cho chị Th là 5.000.000đ. Tổng số tiền V chiếm đoạt của chị Th là 157.000.000 đồng.

3.2. Đối với chị A:

Từ ngày 08/11/2019 đến ngày 23/6/2020, chị A đã chuyển tiền cho V 29 lần, với tổng số tiền là 2.726.640.000 đồng từ tài khoản 105870183670 ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc của chị A đến 02 số tài khoản gồm: 107870139330 và 101877133999 đều thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc của V.

Ngoài ra, tại cửa hàng Thế giới sữa ở số 285, đường M, thành phố V, theo chị A khai đã đưa tiền cho V một số lần (cụ thể số lần và ngày tháng đưa tiền thì chị A không nhớ), với tổng số tiền là 245.000.000đồng, khi đưa chị A không yêu cầu V viết giấy biên nhận gì và cũng không có ai chứng kiến. Tuy nhiên, quá trình điều tra, truy tố V chỉ thừa nhận đã nhận số tiền chị A chuyển khoản cho V để kinh doanh hoa, lan đột biến như sao kê tài khoản ngân hàng là 2.726.640.000 đồng và nhận tiền mặt của chị A tại cửa hàng sữa là 100.000.000 đồng (theo như đoạn video ghi hình tại cửa hàng sữa mà Cơ quan điều tra đã giám định), còn khoản tiền 145.000.000 đồng mà chị A khai đưa tiền mặt cho V tại cửa hàng sữa thì V không thừa nhận. Cơ quan điều tra đã tiến hành đối chất nhưng V và chị A vẫn giữ nguyên lời khai, ngoài lời khai của chị A thì không có tài liệu chứng cứ gì chứng minh, nên không có căn cứ xác định V đã nhận số tiền 145.000.000 đồng của chị A.

Căn cứ sao kê tài khoản ngân hàng cùng lời khai nhận của V, chị A và kết luận giám định, xác định tổng số tiền chị A đã chuyển khoản và đưa trực tiếp cho V để góp vốn kinh doanh hoa và lan đột biến là 2.826.640.000 đồng (Hai tỷ, tám trăm hai sáu triệu, sáu trăm bốn mươi nghìn đồng).

Sau đó, ngày 28/12/2019 V đã chuyển khoản 01 lần với số tiền là 180.000.000 đồng từ số tài khoản 107870139330 của V đến tài khoản 105870183670 của chị A để trả tiền gốc và tiền lãi (cụ thể số tiền lãi và tiền gốc là bao nhiêu thì chị A và V đều không nhớ) và từ ngày 26/5/2020 đến ngày 23/6/2020, V đã chuyển khoản 15 lần với tổng số tiền là 1.522.500.000 đồng từ các số tài khoản 107870139330 và 101877133999 của V đến tài khoản 105870183670 của chị A để trả tiền gốc và tiền lãi (cụ thể số tiền lãi và tiền gốc từng lần chị A và V đều không nhớ). Ngoài ra, sau nhiều lần đưa tiền cho V góp vốn kinh doanh hoa nhưng không thấy V trả tiền gốc cũng như tiền lãi, chị A nhiều lần yêu cầu V trả tiền thì tại cửa hàng Thế giới sữa, V đã trả tiền cho chị A một số lần với tổng số tiền là 115.000.000 đồng. Như vậy, tổng số tiền V đã trả lại cho chị A cả tiền gốc và tiền lãi là 1.817.500.000 đồng. Nay chị A xác định toàn bộ số tiền V đã trả cho chị A thì chị A tính là tiền gốc, không yêu cầu V trả tiền lãi từ việc góp vốn kinh doanh hoa, do vậy số tiền V đã chiếm đoạt của chị A là 1.009.140.000 đồng (Một tỷ, không trăm linh chín triệu, một trăm bốn mươi nghìn đồng).

3.3. Đối với chị Nguyễn Thanh TT:

Khoảng giữa tháng 01/2020, tại cửa hàng bán rượu của chị TT ở cùng nhà với cửa hàng Thế giới sữa nơi V làm việc, chị TT đã đưa cho V 03 lần với tổng số tiền là 250.000.000 đồng, khi đưa chị TT không yêu cầu V viết giấy tờ biên nhận gì.

Từ ngày 22/5/2020 đến ngày 18/6/2020, chị TT đã chuyển tiền cho V 22 lần với tổng số tiền là 3.373.000.000 đồng từ tài khoản 104000461313 ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc của chị TT đến các tài khoản 107870139330 và 101877133999 của V; từ ngày 12/5/2020 đến ngày 23/6/2020, chị TT đã chuyển tiền 12 lần với tổng số tiền là 1.480.000.000đồng từ tài khoản 104871726251 thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam mang tên Nguyễn Ngọc Loan (là bạn chị TT) đến các tài khoản 107870139330 và 101877133999 của V; từ ngày 11/6/2020 đến ngày 23/6/2020, chị TT tiếp tục nhờ chị Nguyễn Thị T2 là bạn chị TT chuyển tiền 03 lần, với tổng số tiền là 300.000.000 đồng từ tài khoản 3120207001509 – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và tài khoản 104871726251 – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đến tài khoản 107870139330 của V. Như vậy, tổng số tiền chị TT đã chuyển khoản cho V để góp vốn kinh doanh hoa và lan đột biến là 5.403.000.000 đồng.

Sau khi nhận tiền của chị TT, khoảng giữa tháng 02/2020 V trả tiền mặt cho chị TT 200.000.000 đồng; từ ngày 20/5/2020 đến ngày 23/6/2020, V đã chuyển tiền 09 lần với tổng số tiền là 4.988.000.000 đồng từ số tài khoản 107870139330 và số tài khoản 101877133999 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam của V đến tài khoản tài khoản 104000461313 của chị TT, trong đó có: 4.949.000.000 đồng là V trả tiền gốc và tiền lãi cho chị TT, 10.000.000 đồng là V mua tặng chị TT 01 chiếc ti vi nhãn hiệu Casper và 29.000.000 đồng là V mua tặng chị TT 01 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Iphone 11 XsMax; ngày 15/5/2020, V chuyển khoản 85.0000.000 đồng từ số tài khoản 101877133999 của V đến tài khoản 104000234021 của anh Đỗ Tiến Đ (chồng chị TT); ngày 17/5/2020, V chuyển khoản 78.000.000 đồng và ngày 14/6/2020, V chuyển khoản 13.000.000 đồng từ tài khoản 107870139330 của V đến tài khoản 108001079846 của chị Nguyễn Ngọc L (bạn chị TT) để trả tiền gốc, tiền lãi cho chị TT (cụ thể số tiền lãi và tiền gốc chị TT và V đều không nhớ). Tổng số tiền V đã trả lại cho chị TT cả tiền gốc và tiền lãi từ việc góp vốn kinh doanh hoa sự kiện, hoa đám cưới và lan đột biến là 5.325.000.000 đồng. Nay chị TT xác định toàn bộ số tiền V đã trả cho chị TT thì chị TT tính là tiền gốc, không yêu cầu V phải trả tiền lãi (lợi nhuận từ việc góp vốn). Do vậy tổng số tiền V đã chiếm đoạt của chị TT là 78.000.000 đồng.

3.4. Đối với chị H và anh C.

- Từ ngày 25/02/2020, anh C đã chuyển khoản cho V 12 lần với tổng số tiền là 1.228.000.000 đồng từ tài khoản 103005149604 ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân, Hà Nội của anh C đến số tài khoản 107870139330 và số tài khoản 101877133999 của V; từ ngày 24/02/2020 đến ngày 16/6/2020, chị H đã chuyển tiền cho V 06 lần, với tổng số tiền là 68.900.000 đồng từ tài khoản 2523387 thuộc Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Vĩnh Phúc của chị H đến hai tài khoản của V là 107870139330 và 101877133999; ngày 03/6/2020, chị H chuyển cho V 10.000.000 đồng từ tài khoản 42510001230763 thuộc Ngân hàng TMCP đầu tư Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc của chị H đến tài khoản 101877133999 của V. Ngoài ra từ giữa tháng 12/2019 đến ngày 20/6/2020, tại cửa hàng quần áo của chị H và cửa hàng sữa ở số 285, đường M, phường L, thành phố V, chị H và anh C đã đưa tiền mặt cho V 21 lần với tổng số tiền là 1.140.600.000 đồng, các lần đưa tiền đều không viết giấy tờ biên nhận gì. Tổng số tiền anh C, chị H đã chuyển khoản và đưa tiền mặt cho V để góp vốn kinh doanh hoa và lan đột biến là 2.448.000.000 đồng.

Sau khi nhận tiền của anh C, chị H, từ ngày 11/03/2020 đến ngày 23/6/2020, V đã trả tiền mặt và chuyển khoản trả anh C, chị H tiền gốc và tiền lãi từ việc kinh doanh hoa, lan đột biến là 1.366.000.000 đồng, trong đó: Trả tiền mặt cho anh C chị H là 646.000.000 đồng và chuyển khoản trả anh C, chị H là 720.000.000đ, gồm chuyển khoản 12 lần với tổng số tiền là 670.000.000 đồng từ hai tài khoản 107870139330 và 101877133999 của V đến tài khoản 103005149604 ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân, Hà Nội của anh C; chuyển khoản 03 lần với tổng số tiền 50.000.000 đồng từ hai tài khoản 107870139330 và 101877133999 của V đến tài khoản 2523387 thuộc Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Vĩnh Phúc của chị H để trả tiền gốc và tiền lãi từ việc kinh doanh hoa và lan đột biến cho vợ chồng anh C chị H (cụ thể trong số tiền đã nhận thì V và anh chị C H đều không nhớ là tiền gốc bao nhiêu và tiền lãi bao nhiêu). Số tiền gốc và tiền lãi còn lại V chiếm đoạt sử dụng chi tiêu cá nhân hết, không trả lại cho anh C chị H theo thỏa thuận. Nay anh chị C H xác định số tiền V đã trả cho anh chị là 1.366.000.000 đồng trước đây gồm cả tiền gốc và tiền lãi, vợ chồng chị H coi đó là toàn bộ tiền gốc, không yêu cầu V phải trả tiền lãi. Do vậy số tiền V chiếm đoạt của anh chị C H là 1.082.000.000 đồng.

Đến cuối tháng 06/2020, chị A không thấy V thông báo việc thi công chức; chị A, chị Th, chị TT và anh chị C H không thấy V trả tiền gốc và tiền lãi từ việc kinh doanh hoa và lan đột biến như đã thỏa thuận, nên thường xuyên đôn đốc V trả tiền thì V khất lần không trả. Qua tìm hiểu, chị A, chị Th, chị Th và vợ chồng chị H phát hiện việc V không có mối quan hệ quen biết với ông TĐ, V và chồng là anh L đã ly hôn từ đầu năm 2018, hiện các con của V đang ở cùng anh L, V ngoài việc làm nhân viên cửa hàng sữa thì không có hoạt động kinh doanh hoa và lan đột biến nên các chị đã yêu cầu V trả lại tiền thì V nghỉ việc tại cửa hàng sữa, khóa tài khoản Zalo, Facebook và tắt điện thoại sau đó bỏ trốn đến Hà Nội, rồi đến thị xã Sapa tỉnh Lào Cai. Đến ngày 26/6/2020 các chị A, Thúy, Thủy và chị H không liên lạc được với V nên liên lạc với gia đình V thì bố mẹ và chị gái V đều cho biết không rõ V ở đâu, cùng ngày các chị đã đến Công an tỉnh Vĩnh Phúc trình báo. Ngày 27/8/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc phát hiện V đang lẩn trốn tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Cơ quan điều tra đã đưa V về trụ sở làm việc.

Quá trình điều tra, truy tố, V đã thành khẩn khai nhận về hành vi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của chị A, chị Th, chị Nguyễn Thanh TT và vợ chồng chị H thông qua hình thức nhận chạy vào công chức nhà nước, góp vốn kinh doanh đất và kinh doanh hoa sự kiện, hoa đám cưới, lan đột biến với tổng số tiền là 2.676.140.000 đồng (Hai tỷ, sáu trăm bảy sáu triệu, một trăm bốn mươi nghìn đồng), trong đó V đã chiếm đoạt của chị A là 1.309.140.000 đồng (gồm:

250.000.000 đồng nhận chạy xin việc; góp vốn kinh doanh đất là 50.000.000 đồng và góp vốn kinh doanh hoa, lan đột biến là 1.009.140.000 đồng); chiếm đoạt của chị Th là 207.000.000 đồng (gồm: Góp vốn kinh doanh đất là 50.000.000 đồng và góp vốn kinh doanh hoa, lan đột biến là 157.000.000 đồng); chiếm đoạt của chị Nguyễn Thanh TT là 78.000.000 đồng tiền góp vốn kinh doanh hoa, lan đột biến và chiếm đoạt của vợ chồng chị H là 1.082.000.000 đồng tiền góp vốn kinh doanh hoa và lan đột biến, sau đó V đã sử dụng vào việc chi tiêu cá nhân gần hết, chỉ còn 160.913.556 đồng trong tài khoản 101877133999 thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc của V, sau đó Cơ quan điều tra đã thu giữ.

Ngày 28/6/2020, anh C đã giao nộp cho Cơ quan điều tra chiếc điện thoại di động nhãn hiệu HUAWEI vỏ màu trắng mà anh C và vợ là chị H sử dụng nhắn tin Zalo với V để góp vốn kinh doanh hoa và lan đột biến; 01 (Một) bản sao kê chi tiết giao dịch tại tài khoản 103005149604 ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân, Hà Nội của anh C, trong đó có các lần anh C chuyển khoản cho V cũng như các lần V chuyển khoản trả tiền cho anh C.

Ngày 28/6/2020, chị Nguyễn Thanh TT đã giao nộp cho Cơ quan điều tra 12 tờ giấy A4 chụp hình ảnh các tin nhắn Zalo giữa chị TT và V liên quan V dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tiền của chị TT thông qua việc góp vốn kinh doanh hoa.

Ngày 29/6/2020, chị A giao nộp cho Cơ quan điều tra 01 (một) sao kê chi tiết giao dịch tài khoản 105870183670 thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc của chị A có nội chi tiết các lần chị A chuyển tiền cho V và V trả lại tiền cho chị A; 35 tờ giấy A4 có thông tin các lần chị A giao dịch tiền với V và 07 tờ giấy A4 có chụp nội dung tin nhắn Zalo giữa chị A và V liên quan đến việc V đưa ra các thông tin gian dối là kinh doanh hoa và lan có lãi rồi rủ chị Anh tham gia góp vốn.

Ngày 01/7/2020, chị Th giao nộp cho Cơ quan điều tra sao kê chi tiết tài khoản 42510000697091 thuộc Ngân hàng TMCP đầu tư Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc và tài khoản 107869040906 thuộc Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam của chị Th có các giao dịch chị Th chuyển khoản tiền cho V.

Ngày 24/7/2020, chị A giao nộp cho Cơ quan điều tra 02 chiếc USB nhãn hiệu Kingston loại 02 GB đều màu trắng bạc có nội dung ghi âm, ghi hình việc chị A đưa tiền cho V để xin việc và góp vốn kinh doanh hoa.

Ngày 25/7/2020, chị H giao nộp cho Cơ quan điều tra 01 bản sao kê tài khoản 2523387 của chị H tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Vĩnh Phúc và 01 sao kê tài khoản 42510001230763 của chị H tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc có các giao dịch chuyển tiền với V.

Ngày 29/7/2020, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc cung cấp thông tin về 02 tài khoản 107870139330 và 101877133999 mang tên V cùng sao kê các giao dịch của 02 tài khoản trên từ ngày 01/10/2019 đến ngày 30/6/2020. Xác định số dư tài khoản 107870139330 của V đến ngày 31/8/2020 là 73.467 đồng và số dư tài khoản 101877133999 của V đến ngày 31/8/2020 là 161.072.819 đồng. Ngày 01/9/2020, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc đã thực hiện việc phong tỏa 02 tài khoản nêu trên theo yêu cầu của Cơ quan điều tra. Ngày 11/9/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã tạm giữ số tiền 161.072.819 đồng trong tài khoản 101877133999 của V. Sau khi trừ các phí quản lý thẻ và phí chuyển khoản, ngày 15/9/2020, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc đã chuyển số tiền 160.913.556 đồng đến tài khoản tạm giữ của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc.

Ngày 28/8/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc thu giữ của V: 01 điện thoại di động nhãn hiệu OPPO màu hồng; 01 máy tính xách tay nhãn hiệu DELL màu đen; 02 thẻ ATM của ngân hàng AGRIBANK; 01 thẻ ATM của ngân hàng BIDV; 01 thẻ ATM của ngân hàng Sacombank đều mang tên V.

Ngày 31/8/2020 và ngày 04/10/2020, chị Nguyễn Thanh TT đã giao nộp cho Cơ quan điều tra sao kê chi tiết tài khoản 104000461313 của chị TT thuộc Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Vĩnh Phúc từ ngày 01/5/2020 đến 24/6/2020.

Ngày 26/8/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết định số 371 trưng cầu Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Vĩnh Phúc giám định đối với chiếc điện thoại di động nhãn hiệu HUAWEI do anh C giao nộp. Tại Bản kết luận giám định số: 2218/KLGĐ ngày 07/9/2020 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Vĩnh Phúc kết luận:

“Trích xuất dữ liệu trong điện thoại HUAWEI, số IMEI 1: 862966049472359, số IMEI 2: 862966049512360 gửi giám định. Qua phân tích dữ liệu thời gian từ ngày 01/9/2019 đến ngày 28/6/2020, thấy: Điện thoại di động có 2000 cuộc gọi, 718 cuộc gọi từ ứng dụng Zalo, 1523 tin nhắn văn bản, 57525 tin nhắn từ ứng dụng Zalo. Không trích xuất được tin nhắn, cuộc gọi từ ứng dụng Facebook. Toàn bộ dữ liệu nêu trên được in vào 01 đĩa DVD kèm theo”.

Ngày 26/8/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết định số 372 trưng cầu Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Vĩnh Phúc giám định đối với 01 chiếc USB nhãn hiệu Kingston loại 02GB màu trắng do chị A giao nộp. Tại Bản kết luận giám định số: 2249/KLGĐ ngày 11/9/2020 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Vĩnh Phúc kết luận:

Không tìm thấy dấu vết cắt ghép, chỉnh sửa trong 01 (một) tập tin video gửi giám định. Trích xuất được 09 ảnh đặc điểm và hành động của những người xuất hiện trên 01 (một) tập tin video gửi giám định, chi tiết được thể hiện trong bản ảnh giám định”.

Ngày 20/11/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết định số: 570 trưng cầu Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Vĩnh Phúc giám định đối với chiếc máy tính xách tay nhãn hiệu DELL màu đen do V giao nộp. Tại Bản kết luận giám định số: 3047/KLGĐ ngày 01/12/2020 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Vĩnh Phúc kết luận:

“Trích xuất được dữ liệu là các tập tin văn bản được lưu trữ trong máy tính xách tay nhãn hiệu DELL gửi giám định. Qua phân tích dữ liệu, tìm thấy 1027 tập tin văn bản, có tổng kích thước: 231 MB (242.988.965 bytes). Toàn bộ dữ liệu nêu trên được sao in trong 01 (một) đĩa DVD”.

Ngày 20/11/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết định số: 571 trưng cầu Viện Khoa học hình sự Bộ Công an giám định giọng nói đối với 01 chiếc USB nhãn hiệu Kingston loại 02GB màu trắng chứa file âm thanh do chị A giao nộp và 01 chiếc USB nhãn hiệu PNY loại 08GB màu trắng chứa file âm thanh là giọng nói của V. Tại Bản kết luận giám định số: 8445/C09-P6 ngày 25/01/2021 của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an kết luận:

“- Không tìm thấy dấu vết cắt, ghép, chỉnh sửa nội dung trong các tệp ghi âm mẫu cần giám định.

-Tiếng nói của người phụ nữ được gọi là “chị” và xưng là “em” trong tệp ghi âm mẫu cần giám định và tiếng nói của V trong mẫu so sánh là của cùng một người”.

Ngày 20/11/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết định số: 572 trưng cầu Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Vĩnh Phúc giám định đối với chiếc chiếc điện thoại di động nhãn hiệu OPPO màu hồng thu giữ của V. Tại Bản kết luận giám định số: 3048/KLGĐ ngày 01/12/2020 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Vĩnh Phúc kết luận:

“Trích xuất được dữ liệu trong các mẫu vật gửi giám định. Qua phân tích dữ liệu là cuộc gọi, tin nhắn từ ngày 01/7/2019 đến nay thu được kết quả:

- Điện thoại di động có: 3172 cuộc gọi, 889 tin nhắn văn bản, 13749 tin nhắn ứng dụng Zalo.

- 02 sim không có dữ liệu.

Toàn bộ dữ liệu nêu trên được sao in trong 01 (một) đĩa DVD”.

Ngày 05/9/2020, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết định ủy thác điều tra số 47 cho Cơ quan CSĐT Công an huyện huyện T, tỉnh Long An và Quyết định ủy thác điều tra số 48 cho Cơ quan CSĐT Công an huyện TH, tỉnh Long An tiến hành xác minh về việc cư trú, làm việc cũng như việc chấp hành pháp luật của V. Kết quả ủy thác điều tra xác định: tháng 6/2014, V đăng ký hộ khẩu tại Ấp B, xã Đ, huyện T, tỉnh Long An, đến tháng 12/2014 đăng ký tạm trú tại Ấp G, xã T, huyện TH, tỉnh Long An. Ngày 01/9/2014 V xin vào làm giáo viên tại trường Tiểu học xã TH, đến ngày 15/4/2019, V xin nghỉ phép sau đó nghỉ luôn không đến trường dạy học nữa và nhà trường đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Quá trình sinh sống tại các địa phương trên thì V không có tài sản gì và không có vi phạm gì nhưng có chị Nguyễn Thị Kim K – Sinh năm 1979, là giáo viên cùng trường tiểu học xã Thạnh Hưng với V có đơn tố giác gửi Cơ quan CSĐT Công an huyện TH, tỉnh Long An về việc V có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngày 27/12/2020, Cơ quan CSĐT Công an huyện TH đã ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 276 đối với nội dung đơn tố giác của chị Thoa, xác định việc chị K cho V vay tiền là giao dịch dân sự, không có sự việc phạm tội.

Cơ quan điều tra đã xác minh về điều kiện kinh tế cũng như tài sản của V xác định hiện V không có nhà đất hoặc tài sản có giá trị gì; xác minh về các tài khoản của V xác định ngoài khoản tiền 160.913.556 đồng Cơ quan điều tra đã thu giữ trong tài khoản 101877133999 của V tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc thì theo Công văn số 41/VPH-TTGS.m ngày 06/10/2020 của Ngân hàng nhà nước – Chi nhánh Vĩnh Phúc cung cấp số tài khoản 104358256 tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vương của V số dư là 0 đồng, đã đóng ngày 28/10/2019 và tài khoản 2800205272703 tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Vĩnh Phúc của V, số dư là 29.500 đồng.

Đối với anh L, quá trình điều tra xác định năm 2005 anh L và V kết hôn, đến tháng 3/2018 ly hôn. Từ trước đến nay anh L không cung cấp thông tin gì về quy hoạch đất dự án của huyện B cũng như xã BH, huyện B, không có mối quan hệ quan biết với ông TĐ và không bàn bạc thỏa thuận với V để đưa ra thông tin gian đối rồi chiếm đoạt tiền của chị A thông qua hình thức xin việc cũng như kinh doanh đất dự án, do vậy Cơ quan điều tra không đề cập xử lý là có căn cứ.

Đối với chị Nguyễn Thị Thu H, quá trình điều tra xác định từ ngày 16/7/2019 đến ngày 17/11/2019, chị Th đã 05 chuyển khoản với tổng số tiền là 45.000.000đ đến tài khoản 42610000109636 mang tên H1 tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc theo yêu cầu của V để góp vốn kinh doanh hoa, sau đó V đã chiếm đoạt số tiền trên của chị Th. Tại Cơ quan điều tra, chị H1 và V đều khai nhận từ tháng 7/2019 đến cuối tháng 11/2019, V có nói với chị H1 là do không tìm thấy chứng minh nhân dân nên chưa mở được tài khoản ở ngân hàng và hỏi mượn của chị H1 tài khoản ngân hàng cùng thẻ ATM để giải quyết công việc nên chị H1 cho V mượn thẻ ATM và tài khoản 42610000109636 của chị H1. Trong những lần cho V mượn tài khoản thì chị H1 có thấy tin nhắn báo chuyển tiền rồi thấy V rút hết tiền trong tài khoản, chị H1 nghĩ đó là các giao dịch tại cửa hàng nơi V làm việc, chị H1 không biết V sử dụng tài khoản mượn của chị H1 để nhận tiền của chị Th rồi chiếm đoạt, do vậy Cơ quan điều tra không đề cập xử lý là có căn cứ.

Đối với số tiền 160.913.556 đồng Cơ quan điều tra thu giữ trong tài khoản của V, quá trình điều tra xác định đó là số tiền trong số tiền V chiếm đoạt của chị A, chị Th, chị Nguyễn Thanh TT và vợ chồng chị H, hiện V không nhớ số tiền đó là của bị hại nào hoặc cụ thể số tiền của từng bị hại là bao nhiêu. Do vậy cần tiếp tục tạm giữ để trả lại cho các bị hại.

Đối với các sao kê tài khoản ngân hàng gồm: 01 (Một) bản sao kê chi tiết giao dịch tại tài khoản 103005149604 ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân, Hà Nội của anh C; 01 (một) sao kê chi tiết giao dịch tài khoản 105870183670 thuộc Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc của chị A; sao kê tài khoản 42510000697091 thuộc Ngân hàng TMCP đầu tư Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc và tài khoản 107869040906 thuộc Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam của chị Th; 01 bản sao kê tài khoản 2523387 tại Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Vĩnh Phúc và 01 sao kê tài khoản 42510001230763 tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc của chị H; sao kê tài khoản 104000461313 thuộc Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Vĩnh Phúc của chị Nguyễn Thanh TT cùng 12 tờ giấy A4 chụp hình ảnh các tin nhắn Zalo giữa chị Nguyễn Thanh TT và V và 35 tờ giấy A4 có thông tin các lần chị A giao dịch tiền với V và 07 tờ giấy A4 có chụp nội dung tin nhắn Zalo giữa chị A và V liên quan đến việc V đưa ra các thông tin gian dối để chị TT và chị A góp vốn kinh doanh hoa và lan, quá trình điều tra xác định các tài liệu này liên quan đến việc V thực hiện hành vi phạm tội, Cơ quan điều tra chuyển theo hồ sơ vụ án là có căn cứ.

Đối với 01 điện thoại di động nhãn hiệu OPPO màu hồng; 01 máy tính xách tay nhãn hiệu DELL màu đen (đều đã cũ, đã qua sử dụng); 02 thẻ ATM của ngân hàng AGRIBANK; 01 thẻ ATM của ngân hàng BIDV; 01 thẻ ATM của ngân hàng Sacombank thu giữ của V, quá trình điều tra xác định đều là tài sản và đồ vật hợp pháp của V, trong đó có chiếc điện thoại di động V sử dụng liên lạc với các bị hại để chiếm đoạt tài sản do vậy cần cần tịch thu bán sung ngân sách nhà nước; còn chiếc máy tính nhãn hiệu Dell màu đen cần tiếp tục tạm giữ để đảm bảo thi hành án.

Đối với chiếc điện thoại di động nhãn hiệu HUAWEI màu trắng anh C giao nộp để phục vụ điều tra. Sau khi giám định xong, ngày 05/10/2020 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã trả lại chiếc điện thoại trên cho anh C là có căn cứ.

Đối với 02 chiếc USB nhãn hiệu Kingston loại 02 GB đều màu trắng bạc chị A giao nộp phục vụ điều tra, do giá trị không đáng kể nên chị A không đề nghị nhận lại.

* Về trách nhiệm dân sự: Quá trình điều tra, chị A, yêu cầu V phải trả lại cho chị A tổng số tiền V dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt của chị A là 1.454.140.000 đồng (trong đó: Tiền xin việc là 250.000.000 đồng; tiền góp vốn kinh doanh đất: 50.000.000 đồng; tiền góp vốn kinh doanh hoa và lan đột biến là 1.154.140.000 đồng), chị Th yêu cầu V phải trả lại cho chị là 207.000.000 đồng (trong đó: Tiền góp vốn kinh doanh đất: 50.000.000 đồng; góp vốn kinh doanh hoa, lan đột biến: 157.000.000 đồng); chị Nguyễn Thanh TT yêu cầu V phải trả lại cho chị TT là 78.000.000 đồng tiền góp vốn kinh doanh hoa và lan đột biến; chị H và anh C yêu cầu V phải trả lại cho anh chị là 1.082.000.000 đồng tiền góp vốn kinh doanh hoa và lan đột biến; Các bị hại đều không yêu cầu V phải trả tiền lãi theo như V đã hứa hẹn sẽ trả họ khi rủ rê, mời họ tham gia góp vốn kinh doanh đất và kinh doanh hoa. V nhất trí sẽ trả lại cho chị A 1.309.140.000.000 đồng (không đồng ý trả khoản tiền theo chị A khai là 145.000.000 đồng đưa tiền mặt cho V vì V cho rằng không nhận khoản tiền trên); trả lại cho chị Th 207.000.000 đồng, trả lại cho chị TT 78.000.000 đồng và trả lại cho vợ chồng chị H là 1.082.000.000 đồng.

Tại bản cáo trạng số: 38/CT-VKS-P1 ngày 12 tháng 5 năm 2021, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc truy tố bị cáo V về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điểm a khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015.

Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giữ nguyên quan điểm truy tố như cáo trạng và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo V phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; áp dụng điểm a khoản 4 Điều 174; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52; Bộ luật hình sự, xử phạt bị cáo V từ 15 năm đến 16 năm tù.

Về trách nhiệm dân sự: Áp dụng khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự; khoản 1 Điều 584, khoản 1 Điều 585, khoản 1 Điều 586 và khoản 1 Điều 589 Bộ luật dân sự, đề nghị buộc V phải trả lại cho chị A là 1.454.140.000 đồng; chị Th là 207.000.000 đồng, chị Nguyễn Thanh TT là 78.000.000 đồng và vợ chồng anh C, chị H là 1.082.000.000 đồng.

Về xử lý vật chứng: Áp dụng khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự; Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đề nghị:

- Tịch thu bán 01 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu OPPO màu hồng đã cũ thu giữ của V là phương tiện sử dụng vào việc phạm tội để sung ngân sách nhà nước.

- Tiếp tục tạm giữ 01 máy tính xách tay nhãn hiệu Dell màu đen và số tiền 160.913.556 đồng thu giữ của V để đảm bảo thi hành án.

- Trả lại cho V 2 thẻ ATM của ngân hàng AGRIBANK; 01 thẻ ATM của ngân hàng BIDV; 01 thẻ ATM của ngân hàng Sacombank đều mang tên V không liên quan đến việc phạm tội.

- Xác nhận Cơ quan điều tra đã thu giữ và trả lại cho anh C chiếc điện thoại di động nhãn hiệu HUAWEI màu trắng đã cũ là hợp pháp.

Bị hại chị A yêu cầu bị cáo phải trả lại cho chị là 1.454.140.000 đồng và đề nghị Hội đồng xét xử xử phạt theo quy định của pháp luật.

Chị Th yêu cầu bị cáo phải trả lại cho chị là là 207.000.000 đồng và đề nghị Hội đồng xét xử xử phạt theo quy định của pháp luật.

Chị Nguyễn Thanh TT không có mặt tại phiên tòa nhưng có lời khai và yêu cầu bị cáo phải trả lại cho chị là 78.000.000 đồng Anh C, chị H yêu cầu bị cáo phải trả lại cho anh, chị là 1.082.000.000 đồng và đề nghị Hội đồng xét xử xử phạt theo quy định của pháp luật.

Người bào chữa cho bị cáo: Nhất trí về tội danh, điều luật như Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã truy tố đối với bị cáo, về hình phạt đề nghị Hội đồng xét xử xem xét áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo theo quy định tại điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 cho bị cáo và không áp dụng điểm g khoản 1 Điều 52 đối với bị cáo như quan điểm của Viện kiểm sát đề nghị. Đề nghị Hội đồng giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Bị cáo nhất trí bồi thường các khoản theo yêu cầu của các bị hại và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định như sau:

[1] Về hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự. Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

[2] Tại cơ quan điều tra và tại phiên tòa bị cáo V thừa nhận hành vi phạm tội của mình như nội dung cáo trạng của Viện kiểm sát đã truy tố và không có ý kiến gì: Xét lời khai nhận tội của bị cáo tại Cơ quan điều tra và tại phiên tòa phù hợp với nhau, phù hợp với các tài liệu, chứng cứ khác đã thu thập được có trong hồ sơ và kết quả tranh tụng thẩm tra chứng cứ tại phiên toà, nên có đủ căn cứ để chứng minh và kết luận:

Xuất phát từ động cơ vụ lợi cá nhân, V đã nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người quen biết thông qua việc nhận chạy xin việc vào công chức Nhà nước cho chị A; mời chào, rủ rê chị A, chị Th, chị Nguyễn Thanh TT, vợ chồng anh C, chị H góp vốn kinh doanh đất và kinh doanh hoa đám cưới, hoa sự kiện, hoa lan đột biến. Mặc dù V cũng như gia đình V không hề có mối quan hệ quen biết, thân thiết với ông TĐ - Phó thủ tướng Chính phủ; V cũng không hề đầu tư kinh doanh hoa đám cưới, hoa sự kiện và hoa lan đột biến, V hứa hẹn sẽ chia lợi nhuận từ việc kinh doanh hoa và hoa lan đột biến là từ 15% đến 30% tiền lãi trên một đơn hàng hoa, hoa lan đột biến. Từ đó chị A đã đưa tiền cho V để nhờ xin việc và chị A, chị Th, chị TT, anh chị Tùng, góp vốn kinh doanh đất, kinh doanh hoa và hoa lan đột biến. Những lần đầu sau khi chị Th, chị TT, chị A và chị H chuyển tiền cho V để góp vốn kinh doanh hoa, hoa lan đột biến, V đều trả tiền gốc và tiền lãi đầy đủ để họ tin tưởng là việc góp vốn kinh doanh với V có lợi nhuận cao, nguồn tiền V dùng để trả lãi cho những người này V lấy từ chính khoản tiền góp lần sau trả lãi và gốc cho lần góp vốn trước hoặc lấy từ tiền người góp vốn đưa sau để trả gốc và lãi cho người góp vốn trước, sau đó V lại tiếp tục mời chị Th, chị TT, chị A và chị H góp vốn với số tiền lớn hơn rồi V chiếm đoạt sử dụng chi tiêu cá nhân hết. Quá trình điều tra, xác định từ tháng 7/2019 đến ngày 23/6/2020 V đã dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt của chị A thông qua hình thức nhận xin việc, góp vốn kinh doanh đất và kinh doanh hoa, hoa lan đột biến là 1.454.140.000 đồng, chiếm đoạt của chị Th thông qua hình thức rủ góp vốn kinh doanh đất và kinh doanh hoa, hoa lan đột biến là 207.000.000 đồng, chiếm đoạt của chị Nguyễn Thanh TT là 78.000.000 đồng và chiếm đoạt của vợ chồng anh C, chị H là 1.082.000.000đ đồng. Tổng số tiền V chiếm đoạt của các bị hại là 2.821.140.000 đồng (Hai tỷ, tám trăm hai mươi mốt triệu, một trăm bốn mươi nghìn đồng).

[3] Hành vi nêu trên của bị cáo V đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự như sau:

“4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a. Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên”.

[4] Xét tính chất vụ án thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ, gây bất bình trong dư luận quần chúng nhân dân ảnh hưởng tới tình hình an ninh chính trị tại địa phương. Do vậy cần xử phạt nghiêm đối với bị cáo để giáo dục riêng và phòng chống tội phạm nới chung.

Khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử có xem xét đến tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo như: Bị cáo bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là phạm tội 02 lần trở lên theo điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự.

Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Tại cơ quan điều tra cũng như tại phiên tòa bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình; gia đình bị cáo có bố được tặng thưởng Huân chương chiến sĩ vẻ vang hạng nhì, có mẹ được tặng thưởng Huy chương vì sự nghiệp giáo dục nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự nên xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.

Quan điểm của Luật sư bào chữa cho bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo theo điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự; Hội đồng xét xử thấy, quá trình điều tra và tại phiên tòa bị cáo chưa bồi thường được đồng nào cho những bị hại còn đối số tiền 160.913.556 đồng trong tài khoản của bị cáo tạm giữ để đảm bảo cho việc thi hành án chứ chưa phải là số tiền xác định đã bồi thường cho bị hại nên không có căn cứ để áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo theo điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự. Đối với quan điểm không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự, Hội đồng xét xử thấy hành vi của bị cáo là lừa đảo nhiều người, nhiều lần những lần trên đủ yếu tố cấu thành tội phạm do vậy cần áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo là có căn cứ.

[5] Đối với anh L, quá trình điều tra xác định năm 2005 anh L và V kết hôn, đến tháng 3/2018 ly hôn. Từ trước đến nay anh L không cung cấp thông tin gì về quy hoạch đất dự án của huyện B cũng như xã BH, huyện B, không có mối quan hệ quan biết với ông TĐ và không bàn bạc thỏa thuận với V để đưa ra thông tin gian đối rồi chiếm đoạt tiền của chị A thông qua hình thức xin việc cũng như kinh doanh đất dự án, do vậy Cơ quan điều tra không đề cập xử lý là có căn cứ.

Đối với chị H1, quá trình điều tra xác định từ ngày 16/7/2019 đến ngày 17/11/2019, chị Th đã 05 chuyển khoản với tổng số tiền là 45.000.000đ đến tài khoản 42610000109636 mang tên H1 tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc theo yêu cầu của V để góp vốn kinh doanh hoa, sau đó V đã chiếm đoạt số tiền trên của chị Th. Tại Cơ quan điều tra, chị H1 và V đều khai nhận từ tháng 7/2019 đến cuối tháng 11/2019, V có nói với chị H1 là do không tìm thấy chứng minh nhân dân nên chưa mở được tài khoản ở ngân hàng và hỏi mượn của chị H1 tài khoản ngân hàng cùng thẻ ATM để giải quyết công việc nên chị H1 cho V mượn thẻ ATM và tài khoản 42610000109636 của chị H1. Trong những lần cho V mượn tài khoản thì chị H1 có thấy tin nhắn báo chuyển tiền rồi thấy V rút hết tiền trong tài khoản, chị H1 nghĩ đó là các giao dịch tại cửa hàng nơi V làm việc, chị H1 không biết V sử dụng tài khoản mượn của chị H1 để nhận tiền của chị Th rồi chiếm đoạt, do vậy Cơ quan điều tra không đề cập xử lý là có căn cứ.

[6] Về trách nhiệm dân sự: Chị A yêu cầu bị cáo trả lại số tiền là 1.454.140.000 đồng (Tiền xin việc là 250.000.000 đồng; tiền góp vốn kinh doanh đất: 50.000.000 đồng; tiền góp vốn kinh doanh hoa và hoa lan đột biến là 1.154.140.000 đồng) trong đó có số tiền 145.000.000đ chị A cho rằng đưa cho bị cáo tại cửa hàng sữa. Quá trình điều tra bị cáo V không thừa nhận số tiền trên. Tuy nhiên tại phiên tòa bị cáo cho rằng số tiền chiếm đoạt của chị A bị cáo đã trả một phần còn số còn lại bị cáo không nhớ cụ thể, nay bị hại yêu cầu trả số tiền trên bị cáo đồng ý theo yêu cầu của bị hại nên cần buộc bị cáo phải trả cho chị A số tiền là 1.454.140.000 đồng và buộc bị cáo phải trả cho chị Th là 207.000.000 đồng, chị Nguyễn Thanh TT là 78.000.000 đồng và vợ chồng anh C, chị H là 1.082.000.000 đồng.

[7] Về vật chứng: Căn cứ khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự; Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự:

Tịch thu 01 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu OPPO màu hồng đã cũ của V là phương tiện sử dụng vào việc phạm tội để bán sung ngân sách Nhà nước.

Tiếp tục tạm giữ 01 máy tính xách tay nhãn hiệu Dell màu đen và số tiền 160.913.556 đồng thu giữ của V để đảm bảo thi hành án.

Trả lại cho V 2 thẻ ATM của ngân hàng AGRIBANK; 01 thẻ ATM của ngân hàng BIDV; 01 thẻ ATM của ngân hàng Sacombank đều mang tên V không liên quan đến việc phạm tội.

Xác nhận Cơ quan điều tra đã thu giữ và trả lại cho anh C chiếc điện thoại di động nhãn hiệu HUAWEI màu trắng đã cũ là hợp pháp.

[8] Về án phí bị cáo phải chịu theo quy định của pháp luật.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Tuyên bố: Bị cáo V phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 174; điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự.

Xử phạt: V 16 (Mười sáu) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giam 28/8/2020.

Căn cứ Điều 47; 48 Bộ luật Hình sự; Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Buộc bị cáo V phải trả lại cho chị A là 1.454.140.000 đồng (Một tỷ, bốn trăm năm mươi bốn triệu, một trăm bốn mươi nghìn đồng); chị Th là 207.000.000 đồng (Hai trăm linh bảy triệu đồng); chị Nguyễn Thanh TT là 78.000.000 đồng (Bảy mươi tám triệu đồng) và vợ chồng anh C, chị H là 1.082.000.000 đồng (Một tỷ không trăm tám mươi hai triệu đồng).

Về xử lý vật chứng: Căn khoản 1 Điều 47 Bộ luật Hình sự; Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự:

Tịch thu 01 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu OPPO màu hồng đã cũ của V là phương tiện sử dụng vào việc phạm tội để bán sung ngân sách Nhà nước.

Tiếp tục tạm giữ 01 máy tính xách tay nhãn hiệu Dell màu đen và số tiền 160.913.556đồng (Một trăm sáu mươi triệu, chín trăm mười ba nghìn, năm trăm năm mươi sáu đồng) thu giữ của V để đảm bảo thi hành án.

Trả lại cho V 2 thẻ ATM của ngân hàng AGRIBANK; 01 thẻ ATM của ngân hàng BIDV; 01 thẻ ATM của ngân hàng Sacombank đều mang tên V không liên quan đến việc phạm tội (Theo biên bản bàn giao vật chứng ngày 06/7/2021 giữa Cơ quan Công an tỉnh Vĩnh Phúc với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Vĩnh Phúc).

Xác nhận Cơ quan điều tra đã thu giữ và trả lại cho anh C chiếc điện thoại di động nhãn hiệu HUAWEI màu trắng đã cũ là hợp pháp.

Kể từ ngày các bị hại có đơn đề nghị thi hành án đối với V mà bị cáo V chưa trả được số tiền trên thì còn phải chịu lãi suất theo quy định tại các Điều 357 và 468 Bộ luật Dân sự.

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7, 7a, 7b và Điều 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án đươc thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Về án phí: Căn cứ Nghị quyết số 326/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về án phí và lệ phí Tòa án. Bị cáo V phải chịu 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm và 88.422.800đồng án phí dân sự trong án hình sự.

Trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án bị cáo, bị hại, có quyền kháng cáo lên Toà án nhân dân cấp trên để yêu cầu xét xử phúc thẩm; bị hại vắng mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết công khai

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

661
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản số 51/2021/HS-ST

Số hiệu:51/2021/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Vĩnh Phúc
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 18/08/2021
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về