Bản án 20/2019/HS-ST ngày 05/03/2019 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

TOÀ ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THÁI THUỴ, TỈNH THÁI BÌNH

BẢN ÁN 20/2019/HS-ST NGÀY 05/03/2019 VỀ TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

Trong các ngày 04 và 05 tháng 3 năm 2019, tại phòng xét xử Tòa án nhân dân huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình xét xử công khai sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 17/2019/TLST- HS ngày 31 tháng 01 năm 2019 theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 17/2019/QĐXXST-HS ngày 20 tháng 02 năm 2019 đối với bị cáo : Lê Hữu S, sinh ngày 10 tháng 11 năm 1979; Nơi ĐKHKTT và nơi ở: thôn: HĐ2, xã TL, huyện TT, Thái Bình; nghề nghiệp: Lao động tự do; trình độ văn hoá: 12/12; Bố đẻ: Lê Hữu X, sinh năm 1955 (đã chết); mẹ đẻ Nguyễn Thị H, sinh năm 1958 trú tại: thôn HĐ2, xã TL, TT, Thái Bình; Vợ Nguyễn Thị H, sinh năm 1989 trú tại: thôn TC, xã TH, huyện TT, Thái Bình; Tiền án, tiền sự: Không; Bị cáo bị áp dụng biện pháp Cấm đi khỏi nơi cư trú – Có mặt tại phiên tòa;

* Bị hại:

- Chị Trần Thị T, sinh năm 1992 – Có mặt

Nơi cư trú: thôn TC, xã TH, huyện TT, tỉnh Thái Bình

* Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Anh Phạm Văn L, sinh năm 1981 – Có mặt

Nơi cư trú: thôn TC, xã TH, huyện TT, Thái Bình

- Bà Đỗ Thị C, sinh năm 1956 – Có mặt

Địa chỉ: khu 7, thị trấn D Đ, huyện TT, Thái Bình

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Do hay ngồi uống nước tại quán bà Đỗ Thị C ở trước cổng Công an huyện TT nên bị cáo biết bà C có cháu là chị Trần Thị T hiện đang dạy học hợp đồng muốn chuyển biên chế viên chức. Với mục đích chiếm đoạt tài sản của chị T nên mặc dù không có chức năng, thẩm quyền và không có khả năng để chuyển viên chức giáo viên cho chị TT nhưng bị cáo vẫn hứa hẹn xin việc cho chị TT. Khoảng giữa năm 2015, bị cáo hỏi bà C “Bà có đứa cháu nào muốn xin vào ngành giáo dục không, đã học Trung cấp hoặc Cao đẳng ”. Bà T nói “ Bác có đứa cháu con nhà đứa em đang dạy hợp đồng ở trường tiểu học xã TD thì có xin được vào biên chế không ”. Sự nói : “ Như thế được quá còn gì ”. Bà C hỏi S : “ Nếu xin vào biên chế thì khoảng bao nhiêu tiền ”, bị cáo nói “ Khoảng một trăm năm mươi triệu ”. Do tin lời S, bà C đã nói với chị T chuẩn bị tiền xin việc. Tháng 10/2015 Sự đến gặp bà C nói “ Bác nhanh lên không người khác xin mất ”. Ngày 12/12/2015 Sự hẹn gặp bà C và chị T tại nhà bà C, bị cáo đã nói dối với bà C và chị T là  quen anh Q là Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và hứa chắc chắn sẽ xin được việc cho chị T. Qua bà C, chị T đã đưa cho bị cáo 130.000.000 đồng. Sự đã ký giấy biên nhận tiền do bà Cải viết với nội dung “ Giao cho Lê Hữu S 130.000.000 đồng, mục đích số tiền này dùng vào việc xin việc cho cháu T, nếu không được như ý, cháu Sự giao lại cho gia đình đủ số tiền gia đình đã  ”. Tháng 02/2016 S tiếp tục hẹn chị T đến quán cà phê Đ ở gốc CT, xã TP giao tiếp cho S 20.000.000 đồng và 01 bộ hồ sơ xin việc. Sau khi nhận tiền, S nói với chị T “ Cứ yên tâm, chờ có đợt thi công chức này để xin vào cho”. Đến giữa năm 2016, Sự lại tiếp tục nói với bà C và chị T “ Giờ đông người xin, 150.000.000 đồng không xin được, con ông cháu cha vào nhiều phải đưa bù tiền thì mới chạy được” và đòi chị T đưa thêm 20.000.000 đồng. Ngày 28/6/2018, chị T tiếp tục đưa cho Sự 15.000.000 đồng. Ngày 09/8/2017, ự đến cổng trường chị T đang dạy học nói: “ Tiền người ta nhận rồi, giờ muốn xin ở trường đang dạy thì đưa thêm 5.000.000 đồng để quà cáp cho người ta không người ta chuyển đi trường khác ”. Chị T tiếp tục đưa cho S 5.000.000 đông và yêu cầu Sự viết giấy biên nhận. S đã viết giấy biên nhận với nội dung “ đã nhận của em T 03 đợt, tổng 165.000.000 đồng ” và nói với chị còn 5.000.000 đồng để xin chữ ký nên không viết vào biên bản. Sau khi nhận 170.000.000 đồng của chị T, S không xin chuyển biên chế cho chị T như cam kết mà dùng tiền của chị T chi tiêu cá nhân hết và đốt hồ sơ xin việc của chị T đi. Thấy thời gian đã lâu mà không có quyết định chuyển viên chức chị T đòi lại tiền nhưng S không trả và trốn tránh. Ngày 05/11/2018, Chị T làm đơn gửi Công an huyện TT tố cáo hành vi của S.

Bản kết luận giám định số 70/KLGĐ- PC09 ngày 28/11/2018 của Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Thái Bình kết luận:

1. Chữ ký mang tên Lê Hữu S trên các tài liệu cần giám định ký hiệu từ A1 đến A4 so với chữ ký của Lê Hữu S trên các tài liệu mẫu ký hiệu từ M1 đến M7 do cùng một người ký ra.

2. Chữ viết trên các tài liệu ký hiệu A1 (phần nội dung : “ Ngày 12/12/2015 người nhận Lê Hữu S ” ; A2 (phần nội dung “ Tội sự nhận đủ tiền cảu bà cải cam kết như trên Lê Hữu S )”; A (Trừ phần viết tại mục “ Người giao tiền”, “ Người làm chứng”) ; A4 so với chữ viết của Lê Hữu S trên các tài liệu mẫu ký hiệu từ M1 đến M7 do cùng một người viết ra

Cáo trạng số 20/CT-VKSTT ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Viện kiểm sát nhân dân huyện TT truy tố bị cáo tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tại phiên tòa Kiểm sát viên luận tội : giữ nguyên cáo trạng, đề nghị áp dụng điểm e khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 38, Điều 50 Bộ luật hình sự năm 2015 xử phạt Lê Hữu S từ 4 năm đến 5 năm tù giam; đề nghị áp dụng Điều 48 Bộ luật hình sự, các Điều 584, 585, 589 Bộ luật dân sự buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại là 150.000.000 đồng.

Tại phiên tòa người bị hại là chị Trần Thị T, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là anh Phạm Văn L, bà Đỗ Thị C xác định do muốn xin được việc cho chị T, nghe theo lời hứa hẹn vào khả năng xin việc của bị cáo, chị Tt tin tưởng, 04 lần trực tiếp giao tiền cho bị cáo (tổng là 170.000.000 đồng). Bị cáo đã trả lại 20.000.000 đồng. Chị T đề nghị xét xử bị cáo đúng tội, yêu cầu bị cáo bồi thường số tiền còn lại là 150.000.000 đồng, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho bị cáo.

Tại phiên tòa bị cáo xác định mặc dù không có khả năng nhưng bị cáo đã hứa hẹn xin việc cho chị T làm chị T tin tưởng giao cho bị cáo 170.000.000 đồng, sau khi nhận tiền của chị Tuyết đã sử dụng đánh lô đề và chi tiêu cá nhân hết. Bị cáo đã trả lại cho chị T 20.000.000 đồng, không có ý kiến gì về tội danh Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo; nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Lời nói sau cùng nhận tội và xin giảm nhẹ hình phạt.

NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ đã được thẩm tra, xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận thấy như sau:

 [1] Hành vi, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra Công an huyện TT, Điều tra viên, Viện kiểm sát nhân dân huyện TT, Kiểm sát viên trong quá trình điều tra, truy tố đã thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Bị cáo không có ý kiến hoặc khiếu nại về hành vi, quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng. Do đó, các hành vi, quyết định tố tụng, người tiến hành tố tụng đã thực hiện đều hợp pháp.

 [2]. Tuy không có khả năng xin việc và cũng không quen biết ai có thẩm quyền trong việc xét tuyển viên chức giáo dục cho chị T nhưng bị cáo Lê Hữu S đã dùng thủ đoạn gian dối để hứa hẹn vin việc cho chị T làm chị T tin tưởng trao tiền cho bị cáo, cụ thể: lần 1 ngày 12/12/2016 bị cáo giao 130.000.000 đồng, lần 2 vào ngày 19/02/2016 giao 20.000.000 đồng; lần 3 vào ngày 28/6/2018 giao 15.000.000 đồng; lần 4 vào ngày 09/8/2017 giao 5.000.000 đồng; tổng cộng là 170.000.000 đồng. Sau khi nhận tiền, bị cáo đã đốt hồ sơ xin việc của chị T, sử dụng toàn bộ tiền chiếm đoạt vào việc chi tiêu cho cá nhân.

[3]. Bị cáo là người trưởng thành, có sức khỏe, nhưng không lao động chân chính để tạo thu nhập hợp pháp, coi thường pháp luật, lợi dụng lòng tin của người khác để chiếm đoạt tài sản, mục đích để tiêu sài cho bản thân. Bị cáo thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, hậu quả đã chiếm đoạt được tài sản của chị Tuyết. Lời khai của bị cáo tại phiên tòa phù hợp với lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra, phù hợp với lời khai của người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và các tài liệu chứng cứ khác trong hồ sơ vụ án. Có đủ cơ sở để HĐXX kết luận hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

[4] Hành vi phạm tội của bị cáo thực hiện vào năm 2016, áp dụng Nghị quyết số 41/2017/QH ngày 20/7/2017 của Quốc hội truy tố và xét xử bị cáo với điều luật tương ứng theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999;

[5] Bị cáo đã chiếm đoạt 170.000.000 đồng của chị T, phạm vào tình tiết tăng nặng định khung theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999.

 “Điều 139. Tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: ………

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”. ….......

5. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”

 [6] Bị cáo không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự. Bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải nên được hưởng  tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại các  s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Người bị hại xin giảm nhẹ một phần hình phạt nên cho bị cáo hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự

[7] Hành vi phạm tội của bị cáo làm mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, bị xã hội lên án nên cần phải xử nghiêm minh. Cần thiết phải áp dụng hình phạt tù giam với mức hình phạt tương xứng để cải tạo, giúp đỡ bị cáo trở thành công dân tốt và có tác dụng trong công tác đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm này.

Trước khi phạm tội bị cáo là lao động tự do, thu nhập chỉ đủ cho sinh hoạt tối thiểu nên không áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đối với bị cáo.

[8] Về trách nhiệm dân sự:

Bị cáo chiếm đoạt của chị T 170.000.000 đồng, đã bồi thường 20.000.000 đồng, chị T yêu cầu bị cáo bồi thường toàn bộ nên áp dụng Điều 584, Điều 585, Điều 589 Bộ luật dân sự; Điều 48 Bộ luật hình sự buộc bị cáo phải bồi thường thiệt hại phần còn lại cho chị T là 150.000.000 đồng.

[9] Bị cáo phải chịu án phí hình sự và án phí dân sự sơ thẩm

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng điểm e khoản 2 điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều 38 Điều 50; điểm  s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015;  Điều 584; Điều 585, Điều 589 Bộ luật dân sự;  Điều 331;  Điều 333 Bộ luật tố tụng hình sự;  khoản 1 Mục I danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án Nghị quyết 326/2016//UBTVQH14 ngày 30/12/2016, xử:

1. Tội danh:

Tuyên bố bị cáo Lê Hữu S phạm tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.”

2. Hình phạt:

Xử phạt bị cáo Lê Hữu S 04 (Bốn) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bắt thi hành án.

3. Về trách nhiệm dân sự:

Buộc bị cáo Lê Hữu S phải bồi thường cho chị Trần Thị T 170.000.000 đồng, bị cáo đã bồi thường 20.000.000 đồng nên còn phải tiếp tục bồi thường cho chị T 150.000.000 đồng.

4. Về án phí:

Bị  cáo  Lê  Hữu  S  phải  chịu  200.000  đồng  án  phí  hình  sự  sơ  thẩm  và 7.500.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm

5 . Về quyền kháng cáo: Bị cáo, người bị hại, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo, trong hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án (ngày 05/3/2019).

6. Quyền yêu cầu thi hành án, nghĩa vụ chậm thi hành án và thời hiệu thi hành án:

Trong trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự thì người  được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, điều 9 Luật thi hành án dân sự; điều 7 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

444
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án 20/2019/HS-ST ngày 05/03/2019 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Số hiệu:20/2019/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Thái Thụy - Thái Bình
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 05/03/2019
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về