Bản án về tội hủy hoại rừng số 31/2022/HS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC KẠN

BẢN ÁN 31/2022/HS-ST NGÀY 16/08/2022 VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG

Ngày 16 tháng 8 năm 2022, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Chợ Đồn xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 25/2022/TLST - HS ngày 15/7/2022 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 28/2022/QĐXXST- S ngày 02/8/2022 đối với bị cáo: Ma Thi T ; sinh năm 1989; nơi ĐKHKTT và chỗ ở hiện nay : Thôn V , xã B , huyện C, tỉnh Bắc Kạn ; nghề nghiệp: Lao đông tư do ; trình độ học vấn : Lớp 11/12; dân tôc : Tày; tôn giao : Không; Quốc tịch : Việt Nam ; con ông : Ma Đinh T và bà Nguyên Thi P; chông: Ma Văn H, con: Có 02 con; tiền án: Không; tiền sự: Không; bị cáo bị áp dụng biện pháp Cấm đi khởi nơi cư trú từ ngày 25/5/2022 đến nay; bị cáo tại ngoại có mặt tại phiên tòa.

* Người bào chữa cho bị cáo Ma Thi T: Bà Hoàng Thị Thu H - Trợ giúp viên pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Kạn . Văng măt (có đơn xin xet xư văng măt).

* Nguyên đơn dân sự: Ủy ban nhân dân huyện C , tỉnh Bắc Kạn . Người đại diện theo ủy quyền tham gia tô tung : Ông Lục Văn C – Phó Trưởng phòng N, huyên C, tỉnh Bắc Kạn (Theo văn bản ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện C). Có mặt.

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Ma Đinh T , sinh năm 1963; nơi cư trú: Thôn V, xã Binh Trung, huyện C, tỉnh Bắc Kạn. Văng măt (có đơn xin xét xử vắng mặt) 2. Bà Nguyên Thi P, sinh năm 1965; nơi cư trú: Thôn Văng Q, xã B, huyện C, tỉnh Bắc Kạn. Văng măt (có đơn xin xét xử vắng mặt).

NỘI DUNG VỤ ÁN 

Theo các tài liệu có trong hồ sơ và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Ngày 14/7/2021, Trạm Kiểm lâm xã B thuộc Hạt kiểm lâm huyện C kiểm tra, phát hiện tại lô 20, khoảnh 11, tiểu khu 330 khu rừng thuộc thôn V, xã B, huyện, tỉnh Bắc Kạn là khu vực rừng sản xuất, trạng thái là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rụng thường xanh phục hồi (TXP) bị phát phá trái pháp luật. Qua đo đạc sơ bộ, diện tích bị phát phá trái phép là 7.345m2. Qua xác minh ban đầu xác định người thực hiện hành vi phát phá là Ma Thị Thủy, trú tại thôn V, xã B, huyện C, tỉnh Bắc Kạn.

Ngày 6/9/2021, Hạt Kiểm lâm huyện Chợ Đồn đã tiến hành bàn giao toàn bộ hồ sơ vụ việc cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Chợ đồn để giải quyết theo quy định.

Ngày 30/12/2021, Cơ quan CSĐT phối hợp với các cơ quan chức năng, Chính quyền địa phương xã B và những người liên quan tiến hành khám nghiệm hiện trường đối với diện tích rừng bị phát phá trên. Qua khám nghiệm xác định tổng diện tích rừng bị phát phá là 6.855 m2 thuộc lô 20, khoảnh 11, tiểu khu 330 khu rừng P thuộc thôn V, xã B, huyện C, tỉnh Bắc Kạn và lâm sản bị thiệt hại qua kiểm đếm hiện trường là 34 gốc cây gỗ tự nhiên các loại bị chặt hạ.

Tiến hành xác minh, ông Ma Đình T trú tại thôn V, xã B, huyện C, tỉnh Bắc Kạn khai nhận: Năm 1993 ông được UBND huyện C giao đất rừng tại lô 4, khoảnh 5, tiểu khu 64. Năm 1994 ông ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng với UBND huyện C để trồng cây Hồi trên diện tích rừng được giao theo dự án 327/CT. Tuy nhiên, do cây Hồi không không phù hợp với thổ nhưỡng, không phát triển được nên chết dần nên ông bỏ hoang. Năm 2009 ông được UBND huyện C cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa đất số 277, tờ bản đồ số 2, Bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã B năm 2009 với diện tích 11.283m2 (Trong đó bao gồm 0,3 ha phần diện tích mà ông đã trồng Hồi). Đến năm 2020 thì giao toàn bộ diện tích của thửa đất trên cho Ma Thị T quản lý, sử dụng (giao bằng lời nói chưa sang tên quyền sử dụng đất).

Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh diễn biến hiện trạng đối với khu rừng trên, qua đó xác định từ năm 2012 đến nay diện tích rừng thuộc lô 20, khoảnh 11, tiểu khu 330 khu rừng P thuộc thôn V, xã B, huyện C, tỉnh Bắc Kạn có trạng thái là rừng tự nhiên, được quy hoạch chức năng rừng sản xuất. Cụ thể: Theo bản đồ kiểm kê rừng xã B, huyện C năm 2012 (Kèm theo QĐ số 157/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thì lô rừng trên có trạng thái rừng là rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh chưa có trữ lượng (TXP), loại rừng sản xuất. Theo bản đồ quy hoạch 03 loại rừng ban hành kèm theo Quyết định số 1794/QĐ- UBND ngày 26/10/2018 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Bắc Kạn và bản đồ hiện trạng rừng năm 2020 trên địa bàn huyện Chợ Đồn ban hành theo Quyết định 278/QĐ-UBND ngày 08/02/2021 của UBND huyện Chợ Đồn thì diện tích rừng bị phát phá trên là rừng sản xuất, trạng thái là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rụng thường xanh phục hồi (TXP).

Quá trình điều tra, truy tố Ma Thị T khai nhận: Năm 2020 được bố đẻ là Ma Đình T giao cho quản lý, sử dụng (giao bằng lời nói, chưa lam thu tuc sang tên ) phần diện tích rừng tại thửa đất số 277, tờ bản đồ số 2, Bản đồ địa chính đất lâm nghiệp xã B năm 2009. Khoảng tháng 4/2021, do có nhu cầu lấy đất canh tác (Trồng rừng) nên Ma Thị T đã thuê một nhóm người dân tộc Mông (Không rõ tên, tuổi, địa chỉ do nhóm người này hay đi phát rừng thuê T chỉ gặp ngoài đường) chặt phá các cây gỗ tự nhiên, cây bụi, cây cọ khu rừng P thuộc thôn V, xã B, huyện C, tỉnh Bắc Kạn với tổng số tiền là 1.300.000 đồng. T là người trực tiếp chỉ ranh giới để khoán cho nhóm người dân tộc Mông phát phá (Do thuê với hình thức giao khoán và trả tiền luôn nên T không rõ cụ thể có bao nhiêu người tham gia phát phá). Sau đó, khoảng 10 ngày sau T quay lại thấy khu rừng đã được phát xong. Khoảng một tháng sau T đã đốt toàn bộ cây, tiến hành dọn dẹp và đến tháng 6/2021 T trồng cây Mỡ, Xoan, Bồ đề trên toàn bộ diện tích trên.

Về vật chứng: Đối với số lâm sản (Các loại cây tự nhiên) bị chặt trên diện tích rừng mà Ma Thị T phát phá trái phép do đã bị đốt dọn để lấy mặt bằng canh tác nên quá trình điều tra không xác định và thu hồi được.

Phần dân sự: Nguyên đơn dân sự UBND huyện C, tỉnh Bắc Kạn đã cử ông Lục Văn C - Phó Trưởng phòng N huyện đại diện tham gia tố tụng đã có đơn đề nghị giải quyết vụ án theo quy định pháp luật và không có yêu cầu gì về phần bồi thường dân sự.

Tại bản cáo trạng số 30/CT - VKSCĐ ngày 14 tháng 7 năm 2022 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Chợ Đồn đã truy tố bị cáo Ma Thị T về tội“Hủy hoại rừng” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 243 Bộ luật hình sự.

Tại phiên toà đại diện Viện kiểm sát giữ nguyên quan điểm truy tố và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo Ma Thi T phạm tội “Hủy hoại rừng”. Về hình phạt đề nghị áp dụng điểm b khoản 1 Điều 243; Điêu 38; điểm b điểm s khoản 1 khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật Hình sự , xử phạt bị cáo Ma Thi T tư 12 đến 18 tháng tù , cho hưởng án treo . Thời gian thử thách tư 24 đến 36 tháng; Phạt bổ sung: Không ap dụng; về án phí: Miên toan bô an phi cho bi cao.

Tại ban luân cư cua người bào chữa cho bi cao co quan điêm thông nhât vơi đê nghị của đại diện Viện kiểm về tội danh , về các tình tiết tăng nặng , giảm nhẹ trách nhiệm hình sự , vê bồi thường thiệt hại , vê án phí va hinh phat bô s ung. Riêng vê phân hình phạt chính: Ngươi bao chưa đê nghi Hôi đông xet xư xem xet xư phat bi cáo 01 năm tu, cho bi cao hương an treo theo quy đinh tai Điêu 65 Bô luât hinh sư.

Người đại diện của nguyên đơn dân sự ông Luc Văn C không yêu c ầu bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn dân sư va đê nghi Hôi đông xet xư xem xet giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Tại phiên tòa người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ông Ma Đinh T va ba Nguyên Thi P đêu co đơn xin văng măt, trong đơn đêu không co yêu câu gi.

Tại phiên tòa bị cáo khai nhận hành vi phạm tội như cáo trạng Viện kiểm sát đã truy tố va nói lời sau cùng xin Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt.

 

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ các tài liệu có trong vụ án đã được tranh tụng tại phiên toa, Hội đồng xét xử nhận định định như sau:

[1] Vê hanh vi , quyêt đinh tô tung cua Cơ quan điêu tra Công an huyên Chợ Đồn, Điêu tra viên, Viên kiêm sat huyên Chợ Đồn, Kiêm sat viên trong qua trinh điêu tra, truy tô đa thưc hiên đung về thâm quyên , trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luât Tô tung hinh sư. Quá trình điều tra và tại phiên tòa người tham gia tố tụng trong vụ án không có ý kiến khiếu nại về hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng . Do đo, các hành vi , quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đều hợp pháp

[2] Lời khai của bị cáo tại phiên tòa thống nhất với lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra, truy tố và phù hợp với các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Hội đồng xét xử co đủ cơ sở để kết luận : Do có nhu cầu lấy đất canh tác (Trồng rừng) để phát triển kinh tế gia đìnhnên vào khoảng tháng 4 năm 2021 bị cáo Ma Thị T đã có hành vi thuê người phát phá trái phép vơi diện tích 6.855 m2 rừng tự nhiên, trạng thái là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rụng thường xanh phục hồi (TXP) tại lô 20, khoảnh 11, tiểu khu 330 khu rừng P thuộc thôn V, xã B, huyện C, tỉnh Bắc Kạn, gây thiệt hại vê lâm san gôm 34 gốc cây gỗ tự nhiên các loại từ nhóm V đến nhóm VIII.

Hành vi phát phá 6.855 m2 rưng trai phep của bị cáo đủ yếu tố cấu thành tội “Hủy hoại rừng” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 243 Bộ luật hình sự. Cáo trạng số: 30/CT – VKSCĐ ngày 14 tháng 7 năm 2022 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Chợ Đồn truy tố bi cao la co căn cư.

[3] Hành vi phạm tội của bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến hoạt động quản lý bảo vệ rưng cua Nha nươc, làm ảnh hưởng xấu đến công tác phát triển và bảo vệ rừng trên địa bàn. Do đó cần xử lý nghiêm đối với bị cáo để đảm bảo giáo dục bị cáo đồng thời để đảm bảo tính răn đe phòng ngừa chung trong cộng đồng dân cư trên địa bàn.

[4] Vê nhân thân, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Bị cáo có nhân thân tốt. Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự . Trong quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa bị cáo đều thành khẩn khai báo , ăn năn hối cải, sau khi phát phá rừng trái phép bị cáo đã tự nguyện trồng lai cây trên toàn bộ diện tích rừng phát phá để khắc phục hậu quả xảy ra nên bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự . Ngoài ra bị cáo được đại diện của nguyên đơn dân sự xin giảm nhẹ hình phạt nên bị cáo được hưởng t hêm tinh tiêt giam nhe trach nhiêm hinh sư theo khoản 2 Điêu 51 Bô luât hinh sư.

[5] Về hình phạt chính: Hội đồng xét xử xét thấy bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, có nhân thân tốt, có nơi cư trú rõ ràng nên không cần thiết phải cách ly bị cáo khỏi đời sống xã hội mà cho bị cáo được cải tạo tại địa phương dưới sự giám sát của chính quyền địa phương và gia đình như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát va ngươi bao chưa cũng đảm bảo việc răn đe , giáo dục bị cáo và phòng ngừa chung cho xã hội.

[6] Về hình phạt bổ sung: Theo quy đinh tai khoản 4 Điêu 243 Bô luât hinh sư quy đinh thi người phạm tội con có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Tuy nhiên Hôi đông xet xư xet thây bi cao la ngươi lam ruông , có thu nhâp thâp, không co điêu kiên vê kinh tê nên không ap dung hinh phat bô sung la phạt tiền đối với bị cáo.

[7] Về trách nhiệm dân sự : Trong qua trinh đ iêu tra va tai phiên toa người đại diện của nguyên đơn dân sự không yêu cầu bị cáo phải bồi thường thiệt hại nên Hôi đông xet xư không xem xet.

[8] Về xử lý vật chứng : Đối với số lâm sản mà bị cáo phát phá trái phép , sau đo đốt dọn để lấy mặt bằng canh tác nên quá trình điều tra không xác định và không thu hồi được.

[9] Trong vụ án này còn có ông Ma Đinh T bà Nguyên Thi P là ngươi cung đưng tên trong Giây chưng nhân quyên sư dung đât đôi vơi thưa đât ma bi cao Ma Thị T phat pha trai phep , quá trình điều tra xác định ông T và bà P không liên quan đên viêc phat pha rưng cua bi cao nên không co căn cư đê điêu tra xư ly.

Đối nhóm ngư ời dân tộc Mông không rõ tên tuổi, địa chỉ đươc bi cao Ma Thi T thuê phát rưng trai phep , quá trình điều tra không xác định được danh tính , con ngươi cu thê nên không co căn cư đê điêu tra xư ly.

[10] Về án phí: Bị cáo Ma Thị T là người dân tộc thiểu số , sông tai vung kinh tê – xã hội đặc biệt khó khăn và có đơn xin miễn án phí nên đươc miên toan bô án phí theo quy đinh.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

1. Tuyên bố: Bị cáo Ma Thi T phạm tội “Hủy hoại rừng”.

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 243; điểm b , điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 65 Bộ luật Hình sự . Xử phạt bị cáo Ma Thi T 15 tháng tù, cho hưởng án treo .

Thời gian thử thách là 30 tháng, thời hạn thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm .

Giao bị cáo Ma Thi T cho Ủy ban nhân dân xã B , huyện C, tỉnh Bắc Kạn giám sát, giáo dục trong thời gian thử thách.

Trong thời gian thử thách nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo theo quy định tại khoản 5 Điều 65 Bộ luật Hình sự.

Trường hợp người được hưởng án treo thay đổi nơi cư trú thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 92 của Luật Thi hành án hình sự.

2. Về án phí: Căn cứ Điều 136 Bộ luật Tố tụng hình sự; điêm đ khoan 1 Điêu 12 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội quy định mưc thu , miên, giảm, thu nôp , quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án. Miên án phí Hình sự sơ thẩm cho bị cáo Ma Thị T.

3. Quyền kháng cáo: Bị cáo, nguyên đơn dân sự có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án . Người có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan văng măt tai phiên toa co quyên khang cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhân đươc ban an hoăc ngay ban an đươc niêm yêt.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

354
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội hủy hoại rừng số 31/2022/HS-ST

Số hiệu:31/2022/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 16/08/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về